Các đối tượng được tiến hành khảo sát là người lao động đang làm việc tại Trường Song ngữ Quốc tế Học viện Anh quốc – Cơ sở Bà Rịa Vũng Tàu theo phương pháp phi xác suất, theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (2006), để đảm bảo kích thước mẫu đáp ứng phù hợp cho phân tích nhân tố EFA, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt gấp 5 lần số biến quan sát. Dựa trên bảng tổng hợp thang đo của nghiên cứu, có 39 biến quan sát, vì vậy tác giả tiến hành khảo sát đến khi đạt mức tối thiểu 205 (> 39 biến quan sát * 5 = 195) nhưng thu về 199 bảng khảo sát hợp lệ.
Các thông tin cần thu thập thông qua bảng khảo sát gồm:
+ Thông tin đánh giá của mỗi cá nhân (Trường Song ngữ Quốc tế Học viện Anh quốc – Cơ sở Bà Rịa Vũng Tàu) về yếu tố ảnh hưởng đến ĐLLV thông qua thang đo của 7 yếu tố: “Công việc”, “Thương hiệu và văn hóa nhà trường”, “Cấp trên trực tiếp”, “Đồng nghiệp”, “Chính sách đãi ngộ”, “Thu nhập và phúc lợi”; “Động lực
làm việc”.
+ Thông tin cá nhân của người thực hiện khảo sát, gồm: Giới tính, Độ tuổi, Trình độ học vấn, Thâm niên công tác.
Tiến hành khảo sát thực tế, tác giả chọn phương thức khảo sát bằng bản giấy và gửi trực tiếp đến các cá nhân đang làm việc tại Trường Song ngữ Quốc tế Học viện Anh quốc – Cơ sở Bà Rịa Vũng Tàu. Đối với các bảng khảo sát không hợp lệ do chọn nhiều đáp án hoặc bị bỏ trống, tác giả sẽ tiến hành gửi bảng khảo sát lại, hoặc bổ sung bằng cách khảo sát cá nhân mới khác để đảm bảo đủ 199 mẫu nghiên cứu.