1.2.1 .Khái niệm quản lýrủi ro tác nghiệp
1.2.2. Nội dung quản lýrủi ro tác nghiệp của ngân hàng thƣơng mại
1.2.2.1. Nhận diện rủi ro tác nghiệp a. Xác định dấu hiệu rủi ro tác nghiệp
Xác định các dấu hiệu rủi ro tác nghiệp bao gồm các nội dung: nguy cơ rủi ro, nguyên nhân gây ra rủi ro, dối tƣợng gây rủi ro, mức độ rủi ro. Trong NHTM, tất cả các bộ phận đều có trách nhiệm phải thực hiện đánh giá và xác định rủi ro nhằm phát hiện sớm, kịp thời những dấu hiệu rủi ro trong quá trình tác nghiệp của mình, phân tích xác định mức độ ảnh hƣởng và hậu quả có thể xảy ra. RRTN trong kinh doanh của NHTM đƣợc thực hiện thông qua 7 nhóm dấu hiệu sau:
Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến mô hình tổ chức, cán bộ và an toàn nơi làm
việc.
Nhận diện nhóm dấu hiệu rủi ro có liên quan đến mô hình tổ chức, cán bộ và an toàn nơi làm việc đƣợc thực hiện thông qua:
+ Rà soát, đánh giá thƣờng xuyên về mô hình tổ chức bộ máy, cơ cấu các bộ phận nghiệp vụ của chính ngân hàng.
+ Rà soát, đánh giá công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, đánh giá, phân tích nguyên nhân cán bộ bỏ việc, chấm dứt hợp đồng lao động, đánh giá việc thực hiện các quy định hay thỏa ƣớc lao động, sức khỏe và an toàn lao động
+ Thu thập, đánh giá cán bộ về trìn độ học vấn; các chuyên ngành đã đƣợc đào tạo; kinh nghiệm làm việc; kết quả thực hiện công việc; tuân thủ chấp hành các quy định.
Ví dụ: Thông qua phân tích, đánh giá các ngân hàng tìm ra các loại dấu hiệu rủi ro nhƣ: rủi ro từ nhân viên, rủi ro từ chính sách tuyển dụng, bố trí, bổ nhiệm cán bộ, rủi ro từ việc thực hiện chƣa đúng các quy định của pháp luật đối với ngƣời lao động. Việc quản lý đánh giá trình độ và đạo dức của cán bộ không thƣờng xuyên dễ dẫn đến cán bộ đƣợc sắp xếp làm việc không đúng khả năng, làm tăng các giao dịch sai hoặc rủi ro xảy ra do chính đạo đức của cán bộ đó không tốt, cố tình làm sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng nhƣ vụ việc nhân viên điểm giao dịch của một NHTM nhà nƣớc giả mạo chữ ký khách hàng ―thụt két‖ tới 24 tỷ đồng. Tổ trƣởng tổ kế toán một điểm giao dịch một NHTM cổ phần biển thủ 7 tỷ đồng cá độ bóng đá. Cán bộ kho quỹ một NHTM cổ phần rút ruột 1,28 tỷ đồng và 8 nghìn USD trái phiếu là tài sản cầm cố của khách hàng để chơi chứng khoán. Thanh toán viên chọn nhầm loại tiền từ VND thành AUD. Khách hàng chuyển 4 triệu VND bị hạch toán thành 4 triệu AUD (tƣơng đƣơng 48,5 tỷ VND).
Nhóm dấu hiệu liên quan đến chính sách, quy định nội bộ:
Bất kỳ ngân hàng nào trong quá trình hoạt động cũng phái thƣờng xuyên rà soát cơ chế , chính sách, quy định nội bộ nhằm phát hiện, nhận diện các dấu hiệu rủi ro nhƣ: + Thiếu hoặc quy định chƣa đầy đủ, chƣa chặt chẽ, chƣa cụ thể, có kẽ hở tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng, gây tổn thất cho ngân hàng.
+ Những văn bản, quy định có sự chồng chéo, hoặc không thể thực hiện, những bất hợp lý gây khó khăn cho ngƣời thực hiện.
