Phân tích các yếu tố môi trƣờng bên ngoài ảnh hƣởng đến hoạt động của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của trường cao đẳng nghề công nghệ cao hà nội đến năm 2020 (Trang 80)

của Trƣờng

2.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô

Các yếu tố kinh tế

Nhu cầu đào tạo thƣờng tỷ lệ thuận với sự tăng trƣởng kinh tế. Theo báo cáo Môi trƣờng kinh doanh 2014 , dù đã thực hiện đƣợc 21 cải cách kể từ năm 2005 – nhiều nhất trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dƣơng – nhƣng xếp hạng môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam vẫn không có nhiều cải thiện. Năm nay, Việt Nam xếp thứ 99 trên tổng số 189 nền kinh tế, cho thấy Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm để cải thiện thứ bậc.

Năm 2013, tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng trƣởng khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là các nƣớc đang chịu ảnh hƣởng của nợ công vẫn còn mờ nhạt, tác động không nhỏ đến sản xuất trong nƣớc. Bên cạnh đó, các yếu tố nội tại cũng chƣa đƣợc giải quyết triệt để nhƣ hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, nợ xấu ngân hàng đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể...

Khép lại bức tranh kinh tế 2013 với cả gam màu sáng và tối, sang năm 2014, dự báo kinh tế thế giới thuận lợi hơn và môi trƣờng vĩ mô trong nƣớc dần đi vào ổn định, kinh tế Việt Nam kỳ vọng có nhiều cải thiện đáng kể. Hai kịch bản tăng trƣởng cho năm 2014 là 5,71% với xác suất xảy ra tƣơng đối cao và trong điều kiện tốt nhất có thể đạt 6,18%. Do vậy, đạt mục tiêu tăng trƣởng 5,8% do Quốc hội đặt ra là hoàn toàn có khả năng nếu Việt Nam tận dụng những thuận lợi trong mở rộng thƣơng mại và thu hút các nguồn vốn bên ngoài.

Các yếu tố chính trị - pháp luật

Chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội nƣớc ta đến năm 2020 đề cập rất rõ nét vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự thịnh vƣợng của quốc gia, của dân tộc. Đảng và nhà nƣớc luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách, là động lực cho sự phát triển.

Về phía nhà trƣờng, quá trình hình thành và phát triển luôn nhận đƣợc sự chỉ đạo kịp thời và sâu sắc từ phía lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội, các sở ban ngành và các cơ quan chức năng khác. Có thể coi đây là thuận lợi lớn nhất của nhà trƣờng trên con đƣờng phát triển.

Các yếu tố văn hóa xã hội

Việc coi trọng bằng cấp của xã hội Việt Nam còn lớn, nên việc giới hạn nhà trƣờng ở tầm một trƣờng Cao đẳng là điều khó trong hoạt động đào tạo vì ngƣời học đều hƣớng đến văn bằng Đại học. Sự bùng nổ số lƣợng sinh viên đại học ở Việt Nam đang gây ra một sự thiếu hụt trong lực lƣợng lao động, các thợ tay nghề. Đây cũng là một điểm thuận lợi cho sự phát triển của nhà trƣờng trong tƣơng lai.

Các yếu tố kỹ thuật – công nghệ

Nguy cơ tụt hậu so với giáo dục thế giới, có lẽ tụt hậu là nguy cơ lo ngại nhất của giáo dục Việt Nam, đặc biệt là giáo dục đại học, thể hiện qua những khoảng cách (thua kém hơn) sau:

- Khoảng cách về cơ cấu, nội dung chƣơng trình đào tạo:

- Khoảng cách về chất lƣợng, kiểm soát và đánh giá chất lƣợng:

- Khoảng cách về tổ chức và phƣơng tiện giảng dạy, máy móc phục vụ công tác giảng dạy, đáp ứng nhu cầu công nghiệp.

Hội nhập quốc tế

Nƣớc ta bƣớc vào thời kỳ chiến lƣợc mới trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nƣớc ngày càng trở thành phổ biến. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con ngƣời và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.

Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bƣớc vào một giai đoạn phát triển mới. Tƣơng quan sức mạnh của các nền kinh tế và cục diện phát triển toàn cầu thay đổi với sự xuất hiện những liên kết mới. Vị thế của châu Á trong nền kinh tế thế giới đang tăng lên; sự phát triển mạnh mẽ của một số nƣớc khu vực trong điều kiện hội nhập Đông Á và việc thực hiện các hiệp định mậu dịch tự do ngày càng sâu rộng, mở ra thị trƣờng rộng lớn nhƣng cũng tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt. Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bƣớc tiến mới về khoa học, công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lƣợng, tài nguyên. Mặt khác, khủng hoảng còn để lại hậu quả nặng nề, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy trở thành rào cản lớn cho thƣơng mại quốc tế. Kinh tế thế giới tuy đã bắt đầu phục hồi nhƣng còn nhiều khó khăn, bất ổn; sự điều chỉnh chính sách của các nƣớc, nhất là những nƣớc lớn sẽ có tác động đến nƣớc ta.

Tình hình đất nƣớc và bối cảnh quốc tế nêu trên tạo cho nƣớc ta vị thế mới với những thuận lợi và cơ hội to lớn cùng những khó khăn và thách thức gay gắt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ chiến lƣợc tới.

2.3.2. Phân tích môi trường vi mô

Khách hàng

Khách hàng của trƣờng chủ yếu là khách hàng trong nƣớc. Khách hàng gồm các cá nhân và tổ chức; Ngƣời học và cha mẹ học sinh (học sinh vừa tốt nghiệp PTTH, ngƣời lớn có nhu cầu đào tạo); Thị trƣờng lao động, các chủ doanh nghiệp. Trong môi trƣờng giáo dục đã có nhiều thay đổi, khách hàng phải đƣợc coi là trọng tâm, đó là cơ hội cũng là thách thức cho nhà trƣờng để nắm bắt đƣợc khách hàng.

Các đối thủ cạnh tranh

Hiện tại các trƣờng ngoài tập trung thực hiện nhiệm vụ chung, đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, đã có sự cạnh tranh nhau về số lƣợng học sinh sinh viên. Hiện nay trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 25 trƣờng cao đẳng nghề, trƣờng Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội là trƣờng đƣợc hình thành từ lâu đời nhất, cũng là trƣờng đối thủ lớn nhất với Trƣờng CĐN CNC Hà Nội hiện nay. Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh giữa các trƣờng học ở Việt Nam chƣa đến hồi quyết liệt, các cơ sở đào tạo

không chính quy phát triển rất mạnh và ảnh hƣởng lớn đến tâm lý của ngƣời học. Nếu không muốn trở thành ngƣời chiến bại thì nhà trƣờng phải có tầm nhìn chiến lƣợc và có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ.

Đối thủ cạnh tranh tiểm ẩn

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn bao gồm các trƣờng, các trung tâm, các cơ sở đào tạo nghề hiện nay không có xu hƣớng cạnh tranh nhƣng có khả năng cạnh tranh trong tƣơng lai. Các trƣờng, trung tâm có xu hƣớng đào tạo nghề theo sự thoả thuận của BLĐTBXH tại Công văn số 2229/LĐTBXH-TCDN ngày 05/07/2010 và Bộ Giáo dục đào tạo tại Công văn số 4808/BGDĐT-GDTX ngày 13/08/2010 đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng thực hiện một số công việc cụ thể nhƣ sau:

- Bổ sung nhiệm vụ dạy nghề cho các Trung tâm GDTX ở những huyện chƣa có TTDN hoặc có TTDN nhƣng chƣa đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của địa phƣơng;

- Bổ sung thêm nhiệm vụ hƣớng nghiệp cho Trung tâm GDTX và nhiệm vụ GDTX cho Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hƣớng nghiệp;

- Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho những trung tâm đƣợc giao nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ;

- Chỉ đạo việc dạy văn hoá kết hợp với dạy nghề cho đối tƣợng có bằng tốt nghiệp THCS nhằm tạo điều kiện cho ngƣời học vừa hoàn thành chƣơng trình bổ túc THPT và chƣơng trình trung cấp nghề.

Việc liên kết đào tạo bằng nhiều hình thức với các trƣờng đại học, học viện, cao đẳng trong nƣớc và nƣớc ngoài của các trƣờng đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố cũng đang trở thành những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn vì mang lại hiệu quả trực tiếp cho ngƣời học. Điều này cũng là các nguy cơ đối với nhà trƣờng trong quá trình phát triển.

