Những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh nghệ an (Trang 64 - 67)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN

3.3.2. Những hạn chế, tồn tại

Công tác QL CTX NSNN tài địa bàn tỉnh Nghệ An ngày càng được hoàn thiện và đã có những tiến bộ rõ rệt nhưng vẫn chưa thực sự chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, do còn tồn tại ở hầu hết các khâu trong quá trình QL chi CTX NSNN.

Công tác lập dự toán ngân sách

Trong công tác QL chi, mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định các khoản chi trong các lĩnh vực ưu tiên tăng lên hàng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của Tỉnh. Dự toán chi thực tế trong các năm vẫn còn chưa sát với thực tế. Các giải pháp, phương án chi đôi khi chưa nhanh nhạy, linh hoạt, trong khi đó đời sống KT, XH rất phong phú, đa dạng và luôn vận động, phát triển, công tác tài chính không kịp thời bám sát thực tế thì mọi giải pháp tài chính sẽ trở nên vô hiệu.

Công tác QL chu trình CTX nguồn ngân sách cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Trong khâu lập dự toán vẫn còn hạn chế trong tính toán phân bổ nguồn lực phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời kỳ, do đó chưa tạo được điều kiện thuận lợi cho việc QL chi trong khâu thực hiện cũng như việc đánh giá, quyết toán ngân sách đạt hiệu quả. Ngược lại, thông qua chấp hành ngân sách cũng chưa đánh giá được sự phù hợp của dự toán với thực tiễn, dẫn đến tình trạng chi vượt dự toán. Trong khâu quyết toán ngân sách vẫn còn những đơn vị chưa thực hiện tốt dẫn đến việc nhìn nhận tổng thể quá trình chấp hành ngân sách qua một năm chưa đầy đủ để rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực bổ sung cho công tác lập ngân sách cũng như chấp hành ngân sách những chu trình tiếp theo. Mặt khác, chất lượng kế toán còn yếu.

Các đơn vị chưa chấp hành nghiêm chỉnh Luật kế toán về chế độ chứng từ, về nguyên tắc ghi sổ, về sử dụng tài khoản kế toán, về hạch toán kế toán. Bên cạnh đó, việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tại một số đơn vị thiếu sự thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai, có ý kiến thống nhất của tổ chức công đoàn.

Hệ thống định mức phân bổ nguồn NS chưa bao quát hết các lĩnh vực chi, một số lĩnh vực chi vẫn còn hạn chế về định mức cũng như sự quan tâm không đúng mức nên không đảm bảo cho đơn vị hoàn thiện tốt nhiệm vụ.

Một số dự toán được lập chủ yếu là ngắn hạn, trong các báo cáo dự toán chưa bám sát chặt chẽ vào kế hoạch đề ra của tỉnh do đó mà không tạo điều kiện đánh giá, xem xét sự phân bổ nguồn lực. Các dự toán gắn kết với kế hoạch 5 năm và chiến lược phát triển KT 10 năm của tỉnh chỉ hướng tới thực hiện chỉ tiêu mà chưa sát với thực tế với các nguồn lực của tỉnh dẫn đến kết quả thực hiện không được như mong muốn, phải điều chỉnh dự toán nhiều lần. Hơn nữa, các thông số đầu ra và kết quả sử dụng NS chưa được quan tâm nên thiếu động lực xây dựng dự toán NS gắn với thực tế.

Công tác chấp hành dự toán

Kỷ luật chấp hành NS chưa thật sự nghiêm minh, còn áp dụng kế hoạch “NS mềm”, dễ thay đổi, phân bổ ngân sách còn dàn trải. Việc phân bổ NS còn bị động vào cân đối từ TW. Nguồn vốn còn bố trí dàn trải. Việc sắp xếp các khoản chi ưu tiên chưa được thực hiện nghiêm túc. Công tác quản lý chấp hành dự toán đôi khi còn bị động, gây ra sự chậm trễ, không kịp thời.