+ Những văn bản, quy định có nội dung chƣa đúng với quy định của pháp luật hiện hành.
Liên quan đến nhóm dấu hiệu này, các ngân hàng sẽ phải thực hiện nhận diện những dấu hiệu rủi ro nhƣ cán bộ tự thực hiện hoặc cấu kết với khách hàng để thực hiện những hoạt động phạm pháp nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, hủy hoại uy tín của ngân hàng. Việc nhận biết dấu hiệu này khá khó khăn và thƣờng chỉ biết khi RRTN đã gây hậu quả.
Ví dụ: Hậu quả đáng chú ý nhất liên quan đến gian lận nội bộ chính là vụ án Huỳnh Thị Huyền Nhƣ với tổng thiệt hại hơn 4.000 tỷ đồng.
Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến gian lận bên ngoài
Ở nhóm dấu hiệu này, các NHTM phải thực hiện việc nhận diện những dấu hiệu rủi ro do các hành động có ý định gian lận, lừa đảo của khách hàng hoặc các đối tƣợng bên ngoài khác nhƣ hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, làm giả hồ sơ giao dịch v.v..
Nhóm dấu hiệu rủi ro tác nghiệp liên quan đến quá trình xử lý công việc
Ngân hàng thƣơng mại thực hiện việc theo dõi, thống kê đầy đủ, thƣờng xuyên các lỗi, sai sót phát sinh trong quá trình xử lý công việc của tất cả các bộ phận, xác định các dấu hiệu rủi ro nhƣ: Thực hiện nghiệp vụ không đƣợc vƣợt quyền, vƣợt thẩm quyền, không tuân thủ quy định, quy trình; kiểm soát không chặt chẽ…
Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin
Nhóm nhận diện dấu hiệu rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin là việc ngân hàng theo dõi sự hoạt động của hệ thống ( bao gồm: phần cứng, hệ thống bảo mật, thiết bị mạng, đƣờng truyền, phần mềm nghiệp vụ…) thống kê theo dõi đầy đủ các lỗi, sai sót, các sƣ cố của hệ thống công nghệ thông tin làm ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng.
Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến thiệt hại tài sản
Nhận diện các dâu hiệu rủi ro liên quan đến thiệt hại tài sản là việc ngân hàng xem xét, đánh giá khả năng xảy ra các rủi ro nhƣ: phá hoại, khủng bố, thiên tai, động
đát, bão lũ, hoản hoạn. Ví dụ: Vụ việc hồi đầu tháng 3 năm 2014, một loạt cây ATM của các Ngân hàng bị đốt cháy ở Hải phòng, gây thiệt hại trên dƣới 1 tỷ đồng.
b. Sự cố rủi ro tác nghiệp
- Các đơn vị chức năng chủ động theo dõi, báo cáo các sự cố rủi ro tác nghiệp. - Ban quản lý rủi ro thị trƣờng và tác nghiệp làm đầu mối xây dựng, lƣu trữ bộ dữ liệu tổn thất RRTN của ngân hàng.
- Báo cáo sự cố rủi ro tác nghiệp
c. Giao dịch nghi ngờ, bất thường
- Các loại báo cáo giao dịch nghi ngờ, bất thƣờng bao gồm: Báo cáo giao dịch nghi ngờ, bất thƣờng đƣợc xây dựng trên cơ sở các tiêu chí do Ban quản lý rủi ro thị trƣờng và tác nghiệp phối hợp với Ban nghiệp vụ đƣa ra; Báo cáo giao dịch nghi ngờ, bất thƣờng đƣợc xây dựng cho từng phân hệ nghiệp vụ trong hệ thống chính và các hệ thống khác có liên quan.
- Căn cứ theo yêu cầu quản lý, lập báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất. - Quản lý truy cập chƣơng trình Báo cáo giao dịch nghi ngờ, bất thƣờng.
