CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
5.3. Hàm ý quản trị
5.3.4. Yếu tố cấp trên
Kết quả phân tích cho thấy yếu tố cấp trên cũng ảnh hưởng lớn đến động lực làm việc của người lao động. Khi quản lý trực tiếp ở các bộ phận giải quyết các mâu thuẫn nội bộ còn thiếu sự khéo léo để giải quyết những mâu thuẫn. Trường cần thực hiện các giải pháp như sau:
Thứ nhất, Ban giám hiệu cùng các cấp lãnh đạo phòng ban, khối cần có những buổi họp trao đổi kinh nghiệm xử lý mâu thuẫn nội bộ, đề ra phương án cách thức riêng cho từng trường hợp.
Thứ hai, các quản lý cấp phòng ban, khối cần áp dụng các phương án giải quyết có tình có lý cho người lao động nhưng tránh những trường hợp thiên vị để người lao động thấy được sự công bằng giữa các thành viên.
Thứ ba, các quản lý cần phổ biến kỹ càng nội quy phòng ban, nội quy làm việc, cách vận hành công việc và những điểm chú ý cho từng thành viên, tránh trường hợp làm sai mà chưa biết lỗi tại sao sai.
Về vấn đề năng lực điều hành cấp trên còn hạn chế cũng cần giải quyết và thực hiện ngay sớm nhất có thể:
Thứ nhất, Ban giám hiệu cùng các cấp lãnh đạo phòng ban, khối cần tăng cường các buổi họp chia sẻ kinh nghiệm quản lý tại bộ phận.
Thứ hai, các cấp quản lý cần lắng nghe góp ý của chính những người lao động để biết được tâm tư nguyện vọng của họ giúp quản lý đưa ra phương án xử lý có tình có lý hơn.
Thứ ba, Ban giám hiệu cùng các cấp lãnh đạo phòng ban, khối cần tổ chức thêm những khóa học ngắn hạn đào tạo chuyên môn quản lý con người cho các quản lý và bộ phận có liên quan. Chi phí và nguồn lực thực hiện sẽ từ quỹ đào tạo và phát triển nhân lực.