Ngoài ra, xu thế hội nhập mang lại một nguy cơ khác đối với Nhà trƣờng, đó là du học tự túc. Điểm hạn chế lớn nhất và duy nhất của duy học tự túc có lẽ là chi phí quá cao. Nếu trƣơng tƣơng lai, các trƣờng nƣớc ngoài có chính sách tài chính khả thi nhằm hạ thấp chi phí du học hoặc các trƣờng này có chính sách hỗ trợ việc làm thêm cho các du học sinh thì phong trào du học thực sự là một nguy cơ đối với nền giáo dục trong nƣớc.

Nhà cung cấp

Với mục tiêu đào tạo của Trƣờng là đào tạo nguồn lao động có chất lƣợng cao trong lĩnh vực kinh tế kỹ thuật phục cho sự nghiệp phát triển kinh tế của thành phố và các vùng lân cận.

- Thị trƣờng mục tiêu: là Hà Nội và các vùng lân cận.

- Đối tƣợng tuyển sinh: đối tƣợng đào tạo của Trƣờng bao gồm:

+ Tuyển sinh theo yêu cầu của xã hội: Đối tƣợng này bao gồm các học sinh tốt nghiệp các trƣờng THPT, BTTHPT, THCS với thí sinh tự do; các cán bộ viên chức đang công tác tại các cơ quan nhà nƣớc, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có nhu cầu học tập nâng cao trình độ tại các bậc học khác nhau.

+ Tuyển sinh theo liên kết đào tạo: Đối tƣợng tham gia học tập thuộc diện này bao gồm các cán bộ đƣơng nhiệm tác các vị trí khác nhau thuộc địa bàn một huyện/thị nào đó, đƣợc cử đi tham gia học các lớp đào tạo, bồi dƣỡng ngắn hạn tại địa phƣơng.

Sản phẩm thay thế

Hiện nay, nhiều dịch vụ sử dụng công nghệ mới cũng đƣợc các đơn vị sử dụng làm phƣơng tiện cạnh tranh nhƣ: Băng đĩa tự học, thƣ viện điện tử, tài liệu điện tử, tƣ vấn qua mạng, ... Các dịch vụ thay thế sẽ trở thành áp lực đến hoạt động đào tạo của trƣờng.

2.3.3. Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EFE)

Ma trận EFE (External Factor Evaluation): đánh giá các yếu tố bên ngoài,

tổng hợp và tóm tắt những cơ hội và nguy cơ chủ yếu của môi trƣờng bên ngoài ảnh hƣởng tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá đƣợc mức độ phản ứng của doanh nghiệp với những cơ hội, nguy cơ và đƣa ra những nhận định về các yếu tố tác động bên ngoài là thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp.

Phương thức thực hiện

Dựa trên phân tích môi trƣờng bên ngoài gồm môi trƣờng vĩ mô, vi mô và việc lấy ý kiến của chuyên gia, cán bộ Nhà trƣờng, tác giả đã xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE.

Việc xây dựng phiếu điều tra đánh giá các yếu tố ngoại vi tác động tới Nhà trƣờng tác giả luận văn đã dựa vào kiến thức và kinh nghiệm bản thân trong thời gian công tác tại nhà trƣờng, kết hợp với việc lấy ý kiến của chuyên gia, lãnh đạo Nhà trƣờng và giáo viên hƣớng dẫn. Kết quả phiếu điều tra đánh giá các yếu tố bên ngoài tác động tới Trƣờng CĐN CNC Hà Nội đƣợc tác giả xây dựng với 20 yếu tố. (Mẫu phiếu tại phần Phụ lục)

Đối tƣợng điều tra: cán bộ, giáo viên Nhà trƣờng, các đơn vị, doanh nghiệp hợp tác với Trƣờng và đến tham quan và làm việc tại Trƣờng.

Thời gian thực hiện: Từ 01/9/2013 – 30/9/2013 Số phiếu phát ra: 100 phiếu.

Số phiếu thu về: 70 phiếu.

Số phiếu hợp lệ: 70/70 phiếu; Số phiếu không hợp lệ: 0/70 phiếu.

Sau khi có đƣợc kết quả phiếu điều tra, tác giả đã tiến hành thống kê kết quả bằng phƣơng pháp Execl. Và quy đổi về thang điểm chuẩn.