1.2.2.2. Đo lường rủi ro tác nghiệp
Đo lƣờng rủi ro tác nghiệp là việc xác định mức độ rủi ro của các loại rủi ro tác nghiệp. Rủi ro tác nghiệp là loại rủi ro rất khó nhận biết vì thế việc đo lƣờng cũng rất khó khăn. Có hai phƣơng pháp đo lƣờng thƣờng đƣợc sử dụng đó là phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp định lƣợng:
Phƣơng pháp định tính: là việc phân tích đánh giá, nhận xét chủ quan của mỗi NHTM về mực độ tốt – xấu, lớn – nhỏ; tính nghiêm trọng của các dấu hiệu rủi ro đã đƣợc xác định. Phƣơng pháp định tính đƣợc sử dụng để đo lƣờng các rủi ro liên quan đến mô hình tổ chức cán bộ và an toàn nơi làm việc; liên quan đến chính sách và các quy trình nội bộ.
Phƣơng pháp đo lƣờng định lƣợng: Là việc đánh giá bằng số liệu cụ thể về mức độ rủi ro (xác suất xảy ra), tổn thất cụ thể của từng loại dấu hiệu rủi ro đã đƣợc xác định. Phƣơng pháp này chủ yếu dựa vào số liệu thống kê của Ngân hàng và đƣợc sử dụng để đo lƣờng rủi ro tác nghiệp liên quan đến các lĩnh vực nhƣ hệ thống thông tin; các gian lận nội bộ hoặc bên ngoài.
BCBS đã xây dựng những khung khổ chung nhằm kiểm soát các rủi ro và giám sát an toàn đối với những ngân hàng hoạt động quốc tế. Năm 2006, BCBS đã công bố ―Đồng thuận quốc tế về Đo lƣờng vốn và Tiêu chuẩn vốn‖ (―International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards‖ -ICCMCS) hay còn gọi là ―Basel II‖ với quy định về cách thức đo lƣờng vốn, tiêu chuẩn về đầy đủ vốn đƣợc quy định trong văn bản của Ngân hàng Thanh toán quốc tế. Các phƣơng pháp đo lƣờng RRTN do BCBS đề xuất bao gồm có phƣơng pháp chỉ số cơ bản, phƣơng pháp tiêu chuẩn hóa, phƣơng pháp chuẩn hóa AMA.
Phƣơng pháp 1: Phƣơng pháp chỉ số cơ bản
Các NHTM đang sử dụng phƣơng pháp chỉ số cơ bản cần nắm giữ mức vốn đối với RRTN bằng một tỷ lệ không đổi 15% của tổng thu nhập dƣơng trung binh trong 03 năm gần nhất của toàn hệ thống ngân hàng. Hay nói cách khác, nếu có bất kỳ năm nào mà tổng thu nhập âm hoặc bằng 0 thì số liệu năm đó không đƣợc tính vào giá trị trung bình.
Công thức: K = ∑(GIi x α)/n
Trong đó: K là chi phí vốn trong phƣơng pháp chỉ số cơ bản
GIi là lợi nhuận gộp năm thứ i của 03 năm gần nhất thoả mãn điều kiện thu nhập dƣơng
n là số năm gần nhất mà tổng thu nhập là dƣơng (thƣờng n =3)
α = 15% là do Uỷ ban BCBS quy định, có quan hệ với mức độ mở rộng ngành của mức đủ vốn yêu cầu đối với mứcđộ mở rộng ngành của chỉ số.
Bảng 1.1: Ví dụ về đo lƣờng RRTN theo chỉ số cơ bản
K = .0,15% =2.528
Nhƣ vậy, NHTM A cần tối thiểu 2.528 triệu đồng chi phí vốn dành cho dự phòng RRTN.
