Yêu cầu về đội ngũ giáo viên đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của trường cao đẳng nghề công nghệ cao hà nội đến năm 2020 (Trang 98 - 104)

Đến 2015 Đến 2020

- Tỷ lệ giáo viên/học sinh ≥ 1/20. - 70% giáo viên đáp ứng yêu cầu

dạy tích hợp.

- 40% giáo viên có trình độ thạc sỹ chuyên ngành.

- 100% giáo viên có trình độ ngoại ngữ B1 hoặc tƣơng đƣơng.

- Tỷ lệ giáo viên/học sinh ≥ 1/15.

- 75% giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy tích hợp.

- 50% giáo viên có trình độ thạc sỹ chuyên ngành.

- 100% giáo viên có trình độ ngoại ngữ B1, trong đó ít nhất 50% giáo viên có trình độ ngoại ngữ B2 hoặc tƣơng đƣơng.

Giải pháp:

 Tiến hành rà soát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ.

 Quy hoạch tổng thể đội ngũ giáo viên làm rõ số lƣợng, yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, về lứa tuổi và giới tính của từng chuyên ngành đào tạo

để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng trong từng giai đoạn phát triển của Nhà trƣờng.

 Mô tả chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu cho các vị trí công tác làm tiêu chuẩn để tuyển dụng, bồi dƣỡng, sử dụng và đánh giá cán bộ, nhân viên.

 Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ đầu đàn cho từng chuyên nghề, ít nhất 07 nghề có chuyên gia hàng đầu quốc gia (Tham gia huấn luyện, chấm thi, ra đề… của các cuộc thi quốc gia và quốc tế).

 Tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên trẻ. Đào tạo tại nƣớc ngoài giáo viên các nghề trọng điểm.

 Xây dựng cơ chế thu hút giảng viên, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao từ bên ngoài.

 Xây dựng quy chế đánh giá giáo viên thông qua giảng dạy và nghiên cứu, sản xuất. Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, giáo viên.

 Cải tiến chế độ quyền lợi cho cán bộ công nhân viên , giáo viên. Có chính sách thu hút nhân tài hợp lý đối với đối tƣợng tuyển chọn và gia đình họ.

3.3.3. Thực hiện chiến lược phát triển cơ sở vật chất

Mục tiêu

Xây dựng cơ sở vật chất của trƣờng đạt tiêu chuẩn Trƣờng chuẩn quốc tế của Bộ Lao động Thƣơng binh & Xã hội về tổng diện tích trƣờng, diện tích xây dựng, diện tích giảng đƣờng/phòng học lý thuyết, thiết bị dạy nghề, phòng thí nghiệm/phòng học thực hành, ký túc xá, cơ sở văn hoá - thể thao.

Giải pháp

 Tu bổ nâng cấp các công trình và thiết bị kỹ thuật đảm bảo theo thiết kế.

 Mua sắm bổ sung thiết bị dụng cụ đảm bảo các hệ thống thiết bị đồng bộ, hiệu quả cao trong đào tạo theo chuẩn của từng nghề.

 Đầu tƣ trang thiết bị cho các phòng thực hành, thí nghiệm, đặc biệt chú trọng các nghề mũi nhọn. Xây dựng một số xƣởng thực hành kiểu mẫu đạt chuẩn quốc tế.

 Mở rộng quan hệ với doanh nghiệp nhằm khai thác chung tài nguyên.

 Xây dựng thƣ viện và nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin tạo điều kiện cho học sinh/sinh viên tiếp cận tốt với Internet phục vụ học tập.

 Mở rộng diện tích trƣờng đảm bảo tiêu chuẩn trƣờng chuẩn quốc tế (>10 ha)  Chuẩn bị cơ sở vật chất tổ chức đào tạo, thực nghiệm cho nghề thuộc lĩnh vực

ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

3.3.4. Thực hiện chiến lược phát triển Khoa học – Công nghệ

Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát

“Xây dựng Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội thành một trung tâm Nghiên cứu-Ứng dụng-Chuyển giao khoa học công nghệ mạnh, có uy tín và tin cậy có đủ khả năng tiếp cận và phát triển các công nghệ tiên tiến, giải quyết các vấn đề bức xúc do thực tiễn sản xuất của đất nƣớc đặt ra. Nguồn thu từ các hoạt động khoa học công nghệ và dịch vụ đạt tối thiểu 10% tổng thu của trƣờng vào năm 2015, 20% tổng thu của trƣờng vào năm 2020”.