Việc chi ngân sách chưa có sự ưu tiên cho những nhiệm vụ thiết yếu cần thiết, cấp bách cũng như chưa có biện pháp đối với các khoản chi mới phát sinh nên chi chưa được đúng lúc, kịp thời tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Trong nhiều trường hợp, Trung ương phải bổ sung nguồn NSNN để thực hiện được các khoản chi phát sinh cấp bách khiên việc cân đối thu chi của Tỉnh trở nên khó khăn hơn.

cáo lãnh đạo. Hơn nữa, các mẫu báo cáo theo quy định nhà nước và của cơ quan địa phương do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quy định là nhiều, do vậy các cán bộ quản lý ngân sách không có nhiều thời gian để phân tích, dự báo phục vụ cho công tác điều hành ngân sách nhằm kiểm soát việc phân bổ, giám sát việc sử dụng dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Công tác quyết toán ngân sách

Quy trình xem xét và phê duyệt quyết toán ngân sách hiện cũng còn khá phức tạp, phiền phức, vì quá nhiều hệ thống cơ quan khác nhau trên cùng một việc, quá nhiều mối quan hệ, dẫn đến rất chậm về thời gian. Cơ quan Kho bạc kiểm soát chi; cơ quan tài chính duyệt quyết toán lại chồng lên cơ quan Kho bạc; trong khi hệ thống kiểm tra, thanh tra còn yếu. Việc kiểm tra quyết toán tại đơn vị thụ hưởng ngân sách còn chậm và chưa chính xác do sự luân chuyển, thay đổi công tác dẫn đến việc theo dõi và quản lý số liệu gặp nhiều khó khăn trong khí số lượng đơn vị trên địa bàn lớn.

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

Công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế về số lượng và chất lượng, chậm trễ và thiếu chặt chẽ trong thực hiện kết luận kiểm tra, thanh tra. Đặc biệt, hiệu quả cuối cùng của công tác thanh tra, kiểm tra là nâng cao năng lực QL, phát huy ưu điểm, hạn chế khuyết vẫn chưa đạt được, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu chưa được xác định rõ ràng trong kết luận kiểm tra, thanh tra.

Ngoài ra, công tác thi đua khen thưởng tại một số cơ quan, đơn vị còn mang tính hình thức, chạy theo thành tích, cách thức đánh giá kết quả thi đua tuy có đổi mới nhưng còn chậm so với những thay đổi trong hoạt động tài chính, một số đơn vị chưa có ý thức thi đua lành mạnh, phấn đấu cùng phát triển làm suy giảm ý nghĩa của công tác thi đua khen thưởng.

Tiết kiệm, phòng chống lãng phí

Việc thực hiện tiết kiệm, phòng chống lãng phí là một bài toán khá khó khăn trong công tác quản lý ngân sách. Việc thất thoát, lãng phí nguồn lực thể hiện ở rất

nhiều khâu, công đoạn trong quá trình thực thi. Những năm vừa qua, tỉnh Nghệ An đã thực hiện các biện pháp tiết kiêm, chống lãng phí tuy nhiên chưa triệt để.

Thứ nhất, việc thất thoát lãng phí đến từ quá trình phân bổ dự toán thiếu hợp lý. Trong quá trình QLNS, việc phân bổ dự toán cho các đơn vị không theo đúng thứ tự ưu tiên dẫn đến nhiều dự án cần nguồn vốn để thực hiện nhưng lại không có nguồn để phân bổ đúng hạn. Năm 2018, tỉnh Nghệ An đã có hơn 15 dự án nâng cấp cơ sở bệnh viện, trạm xá và trường học thực hiện chậm và phải chuyển sang 2019 do thời gian phân bổ cho việc thực hiện các dự án trên cuối năm. Tuy nhiên từ tháng 10 đến tháng 12, các tỉnh miền Trung gặp phải nhiều trận bão lũ dẫn đến mưa giống kéo dài dẫn đến các dự án xây dựng hầu hết bị chậm tiến độ hoặc không thể thực hiện được.

Thứ hai, việc lãng phí, thất thoát đến từ chuyển giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Mặc dù biện pháp giao quyền tự chủ là biện pháp để đạt hiệu quả tiết kiệm nhưng các chế độ chính sách còn chưa chặt chẽ, nhiều cả cán bộ quản lý lẫn cán bộ thực hiện tại đơn vị sử dụng ngân sách đều chưa hiểu rõ dẫn đến thực hiện sai, vi phạm trong quá trình thực hiện chi NS.

Thứ ba, công tác tổ chức hội nghị, lễ hội, khánh tiết mặc dù đã giảm thiểu được nhiều chi phí phát sinh nhưng chưa thể hạn chế được về số lượng và quy mô. Năm 2018, tỉnh Nghệ An đã tập trung hơn một số hoạt động mang nhiệm vụ chính trị, ngày lễ lớn của dân tộc như: Kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng; 63 năm ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2; 29 năm ngày biên phòng toàn dân; Ngày thành lập đoàn TNCS HCM 26/3; … nhưng các cuộc họp hội nghị trong tỉnh vẫn diễn ra khá thường xuyên liên tục dẫn đến chi phí hội nghị vẫn tương đối cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh nghệ an (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)