Tăng cường công tác thanh tra, giám sát chi thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh nghệ an (Trang 83 - 84)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN

4.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát chi thường xuyên

Một là, tăng cường công tác chỉ đạo sát sao hơn, quy trình quản lý sát thực hơn

Để công tác chỉ đạo, điều hành được sát sao, nắm rõ được tình hình, thực trạng tại đơn vị. Các cán bộ quản lý cần phải tăng cường đi giám sát các đơn vị sử dụng ngân sách theo nhiều hình thức cụ thể:

Thứ nhất,tăng cường giám sát công tác chi thường xuyên tại các đơn vị Sở Tài chính tăng tần suất thực hiện kiểm tra công tác thực hiện, triển khai các dự án đầu tư trọng điểm từ NSĐP theo nhiều hình thức khác nhau như giám sát qua báo cáo, thị sát thực tế hoặc yêu cầu chủ đầu tư, ban quản lý dự án giải trình sử dụng vốn đầu tư với lãnh đạo UBND khi cần thiết.

Sở Tài chính cần kiểm tra sát sao thực hiện quy chế quản lý tài sản công, chi tiêu nội bộ của các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính đảm bảo vừa hỗ trợ cũng như phát hiện sai phạm trong các hoạt động sử dụng nguồn NSNN trong quá trình đổi mới cơ chế tự chủ tài chính.

Thanh tra tài chính cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng NSĐT tại các đơn vị thụ hưởng NSĐP về chất lượng cũng như số lượng.

Tăng cường kiểm soát nội bộ và kiểm toán độc lập nhằm giám sát những người sử dụng NSNN.

Thứ hai,cải thiện quy trình báo cáo trong thanh tra, kiểm tra

Do số lượng đơn vị sử dụng dự toán tại tỉnh Nghệ An trên 200 đơn vị nên việc đi kiểm tra tại tất cả đơn vị là vấn đề khó khăn. Chính vì vậy, tỉnh Nghệ An cần phải cải thiện quy trình báo cáo từ các đơn vị quản lý ngân sách cụ thể:

Xây dựng các báo cáo nhanh để các đơn vị sử dụng ngân sách thường xuyên cập nhật tình hình, gửi về cho cơ quan quản lý định kỳ. Báo cáo nhanh phải đảm bảo dễ dàng tổng hợp, không rườm rà và quá chi tiết.

Các nguyên tắc, quy định trong thực hiện quy trình phải rõ ràng, gắn liền với trách nhiệm nên cần có sự tham gia của lãnh đạo UBND cùng lãnh đạo các đơn vị sử dụng ngân sách.

Xây dựng các cơ chế khen thưởng và xử phạt rõ ràng đối với các cá nhân, tổ chức làm sai quy trình.

Hai là, xây dựng cơ chế khen thưởng, xử lý vi phạm rõ ràng, nghiêm minh

Sai phạm, vi phạm trong công tác quản lý ngân sách, sử dụng ngân sách chủ yếu do lãnh đạo các đơn vị chưa sát sao trong công việc, thiếu trách nhiệm cùng với hạn chế trong nhận thức. Vì vậy, công tác thi đua khen thưởng xử phạt cần phải rõ ràng và nghiêm minh hơn nhằm nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ tham gia quản lý, sử dụng ngân sách. Việc xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá cán bộ sát thực và thực hành chính sách khen chê theo kết quả đánh giá công việc thực tế cụ thể:

Thứ nhất, uu tiên đánh giá tính tiết kiệm, tránh lãng phí.

Thứ hai, đưa ra các chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao trách nhiệm cho các cán bộ quản lý, thanh tra, kiểm tra.

Thứ ba, tăng mức độ xử phạt đối với các các nhân, tổ chức vi phạm đảm bảo tính răn đe, đồng thời khuyến khích tuyên dương các cán bộ thực hiện tốt trong công tác quản lý, sử dụng NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh nghệ an (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)