Mục tiêu cụ thể

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực xã hội nhân văn, bảo đảm cung cấp luận cứ, cơ sở, giải pháp khoa học đồng bộ cho các chủ trƣơng, chính sách, kế hoạch và các chƣơng trình, dự án trọng điểm nhà trƣờng.

- Nâng cao trình độ công nghệ của các ngành kinh tế; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong một số ngành kinh tế trọng điểm: Điện –Điện tử, Cơ khí, Công nghệ Thông tin, Nông nghiệp Công nghệ cao. Gắn hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của nhà trƣờng.

- Đổi mới cơ bản hệ thống và cơ chế quản lý khoa học và công nghệ theo hƣớng phù hợp với cơ chế thị trƣờng đặc thù của Hà Nội. Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lƣợng cao, đảm bảo nghiên cứu, tiếp thu, ứng dụng, làm chủ và phát triển công nghệ tiên tiến, đạt trình độ trung bình khá của khu vực.

- Đến năm 2020, khoa học và công nghệ góp phần đáng kể vào ngân sách của nhà trƣờng, nguồn thu từ các hoạt động khoa học công nghệ và dịch vụ đạt tối thiểu 10% tổng thu của trƣờng năm 2015, 20% tổng thu của trƣờng năm 2020.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ: Các Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao công nghệ, Thành lập các Công ty, doanh nghiệp Công nghệ cao thuộc các lĩnh vực trọng tâm đặt tai nhà trƣờng.

- Tập trung phát triển một số ngành công nghệ cao trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn: Cơ khí chế tạo, năng lƣợng mới, công nghiệp phần mềm, công nghiệp phụ trợ, sản xuất các thiết bị tự động hóa, rôbốt, thiết bị điện tử mang hàm lƣợng chất xám cao, nông nghiệp công nghệ cao.

Giải pháp

 Nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học trong một cơ sở dạy nghề.

 Đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ về nội dung cũng nhƣ tài chính tạo điều kiện và động lực cho cán bộ, học sinh – sinh viên tham gia.

 Xây dựng cơ chế khuyến khích và bắt buộc giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học.

 Xây dựng và đầu tƣ một số phòng thực hành, thí nghiệm hiện đại thuộc chuyên ngành mũi nhọn, hứa hẹn triển vọng phục vụ nghiên cứu ứng dụng cũng nhƣ hợp tác quốc tế.

 Tăng cƣờng liên kết, hợp tác với doanh nghiệp để nhận các đặt hàng sản xuất, cũng nhƣ khai thác các cơ sở thiết bị, công nghệ mới hiện đại trong sản xuất.  Thu hút các cán bộ kỹ thuật có trình độ cao ngoài trƣờng tham gia và hƣớng

dẫn nghiên cứu, chuyên giao.

 Phát triển hợp tác quốc tế trong nghiên cứu ứng dụng.

 Tập trung nguồn lực để đến năm 2020 có ít nhất một đơn vị cá nhân đăng ký và tham gia phát triển sản phẩm quốc gia.

 Tập trung nghiên cứu , phát triển các lĩnh vực Quản lý , Khoa học xã hội và nhân văn, Cơ khí chế tạo, điện tử, CNTT, Tự động hóa, Công nghiệp năng lƣợng, Nông nghiệp công nghê ̣ cao…

3.3.5. Thực hiện chiến lược phát triển Hợp tác quốc tế

Mục tiêu

Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế với các nƣớc phát triển, hƣớng tới tiếp cận và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý và đào tạo theo chƣơng trình của các nƣớc phát triển, qua đó để tiếp nhận, chia sẻ tài nguyên và kinh nghiệm phát triển, hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Giải pháp

 Đa phƣơng hoá, đa dạng hoá các loại hình hợp tác, tăng cƣờng hội nhập quốc tế và khu vực.

 Tăng cƣờng hợp tác song phƣơng với các cơ sở đào tạo nƣớc ngoài (tập trung vào các nƣớc Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc).

 Đổi mới cơ chế hợp tác quốc tế nhằm khuyến khích các cá nhân, đơn vị, tập thể khoa học chủ động tạo dựng quan hệ hợp tác khoa học - đào tạo với đối tác nƣớc ngoài.