Phƣơng pháp 2: Phƣơng pháp tiêu chuẩn hoá
Theo phƣơng pháp này, hoạt động của NHTM đƣợc chia làm 8 mảng hoạt động chính, trong đó mỗi mảng nghiệp vụ có một hệ số beta β riêng đƣợc trình bày trong Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Tỷ lệ vốn yêu cầu với mức thu nhập của mỗi mảng hoạt động kinh doanh (βi )
STT Các yếu tố β Tỷ lệ STT Các yếu tố β Tỷ lệ 1 Tài trợ doanh nghiệp (β1) 8% 5 Chi trả và thanh toán
(β5) 8%
2 Thƣơng mại và bán hàng
(β2) 8% 6
Các dv ngân hàng đại
lý (β6) 5%
3 Ngân hàng bán lẻ (β3) 2% 7 Quản lý tài sản (β7) 2%
Năm Lợi nhuận gộp-Gii (Triệu đồng) 1 4.586.985
2 5.684.548
3 4.896.458
Nguồn: Tài liệu đào tạo nội bộ 2013: Vietinbank-CN Hà Giang
4 Ngân hàng thƣơng mại (β4) 5% 8 Môi giới bán lẻ (β8) 2%
Nguồn: Tài liệu đào tạo nội bộ 2013: Vietinbank-CN Hà Giang
Tổng chi phí vốn đƣợc tính theo công thức sau:
KTSA = ∑(GI1-8 x β1-8)
Trong đó: TSA
K : yêu cầu về vốn theo Phƣơng pháp Chuẩn hóa.
1-8
GI : Lợi nhuận gộp hàng năm bình quân của ba năm gần nhất, đƣợc xác định nhƣ trong Phƣơng pháp Chỉ số Cơ bản nêu trên, cho mỗi một trong 8 mảng nghiệp vụ.
1-8
β : Là một tỷ lệ phần trăm cố định cố định, do Ủy ban Basel quy định, phản ánh mối quan hệ giữa lƣợng vốn yêu cầu với lợi nhuận gộp của mỗi một mảng nghiệp vụ.
Tổng chi phí vốn đƣợc tính bằng bình quân 03 năm của tổng các chi phí vốn rủi ro của tám mảng hoạt động kinh doanh trong mỗi năm. Trong bất kỳ năm nào, các chi phí vốn nằm trong một mảng hoạt động nào có thể bù đắp bằng chi phí vốn dƣơng của mảng hoạt động khác không có giới hạn. Tuy nhiên, khi tổng chi phí vốn của các mảng hoạt động trong 01 năm là âm thì đầu vào tử số cho năm đó sẽ bằng 0.
Ví dụ: Ngân hàng B có tỷ trọng tổng thu nhập 3 năm gần nhất nhƣ sau
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Mảng hoạt động kinh doanh β1-8 Năm 1 Năm 2 Năm 3 GI1-8
1 Tài trợ doanh nghiệp (β1) 8% 2.524 1.895 2.368 2.262
2 Thƣơng mại và bán hàng (β2) 8% 1.256 1.586 1.389 1.410
3 Ngân hàng bán lẻ (β3) 2% 854 985 898 912
5 Chi trả và thanh toán (β5) 8% 685 775 798 753
6 Dịch vụ ngân hàng đại lý (β6) 5% 756 568 725 683
7 Quản lý tài sản (β7) 2% 158 123 134 138
8 Môi giới bán lẻ (β8) 2% 285 286 198 256
Vốn yêu cầu theo phƣơng pháp tiêu chuẩn hóa là : KTSA = ∑(GI1-8 x β1-8) = 489,08 (tỷ đồng)
Phƣơng pháp 3. Phƣơng pháp đo lƣờng tiên tiến (AMA-Advanced Measurement Approach)
Trong phƣơng pháp AMA, yêu cầu về vốn pháp định sẽ bằng độ lớn của rủi ro theo kết quả đo lƣờng của hệ thống đo lƣờng rủi ro tác nghiệp của ngân hàng, với điều kiện hệ thống đó đạt đƣợc các tiêu chuẩn định tính và định lƣợng đối với Phƣơng pháp AMA. Các ngân hàng chỉ đƣợc áp dụng Phƣơng pháp AMA sau khi đƣợc Cơ quan quản lý ngân hàng cho phép.