Kết quả thực hiện

Bảng 2.8. Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EFE)

STT Các yếu tố chủ yếu bên ngoài Mức độ quan trọng

Phân loại

Điểm quan trọng

1 Nhu cầu đào tạo nghề 0.1 4 0.4

2 Khách hàng đánh giá chất lƣợng

đào tạo 0.09 3 0.27

3 Số lƣợng và chất lƣợng giáo viên

dạy nghề 0.09 3 0.27

4 Nhu cầu thị trƣờng lao động 0.09 3 0.27

5 Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với đào tạo

nghề 0.07 3 0.21

6 Sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật 0.07 3 0.21 7 Mức độ quan tâm của Thành phố 0.06 3 0.18 8 Hoạt động đào tạo tại chỗ và bồi

dƣỡng của doanh nghiệp 0.06 3 0.18

9 Thái độ của học sinh với học nghề 0.06 2 0.12

10 Công nghệ đào tạo trong nƣớc 0.05 2 0.1

11 Chất lƣợng sinh viên đầu vào của

đào tạo nghề 0.05 2 0.1

12 Số lƣợng trƣờng nghề trên thành

phố/ cả nƣớc 0.05 2 0.1

STT Các yếu tố chủ yếu bên ngoài Mức độ quan trọng Phân loại Điểm quan trọng 14 Sự khủng hoảng kinh tế 0.04 1 0.04 15 Sự bùng nổ du học tự túc 0.03 1 0.03

16 Quy hoạch đào tạo nghề Thành

phố 0.01 3 0.03

17 Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế 0.01 2 0.02

18 Cơ cấu lao động thành phố 0.01 2 0.02

19 Nguy cơ chảy máu chất xám 0.01 2 0.02

20 Nguy cơ tụt hậu so với giáo dục

trên thế giới 0.01 2 0.02

Tổng cộng 1.00 2.69

Nhận xét: Tổng số điểm quan trọng là 2.69 so với mức trung bình là 2.5 cho thấy khả năng phản ứng của trƣởng chỉ dừng ở mức trung bình đối với các cơ hội và thách thức từ môi trƣờng bên ngoài.

Theo ma trận EFE trên thì “nhu cầu đào tạo nghề” là yếu tố môi trƣờng quan trọng nhất ảnh hƣởng đến sự phát triển của các cơ sở đào tạo nghề, và nhà trƣờng đang phản ứng rất tốt với yếu tố này. Tuy nhiên, yếu tố có mức độ quan trọng cao là “số lƣợng trƣờng nghề trên thành phố” trƣờng CĐN CNC chỉ phản ứng với yếu tố này ở mức dƣới trung bình, nhƣ vậy có thể thấy năng lực cạnh tranh của trƣờng chƣa thực sự vững mạnh.

Ma trận EFE giúp nhà trƣờng nhận diện đƣợc những cơ hội cũng nhƣ nguy cơ hiện nay.Trong thời gian tới nhà trƣờng sẽ phát huy những thế mạnh để có thể tận dụng những cơ hội đến nhƣ văn hóa – xã hội, hợp tác quốc tế.

CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ CAO HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 3.1. Mục tiêu phát triển của Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đến năm 2020

3.1.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng nhà trƣờng trở thành đơn vị đào tạo nghề công nghệ cao số một của cả nƣớc, có uy tín cao trong khu vực và đạt chuẩn quốc tế vào năm 2015.

3.1.2. Mục tiêu cụ thể

Trong từng giai đoạn đến 2015 và 2020 phải đạt đƣợc các mục tiêu cụ thể sau:

Bảng 3.1. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2015 – 2020

Tiêu chí Đến 2015 Đến 2020

1. Kiểm định chất lƣợng cơ sở dạy nghề

Đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng cơ sở dạy nghề cấp độ III.

Đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng cơ sở dạy nghề cấp độ III.

2. Kiểm định chất lƣợng chƣơng trình đào tạo

100% nghề đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng chƣơng trình đào tạo.

100% nghề đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng chƣơng trình đào tạo.

3. Quy mô đào tạo 4000 học sinh, sinh viên. 7000 học sinh, sinh viên.

4. Hệ thống quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của trường cao đẳng nghề công nghệ cao hà nội đến năm 2020 (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)