 Tranh thủ sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế (chính phủ và phi chính phủ, doanh nghiệp) về trí tuệ và nguồn vốn, nhất là vốn ODA cho đầu tƣ các phòng thí nghiệm hiện đại.

 Hợp tác xây dựng các trung tâm đánh giá quốc tế, trung tâm đào tạo hợp tác quốc tế.

 Các đối tác hợp tác chiến lƣợc:

- Chƣơng trình Liên minh Đào tạo về Khoa học Ứng dụng (Higher Engineering Education Alliance Program – HEEAP) và Trường Đại học bang Arizona – Hoa Kì (Aizona Stade University - ASU)

(Chương trình HEEAP được xây dựng trên cơ sở hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) với sự tham gia thực hiện của Các Trường Công nghệ Ira A.Fulton thuộc ASU, Tập đoàn Siemens và Tập đoàn Intel và các đối tác gồm các trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam nhằm mục tiêu cải tiến các chương trình đào tạo Kỹ thuật Điện và Cơ khí của các trường đại học đối tác Việt Nam. Chương trình HEEAP đã liên kết một số trường đại học công nghệ của Việt Nam triển khai một số hoạt động cụ thể,

huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên và hỗ trợ trang thiết bị máy móc phục vụ đào tạo chuyên ngành cho các cơ sở đào tạo này)

- Ngoài hợp tác với HEEAP và ASU, đối tác Malaysia, Hàn Quốc, Đức, Nhật là các đối tác của Bộ LĐTBXH và TCDN chọn làm chuẩn ASEAN và Quốc tế cũng cần đƣợc tập trung và cân nhắc, tận dụng và mở rộng hợp tác.

 Hợp tác với các tổ chức nƣớc ngoài:

Tham gia các Dự án hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao của các tổ chức, cung ứng nguồn nhân lực cho các đối tác:

- Cơ quan hợp tác Quốc tế Hàn Quốc KOICA - Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA  Hợp tác với các Doanh nghiệp nƣớc ngoài:

- Hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp nƣớc ngoài trên địa bàn thủ đô và vùng lân cận: hợp tác đào tạo, cung ứng nhân lực và kết hợp học sinh vào thực tập tại các cơ sở của công ty đối tác: Samsung, Nokia, Intel, Honda, Toyota, Cannon, Yamaha, Panasonic…..

- Hợp tác, liên kết với các tập đoàn, công ty cung cấp thiết bị hàng đầu thế giới đang rất quan tâm đến lĩnh vực dạy nghề, tận dụng cơ sở vật chất thiết bị vào đào tạo các nghề đạt chuẩn Quốc tế, giảm bớt đầu tƣ: Altium, Microchip, Fanuc, Rockwell Automation, Texas Intrusment, ABB, Siemens, Mitsubishi, Omron..

3.3.6. Thực hiện chiến lược về phân phối thu nhập và giữ chân người tài

Mục tiêu

Đối phó với thực tế có nhiều giảng viên giỏi, cán bộ quản lý giỏi ra đi và để phân phối thu nhập hợp lý cho lao động trong trƣờng.

Giải pháp

 Xây dựng quan điểm trọng nhân tài ở mọi cấp quản lý.

 Xác định bộ phận nào có nhân viên nghỉ việc thƣờng xuyên nhất.  Tìm kiếm nguyên nhân đích thực

 Xem xét lại các mâu thuẫn và quan hệ nội bộ, hoàn cảnh gia đình, những bức xúc của cá nhân để tìm biện pháp giải quyết thích hợp.

 Đặc biệt là xây dựng giải pháp về phân phối thu nhập để giữ ngƣời tài. Vấn đề giữ ngƣời tài có liên quan chặt chẽ đến chính sách phân phối thu nhập và đãi ngộ của nhà trƣờng.

3.3.7. Thực hiện chiến lược phát triển nguồn tài chính và tiền lương

Mục tiêu

Đổi mới phƣơng thức quản lý nhằm đa dạng hóa nguồn thu, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực tài chính. Đảm bảo tài chính mạnh và chủ động, thu nhập của cán bộ giáo viên thuộc nhóm những trƣờng có thu nhập cao tại khu vực Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của trường cao đẳng nghề công nghệ cao hà nội đến năm 2020 (Trang 98 - 104)