Sơ đồ chuỗi giá trị tổng quát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của trường cao đẳng nghề công nghệ cao hà nội đến năm 2020 (Trang 44 - 48)

Chuỗi giá trị mang tới bức tranh tổng thể về các hoạt động cơ bản cũng nhƣ hoạt động hỗ trợ của doanh nghiệp, từ đó cho phéo doanh nghiệp thấy đƣợc những điểm yếu, điểm mạnh mang tính cạnh tranh chiến lƣợc của doanh nghiệp.

Phân tích nội bộ tiếp cận năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh

Mục đích của việc phân tích bên trong nội bộ doanh nghiệp là nhận diện và đánh giá các nguồn lực tiềm tầng cũng nhƣ hiện hữu tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Việc phân tích này làm cơ sở quan trọng trong việc lựa chọng chiến lƣợc của các doanh nghiệp.

Năng lực cốt lõi là sức mạng độc đáo cho phép doanh nghiệp đạt đƣợc sự

vƣợt trội về hiệu quả, chất lƣợng, cải tiến và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, do đó tạo ra giá trị vƣợt trội và đạt đƣợc ƣu thế cạnh tranh. Doanh nghiệp có năng lực cốt lõi có thể tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm hoặc đạt đƣợc chi phí thấp hơn đối

thủ và sẽ đạt đƣợc tỉ lệ lợi nhuận cao hơn trung bình ngành. Có hai công cụ giúp doanh nghiệp nhận diện và tạo dựng năng lực cốt lõi là : Bốn tiêu chuẩn cụ thể của lợi thế cạnh tranh bền vững (đáng giá, hiếm, khó bắt chƣớc, không thể thay thế) và phân tích chuỗi giá trị.

Lợi thế cạnh tranh là giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khác hàng, giá

trị đó vƣợt quá chi phí dùng để tạo ra nó. Những lợi thế đƣợc doanh nghiệp tạo ra và sử dụng cho cạnh tranh thì đƣợc gọi là lợi thế cạnh tranh. Khi daonh nghiệp có lợi thế cạnh tranh sẽ có cái mà các đối thủ khác không có, nghĩa là doanh nghiệp sẽ hoạt động tốt hơn đối thủ hoặc đối thủ khác không làm đƣợc. Lợi thế cạnh tranh là nhân tố cần thiết cho sự thành công lâu dài của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp đƣợc xem là có lợi thế cạnh tranh khi tỷ lệ lợi nhuận của nó cao hơn tỷ lệ bình quân trong ngành.

Mỗi doanh nghiệp đều có cách lựa chọn hƣớng tiếp cận riêng để phân tích nội bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên xu thế hiện nay, các doanh nghiệp rất coi trọng việc phân tích năng lực cốt lõi và tạo lợi thế cạnh tranh của doanh của doanh nghiệp làm nền tảng hình thành và lựa chọn chiến lƣợc.

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

Các nhà xây dựng chiến lƣợc thƣờng sử dụng Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) để tóm tắt những phân tích, đánh giá các mặt mạnh, yếu của các yếu tố chi phối hoạt động bên trong của doanh nghiệp. Quá trình tiến hành một ma trận IFE gồm 5 bƣớc:

1. Lập danh mục các yếu tố thuộc môi trƣờng bên trong có vai trò quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp.

2. Xác định tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Tổng các mức phân loại này bằng 1,0.

3. Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố. Trong đó, 4: là điểm mạnh lớn nhất, 3: Điểm mạnh; 2: Điểm yếu và 1: Điểm yếu lớn nhất.

4. Nhân tầm quan trọng của mối yếu tố với phân loại của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng.

5. Cộng dồn số điểm quan trọng của các yếu tố để xác định tổng số điểm quan trọng của mỗi doanh nghiệp

Bảng 1.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

Các yếu tố thuộc môi trƣờng nội bộ doanh nghiệp Mức độ quan trọng Phân loại Điểm quan trọng (1) (2) (3) (4)

Liệt kê các nhân tố thuộc môi

trƣờng kinh doanh bên ngoài

doanh nghiệp Cho điểm từ 0 đến 1, điểm càng cao thì nhân tố tƣơng ứng càng quan trọng 1 = Điểm yếu lớn nhất 2 = Điểm yếu 3 = Điểm mạnh 4 = Điểm mạnh lớn nhất (4) = (2) x (3) Tổng = 1 Tổng =∑(4)

Nguồn: Ngô Kim Thanh (2011) – Giáo trình Quản trị chiến lược – NXBĐHKTQD

Tổng số điểm quan trọng cao nhất mà một doanh nghiệp có thể có là 4,0, thấp nhất là 1,0 và trung bình là 2,5. Tổng số điểm quan trọng là 4 cho thấy doanh nghiệp mạnh về nội bộ. Tổng số điểm là 1,0 cho thấy doanh nghiệp yếu về nội bộ.  Nếu tổng điểm >= 2,5: thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tuyệt đối trên

mức trung bình.