Điều kiện áp dụng các phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro tác nghiệp
Đối với Phƣơng pháp chuẩn hóa, NHTM cần chứng minh với Cơ quan quản lý ngân hàng về các tiêu chí bao gồm
Thứ nhất, Hội đồng Quản lý và Ban điều hành cao cấp của NHTM, tùy từng trƣờng hợp, đóng vai trò tích cực trong việc giám sát hoạt động quản lý rủi ro.
Thứ hai, NHTM phải có một hệ thống quản lý rủi ro tác nghiệp trên một nguyên
lý đúng đắn và đƣợc thi hành một cách toàn diện và đồng bộ.
Thứ ba, NHTM có đủ nguồn lực cho việc sử dụng phƣơng pháp đƣợc lựa chọn
trong những mảng nghiệp vụ chính, cũng nhƣ trong lĩnh vực kiểm soát và kiểm toán. Cơ quan quản lý ngân hàng có quyền áp đặt thời gian giám sát ban đầu của việc áp dụng Phƣơng pháp Chuẩn hóa cho một ngân hàng trƣớc khi nó đƣợc sử dụng cho
mục tiêu tính toán mức vốn pháp định cần thiết. Trong khi đó, Phƣơng pháp AMA cũng đòi hỏi một thời gian giám sát ban đầu của Cơ quan quản lý ngân hàng trƣớc khi nó đƣợc sử dụng để xác định lƣợng vốn cần thiết. Thời hạn này sẽ cho phép Cơ quan quản lý ngân hàng đánh giá xem phƣơng pháp ấy có chính xác và đáng tin cậy hay không. Hệ thống đo lƣờng nội bộ của một ngân hàng phải dự đoán đƣợc với độ chính xác hợp lý quy mô của những tổn thất không tính đƣợc trên cơ sở kết hợp sử dụng dữ liệu tổn thất của ngân hàng và dữ liệu tổn thất từ các nguồn bên ngoài, thực hiện việc phân tích tình huống và các yếu tố cụ thể trong môi trƣờng kinh doanh của ngân hàng và các yếu tố kiểm soát nội bộ. Hệ thống đo lƣờng của ngân hàng cũng phải có đủ khả năng hỗ trợ việc phân bổ nguồn vốn kinh tế cho các rủi ro tác nghiệp trong các mảng nghiệp vụ để có thể khuyến khích việc cải thiện công tác quản lý rủi ro tác nghiệp tại mỗi mảng nghiệp vụ.
Đối với phƣơng pháp AMA, một NHTM sẽ đƣợc phép sử dụng phƣơng pháp này cho một số bộ phận hoạt động, trong khi đó sử dụng Phƣơng pháp chỉ số Cơ bản hoặc Phƣơng pháp Chuẩn hóa cho các phần còn lại với điều kiện ngân hàng phải đáp ứng đƣợc các chi tiết bao gồm :
Thứ nhất, toàn bộ rủi ro trong hoạt động của NHTM phải đƣợc đề cập đến.
Thứ hai, toàn bộ hoạt động của NHTM đƣợc áp dụng Phƣơng pháp AMA phải
đáp ứng đƣợc các chỉ tiêu định tính cho việc sử dụng AMA, trong khi những phần trong hoạt động của ngân hàng đang sử dụng phƣơng pháp đơn giản hơn đáp ứng đƣợc các chỉ tiêu định lƣợng cho các phƣơng pháp đó.
Thứ ba, về dữ liệu áp dụng của phƣơng pháp AMA phải đƣợc đề cập đến bằng
kết quả đo lƣờng của hệ thống đo lƣờng rủi ro tác nghiệp của ngân hàng.
Thứ tư, NHTM cung cấp cho Cơ quan quản lý ngân hàng một kế hoạch nêu chi
tiết thời gian biểu mà ngân hàng dự tính sẽ triển khai nhân rộng phƣơng pháp AMA cho các đơn vị thành viên và hoạt động cơ bản của ngân hàng. Kế hoạch này phải có
tính thực tế và khả thi trong việc triển khai AMA xuyên suốt thời gian, chứ không phải vì các lý do khác.