Kinh nghiệm của một số trường ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của trường cao đẳng nghề công nghệ cao hà nội đến năm 2020 (Trang 55 - 60)

1.3. Kinh nghiệm xây dựng và thực hiện chiến lƣợc phát triển của các trƣờng đào

1.3.2. Kinh nghiệm của một số trường ở Việt Nam

Kinh nghiệm phát triển của trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế

Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Huế là trƣờng cao đẳng nghề công lập đƣợc thành lập theo Quyết định số 1876/QĐ-BLĐTBXH ngày 31/12/2007 của Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội trên cơ sở nâng cấp Trƣờng Trung học Nghiệp vụ Du lịch Huế.

Chiến lƣợc phát triển của trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Huế là xây dựng Trƣờng CĐN Du lịch Huế trở thành hình mẫu về đào tạo nghề du lịch chất lƣợng cao. Với các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:

- Trang thiết bị thực hành hiện đại đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập. - 80-100% giáo viên đƣợc bồ dƣỡng, đào tạo ở nƣớc ngoài.

- Kế thừa, tham khảo và áp dụng chƣơng trình, giáo trình, phƣơng pháp đào tạo tiên tiến của các trƣờng du lịch trong nƣớc và quốc tế, xây dựng thƣ viện điện tử và giáo trình điện tử.

- Liên kết đào tạo với các trƣờng du lịch nƣớc ngoài cấp chứng chỉ quốc tế. - Là một trong những Trung tâm thẩm định nghề du lịch Việt Nam.

Qua nghiên cứu quá trình phát triển của trƣờng, đúc rút từ kinh nghiệm phát triển và quá trình hình thành xây dựng đề án phát triển quy hoạch, có thể tổng hợp một số bài học nhƣ sau:

Một là, về công tác đào tạo: Thực hiện việc đổi mới theo tinh thần Nghị quyết TW 2, triển khai thực hiện các mục tiêu cụ thể của đề án đổi mới giáo dục đã đƣợc Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội xây dựng, trong đó ƣu tiên thực hiện việc chuyển đổi sang hệ thống đào tạo theo modul; tăng cƣờng công tác giám sát đánh giá theo các chỉ tiêu kiểm định chất lƣợng đào tạo CĐN; thực hiện đào tạo đa ngành nghề với nhiều hình thức khác nhau nhằm thoả mãn nhu cầu lao động ở các vùng miền; liên kết đào tạo với các trƣờng để nhanh chóng cập nhật chƣơng trình và phƣơng pháp giảng dạy tiên tiến phù hợp.

Hai là, về nghiên cứu khoa học: Thực hiện tổ chức các nhóm nghiên cứu

theo các hƣớng chủ lực mà trƣờng có thế mạnh; xây dựng các đề tài nghiên cứu trọng điểm với sự phối hợp của nhiều đơn vị, nhiều ngành khác nhau, tạo ra nhiều sản phẩm khoa học mang tính đặc thù; quan hệ chặt chẽ với các cơ quan, chính quyền địa phƣơng để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trên địa bàn; tổ chức thƣờng xuyên các hội nghị, hội thảo khoa học để tăng cƣờng mối quan hệ với các trƣờng, viện và cơ sở; khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các hội nghị khoa học.

Ba là, về công tác tổ chức: Ƣu tiên hàng đầu cho việc tăng cƣờng mạnh mẽ

đội ngũ cán bộ giảng dạy thông qua quy hoạch đào tạo cán bộ với phƣơng châm cán bộ giảng dạy là vốn quý nhất của nhà trƣờng; rút giảm dần tỷ lệ giảng viên/sinh viên trong toàn trƣờng đạt khoảng 1/20.

Bốn là, về cơ sở vật chất: Tiến hành xây dựng những cơ sở theo thiết kế đã

đƣợc nhà nƣớc phê duyệt. Trƣớc tiên, củng cố các cơ sở hiện có, trong đó đặc biệt ƣu tiên cho đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại.

Năm là, việc gắn kết giữa sự nghiệp phát triển của nhà trường với thực tiễn địa phương: đó là một trong những định hƣớng quan trọng trong tất cả các hoạt

động đào tạo nghề và nghiên cứu khoa học. Nắm bắt những nhu cầu cụ thể của địa phƣơng, tham gia tƣ vấn giải quyết những vấn đề bức xúc về khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực, quy hoạch phát triển.

Kinh nghiệm xây dựng chiến lược phát triển của Trường Cao đẳng nghề Du lịch Hải Phòng

Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Hải Phòng nay đƣợc đổi tên thành Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải phòng thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên cơ sở nâng cấp Trƣờng Trung học Nghiệp vụ Du lịch Hải Phòng theo Quyết định số 1875/QĐ-BLĐTBXH ngày 31/12/2007 của Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, với sứ mạng đào tạo cung cấp nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho xã hội theo 3 cấp trình độ: CĐN, TCN, SCN và bồi dƣỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho ngƣời lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và ngƣời lao động. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của trƣờng có thể đúc rút một số bài học kinh nghiệm trong xây dựng đề án phát triển giáo dục nhƣ sau:

Thứ nhất, về thể chế: Cần xây dựng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về

tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ. Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý và ban hành một số quy chế, quy định mang tính chất đặc thù của trƣờng đảm bảo sự thống nhất, liên thông và phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác phát triển. Xây dựng cơ chế theo hƣớng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cƣờng hợp tác với bên ngoài.