 Nếu tổng điểm =< 2,5: năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp thấp hơn mức trung bình.

Bước 3: Phân tích và lựa chọn chiến lược

Giai đoạn 1: Tổng hợp kết quả phân tích môi trƣờng kinh doanh và nội bộ doanh nghiệp.

Giai đoạn 2: Xây dựng chiến lược: Sử dụng các công cụ, kỹ thuật phân tích

chiến lƣợc để xác định các phƣơng án chiến lƣợc cho doanh nghiệp.

Giai đoạn 3: Lựa chọn chiến lược: Sử dụng ma trận đánh giá chiến lƣợc để

quyết định lựa chọn chiến lƣợc phù hợp.

Giai đoạn 1 : Tổng hợp kết quả phân tích môi trường kinh doanh và nội bộ

Giai đoạn này ta sử dụng ma trận EFE và ma trận IFE để tổng hợp các kết quả phân tích môi trƣờng bên ngoài và môi trƣờng bên trong của doanh nghiệp.

Giai đoạn 2 : Xây dựng chiến lược

Trong việc xây dựng chiến lƣợc sử dụng rất nhiều công cụ kỹ thuật phân tích chiến lƣợc nhƣ ma trận BCG, ma trận SWOT, ma trận GE, ma trận SPACE. Tuy nhiên khi xây dựng chiến lƣợc phát triển để trả lời vị trí nào trong ngành mà doanh nghiệp cần hƣớng tới trong tƣơng lai, chủ yếu đƣợc sử dụng ma trận SWOT.

Ma trận SWOT : Kỹ thuật phân tích thế mạnh – điểm yếu và Cơ hội – nguy cơ (Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats : SWOT)

Sau khi phân tích các yếu tố thuộc môi trƣờng kinh doanh và nội bộ doanh nghiệp. Những cơ hội – thách thức, điểm mạnh – điểm yếu là căn cứ cân nhắc và xây dựng các định hƣớng và phƣơng án chiến lƣợc. Kỹ thuật đƣợc sử dụng rộng rãi là kỹ thuất phân tích thế mạnh – điểm yếu – cơ hội – nguy cơ (ma trận SWOT).

SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lƣợc, rà soát và đánh giá vị trí và định hƣớng của một doanh nghiệp hay một đề án kinh doanh. Ma trận SWOT đƣợc sử dụng để hình thành các phƣơng án chiến lƣợc theo các bƣớc sau :

Bước 1 : Tổng hợp kết quả phân tích môi trƣờng kinh doanh – Cơ hội và Nguy cơ. Căn cứ vào ma trận EFE (ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp) để đƣa ra một danh sách xếp hạng các thách thức theo thứ tự ƣu tiên.

Bước 2 : Tổng hợp kết quả phân tích môi trƣờng nội bộ doanh nghiệp – Điểm mạnh và Điểm yếu.

Căn cứ vào ma trận IFE (ma trận đánh giá các yếu tố bên trong doanh nghiệp) để xác định rõ thế mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.

Bước 3 : Tổng hợp kết quả và hình thành ma trận SWOT

Để phát triển chiến lƣợc dựa trên phân tích SWOT, cần phải tổng hợp kết quả đánh giá cơ hội, nguy cơ và điểm mạnh, điểm yếu để kết hợp các yếu tố này thành nhóm các phƣơng án chiến lƣợc.

Có 4 nhóm phƣơng án chiến lƣợc đƣợc hình thành từ ma trận SWOT :  Chiến lƣợc S – O : nhằm sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội.

Chiến lƣợc S – O : nhằm khắc phúc điểm yếu để tận dụng cơ hội.

Chiến lƣợc S – O : nhằm sử dụng điểm mạnh đối phó những nguy cơ.

Chiến lƣợc S – O : nhằm khắc phục điểm yếu để làm giảm nguy cơ.

Nguồn: Ngô Kim Thanh (2011) – Giáo trình Quản trị chiến lược – NXBĐHKTQD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của trường cao đẳng nghề công nghệ cao hà nội đến năm 2020 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)