CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Một số kiến nghị với Trung ương
Một là, xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ về thể chế, chính sách phù hợp với điều kiện của tỉnh
Hệ thống hóa và cập nhật đầy đủ chủ trương, chính sách, chế độ cũng như thông tin cần thiết về KT, tài chính, những định mức, tiêu chí làm căn cứ cho việc thẩm tra và quyết định những vấn đề về KT - XH, những vấn đề tài chính tiền tệ của ngân sách NN.
Xây dựng cơ chế, chính sách, chế độ chi tiêu tài chính thống nhất, rõ ràng trong mỗi thời kỳ ổn định NS. Cần có cơ chế rõ ràng về nguồn kinh phí thực hiện do cơ chế lồng ghép NS các cấp để việc lập dự toán, thẩm tra dự toán CTX NS không còn bị lúng túng. Ví dụ như chi đảm bảo thực hiện Luật Dân quân tự vệ, các chế độ phụ cấp công vụ, phụ cấp thâm niên, bảo đảm xã hội.
Một trong những khó khăn khiến luật chậm đi vào đời sống KT-XH là các văn bản dưới luật còn thiếu đồng bộ, thể hiện ở những điểm: thời gian, quy định hạn được
thiêt lập dựa trên mối liên hệ biện chứng chặt chẽ giữa chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách tài khoá. Các dự báo đáng tin cậy về nguồn lực trong tương lai là những căn cứ để xây dựng kế hoạch chi tiêu trung hạn.
Tỉnh Nghệ An cần chủ động phối hơp với Trung ương trong việc thể chế hoá và công khai hoá việc đổi mới quy trình ngân sách, bao gồm quy trình lập, phân bổ và phô chuẩn kế hoạch ngân sách, quy trình thực hiện cấp phát, thanh toán, quy trình quyết toán ngân sách.
Hai là, nâng cao năng lực trình độ của các cán bộ tại KBNN tỉnh Nghệ An
Thứ nhất, cải thiện công tác tuyển dụng đầu vào gắn liền với trình độ ứng dụng công nghệ thông tin. Công tác quản lý, kiểm soát và nhập liệu của cán bộ KBNN rất quan trọng, nếu cán bộ thực hiện sai quy trình sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Thứ hai, nâng cao trình độ quản lý của các cán bộ kiểm soát hồ sơ. Đây là khâu quan trọng để sử dụng nguồn NSNN.
KẾT LUẬN
Với mục đích hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Nghệ An nhằm mục đích nâng cao chất lượng quản lý tài chính công và tăng cường hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Chính vì thế, quản lý NSNN nói chung, quản lý chi NSNN nói riêng ngày càng được coi trọng. Quản lý chi NSNN tốt không những hỗ trợ nhà nước hoạt động hiệu quả, mà còn kích thích tăng trưởng, kiềm chế lạm phát, thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội.
Trong luận văn, tác giả đã chỉ rõ CTX từ nguồn NSNN trên đại bàn tỉnh Nghệ An đã góp phần nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH của tỉnh Nghệ An, nhưng vẫn còn tồn tại một số bất cập thể hiện ở thực trạng trong từng khâu QL (khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và công tác thanh tra – kiểm tra). Chi CTX trên địa bàn Tỉnh được phân tích, chứng minh bằng các số liệu cụ thể từ đó đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu nhất trong từng khâu QL. Cùng với đó, qua phân tích nhằm chỉ ra nguyên nhân chính gây ra các hạn chế trên.
Các giải pháp trong luận văn đưa ra tập trung khắc phục các hạn chế vấn đề còn tồn tại để hoàn thiện QL CTX NSNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An đồng thời kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm hỗ trợ khắc phục những vấn đề về bộ máy, chính sách mà tỉnh không thể giải quyết được. Hy vọng các giải pháp trong luận văn sẽ giúp cho việc quản lý chi thường xuyên NS tỉnh Nghệ An được chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả ngay từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng trong chu trình NS. Qua đó, NS được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kho bạc nhà nước tỉnh Nghệ An, 2017, Báo cáo Thống kê quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2016, Nghệ An.
2. Kho bạc nhà nước tỉnh Nghệ An, 2018, Báo cáo Thống kê quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2017, Nghệ An.
3. Kho bạc nhà nước tỉnh Nghệ An, 2018, Báo cáo Thống kê quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2018, Nghệ An.
4. Đặng Văn Chinh và Phạm Văn Khoan, 2009, Giáo trình Quản lý tài chính công, Nhà xuất bản tài chính, Học viện Tài chính
5. Vụ pháp chế - Bộ Tài chính đăng trên tạp chí Tài chính, 2012, Quản lý chi ngân sách – Kinh nghiệm từ Hàn Quốc, Tạp chí Quản lý kinh tế.
6. Chính phủ, 2016, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Ngân sách nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
7. Đặng Văn Du và Bùi Tiến Hanh, 2010, Giáo trình Quản lý chi ngân sách nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính, Học viện Tài chính.
8. Chu Thị Hoài, 2015, Kiểm tra chi ngân sách nhà nước tại Sở tài chính tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
9. Hồ Công Minh, 2014, Vấn đề hiệu quả của hoạt động chi ngân sách nhà nước, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ.
10.Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, 2011, Báo cáo đánh giá chi tiêu công, báo cáo phát triển của Việt Nam, Hà Nội.
11.Đặng Hữu Nghĩa, 2014, Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
12.Phạm Thị Nhuấn, 2016, Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên.
13.Lê Văn Nghĩa, 2018, Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
14.Quốc Hội, 2015, Luật NSNN, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
15.Hoàng Minh Thắng, 2018, Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên nguồn ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Đồn, Quảng Bình, Luận văn thạc kinh tế, Đại học Huế, Thừa Thiên Huế.
16.Bùi Thị Quỳnh Thơ, 2013, Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Hà Tĩnh, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
17.Trần Thị Thu, 2015, Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại Học Đà Nẵng, Đà Nẵng.
18.Tổng cục Thống kê, 2017, Niên giám thống kê 2016, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
19.Tổng cục Thống kê, 2018, Niên giám thống kê 2017, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.