CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.1. Phương pháp thống kê
Trong bài luận văn này, phương pháp thống kê được sử dụng để phân tích từ các tài liệu đã thu thập nhằm liệt kê, trình bày theo các nguyên tắc, nội dung về công tác quản lý chi thường xuyên NSNN và từ đó làm cơ sở lý luận cho nội dung nghiên cứu. Các dữ liệu được thu thập sẽ được thống kê phân loại thành các khoản mục chi theo cùng một thời gian để phục vụ việc so sánh các khoản mục chi, cơ cấu giữa các khoản mục chi.
Ở chương 3, phương pháp thống kê được sử dụng để lập các bảng biểu, đồ thị từ đó chứng minh các nhận định về thực trạng của quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Nghệ An trong thời gian 2016-2018.
2.2.2. Phương pháp phân tích
Trong bài luận văn này, phương pháp phân tích được sử dụng sau khi tác giả thu thập, phân loại và sắp xếp các thông tin một cách hệ thống, nhìn nhận được các quy luật, diễn biến sự vật, hiện tượng diễn ra như thế nào nhằm trả lời được các câu hỏi “tại sao”, từ đó đưa ra các nhận định một cách cụ thể, thấu đáo.
Phương pháp phân tích sử dụng trong toàn bộ chương 1. Đầu tiên, tác giả phân tích các tài liệu, đề tài nghiên cứu để nhận thức và kế thừa kết quả nghiên cứu làm tiền đề định hướng nghiên cứu cho luận văn. Tiếp theo, tác giả phân tích ra được các kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý chi thường xuyên của các địa phương khác để có cơ sở đưa ra các nhận định làm bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý chi thường xuyên của tỉnh Nghệ An
Trong chương 3, phương pháp phân tích được sử dụng để nghiên cứu tình hình quản lý chi thường xuyên NSNN đối với các đơn vị dự toán trực thuộc cấp tỉnh
tỉnh Nghệ An theo các nội dung chi, định mức chi theo quy định nhằm xác định các nguyên nhân, hạn chế trong quản lý chi thường xuyên NSNN. Bên cạnh đó, việc phân tích sử dụng cho xu hướng chi tiêu các đơn vị dự toán trong giai đoạn 2016-2018 để xác định nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách.
Ở chương 4, bằng việc sử dụng phương pháp phân tích bối cảnh tác động tới quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Nghệ An trong thời gian 2019-2025 để có thể đưa ra các giải pháp và kiến nghị phù hợp có tính thực tiễn.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp
Trong bài luận văn này, phương pháp tổng hợp được sử dụng trong tất cả các chương, từ việc tổng hợp số liệu đã thu thập được, các kết quả phân tích để có các nhận định cụ thể, cách nhìn tổng thể của sự vật, hiện tượng.
Trong chương 1, bằng phương pháp tổng hợp, luận văn đã chỉ ra được các đặc điểm trong vấn đề quản lý dựa trên những thành tự và hạn chế từ các công trình nghiên cứu đã được công bố.
Ở chương 3, luận văn đã tổng hợp các số liệu chi tiết từ các nguồn tài liệu để đồ thị hóa để đưa ra so sánh và phân tích được các vấn đề, hiện tượng trong thời gian 2016-2018. Bên cạnh đó, căn cứ kết quả phân tích, luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp để chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Đây là căn cứ quan trọng để đưa ra các giải pháp trong chương 4.
Đối với chương 4, phương pháp tổng hợp được sử dụng để đảm bảo các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên đưa ra rõ ràng, có tính hệ thống, không trùng lặp và khả năng thực thi cao trong thực tiễn.
2.2.4. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng ở các hình thức khác nhau gồm theo chiều ngang, chiều dọc, tương đối và tuyệt đối để xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu trong giai đoạn 2016-2018. Kết quả so sánh được thể hiện thông qua bảng biểu để người đọc có cái nhìn trực quan hơn.
Trong chương 3, bằng phương pháp so sánh các số liệu dự toán, chấp hành, quyết toán và các kết quả thanh tra, kiểm tra trong thời gian 2016-2018 để thấy được thực trạng cụ thể trong khâu quản lý chi thường xuyên NSNN của tỉnh Nghệ An. Các kết quả so sánh trên còn chỉ ra được các xu hướng mang tính chất dự báo làm căn cứ thêm cho các giải pháp tác giả đưa ra trong chương 4.
CHƯƠNG 3.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH NGHỆ AN