Thứ hai, kiện toàn cơ cấu tổ chức: theo hƣớng gọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả

phù hợp với yêu cầu đào tạo theo học modun chất lƣợng cao. Phát triển các phƣơng thức quản lý hiệu quả thích ứng với thị trƣờng lao động và thị trƣờng đào tạo nhân lực chất lƣợng cao. Thực hiện phân cấp quản lý theo hƣớng tăng quyền chủ động cho các đơn vị trong Trƣờng.

Thứ ba, về đội ngũ cán bộ: Quy hoạch, đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ theo

hƣớng sử dụng tốt những cán bộ hiện có và tuyển dụng cán bộ mới đáp ứng yêu cầu công việc. Định kỳ đánh giá chất lƣợng hoạt động của cán bộ thông qua các tiêu chí về hiệu quả, đóng góp cụ thể của cán bộ đối với Nhà trƣờng. Tạo môi trƣờng làm

việc năng động, thi đua lành mạnh, nâng cao thu nhập cho cán bộ; đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để cán bộ, công nhân viên tự hào, cống hiến và gắn kết với Nhà trƣờng.

Thứ tư, về công tác đào tạo: Điều tra và dự báo nhu cầu thị trƣờng và cơ cấu

phát triển ngành nghề xã hội để xác định cơ cấu ngành nghề đào tạo hợp lý nhằm phát huy thế mạnh của trƣờng. Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lƣợng chƣơng trình đào tạo, nội dung và phƣơng pháp giảng dạy hiện đại phù hợp với nhu cầu của sinh viên và nhà tuyển dụng. Tăng cƣờng quan hệ với các đối tác, trƣờng đại học, học viện nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo chuyên biệt, kỹ năng cao.

Thứ năm, về hoạt động nghiên cứu khoa học: Xây dựng cụ thể định hƣớng

nghiên cứu, khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, sinh viên của trƣờng đƣợc tham gia nghiên cứu khoa học. Thƣờng xuyên tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề nhằm tăng cƣờng quan hệ, trao đổi, học tập kinh nghiệm nghiên cứu khoa học. Tăng cƣờng kết hợp giữa đào tạo và nghiên cứu thực tiễn, liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nƣớc về đào tạo và nghiên cứu.

Thứ sáu, về cơ sở vật chất: Đầu tƣ có trọng điểm để hiện đại hoá khu giảng

đƣờng (phòng học, hội thảo) và khu nhà xƣởng thực hành hiện có. Đẩy nhanh công tác lập và xây dựng các cơ sở vật chất mới đƣa vào sử dụng nhằm đáp ứng cho nhu cầu học tập và nghiên cứu và thực hành trong nhà trƣờng.

Thứ bảy, về hợp tác và phát triển: Tăng cƣờng sự hợp tác trong và ngoài nƣớc để nâng cao hiệu quả các quan hệ hợp tác đồng thời có căn cứ để lựa chọn và tìm kiếm các đối tác chiến lƣợc. Xây dựng các chƣơng trình, dự án hợp tác cụ thể với các đối tác chiến lƣợc để thực hiện các mục tiêu phát triển nhà trƣờng. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn nhằm mở rộng quan hệ, tìm kiếm đối tác, quảng bá hình ảnh nhà trƣờng. Chủ động xây dựng các dự án phát triển của đơn vị trong sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong trƣờng.

TÓM LẠI:

Môi trƣờng kinh doanh ngày càng rộng, tính chất cạnh tranh và biến động của môi trƣờng ngày càng mạnh mẽ, việc vạch hƣớng đi trong tƣơng lai càng có ý nghĩa quan trọng hơn đối với sự phát triển của doanh nghiệp cũng nhƣ tổ chức.

Chiến lƣợc phát triển là công cụ định hƣớng và điểu khiển các hoạt động của tổ chức theo các mục tiêu phù hợp với hoàn cảnh môi trƣờng và do đó nó đóng vai trò quyết định đối với sự thành bại của tổ chức.

Việc lập chiến lƣợc cần đƣợc đầu tƣ nhiều thời gian và công sức, song sẽ đƣợc bù đắp nhiều lợi ích hơn. Tuy nhiên cũng sẽ là rất sai lầm nếu chiến lƣợc đƣợc lập một cách vội vã, cứng nhắc.

Xây dựng chiến lƣợc phát triển rất cần thiết trong các trƣờng đại học, cao đẳng, nó giúp Nhà trƣờng nhận thấy đƣợc những điểm mạnh yếu cũng nhƣ các cơ hội và mối đe dọa từ môi trƣờng đem lại để đƣa ra những quyết định đúng đắn trong hiện tại và tƣơng lai.

Ở Việt Nam hiện nay, khi giáo dục đang đƣợc xã hội hóa, thì việc xác định chiến lƣợc phát triển có ý nghĩa rất quan trọng đối với các trƣờng dạy học đặc biệt là đối với trƣờng đào tạo nghề.

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ HÌNH THÀNH CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ

CAO HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của trường cao đẳng nghề công nghệ cao hà nội đến năm 2020 (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)