.1 Mô hình tƣơng lai về cấu trúc tổ chức hoạt động QQRRTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà giang (Trang 99 - 111)

Đối chiếu với hệ thống QLRRTN của Vietinbank-CN Hà Giang trong hiện tại (nhƣ mô tả ở chƣơng 3, sơ đồ 3.1, tác giả nhận thấy sự phối kết hợp của Khối QLRRTN trong hiện tại của Chi nhánh với Ủy ban QLRRTN, Ban giám đốc và Hội đồng QLRRTN cấp trung ƣơng là hết sức quan trọng. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp sau:

Một là, rà soát lại cơ cấu tổ chức của Khối quản lý rủi ro và các Phòng/Tổ QLRR,

trong đó tăng cƣờng hoặc thành lập mới bộ phận chuyên trách về QLRR tác nghiệp, bộ phận thanh tra tại Phòng Giao dịch và Chi nhánh.

Hai là, khối quản lý rủi ro hoạt động dƣới quyền chỉ đạo của Ủy ban QLRRTN.

Mục đích của khối là đảm bảo cho Chi nhánh luôn duy trì khung quản lý rủi ro một cách thận trọng và hiệu quả. Chính vì vậy, khối cần phải giám sát tất cả các loại rủi ro có liên quan đến RRTN bao gồm cả rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng, rủi ro lãi

HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ RỦI RO

ỦY BAN QUẢN LÝ TÀI SẢN

ỦY BAN QUẢN LÝ RỦI RO TÁC

NGHIỆP

ỦY BAN QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG QLRR TÍN DỤNG QLRR THỊ TRƢỜNG QLRR TÁC NGHIỆP QLRR SỔ SÁCH NGÂN HÀNG

suất và tỷ giá hối đoái. Để thực hiện tốt công việc này, khối phải thƣờng xuyên giám sát nhận báo cáo từ phòng/tổ QLRRTN ở cấp dƣới.

Ba là, bộ phân chuyên trách QLRRTN tại điểm giao dịch, phòng giao dịch và chi

nhánh tích cực tham gia soạn thảo cac quy định quản lý rủi ro tác nghiệp cho một số nghiệp vụ khi đƣợc ban lãnh đạo yêu cầu; kiểm soát và giám sát toàn bộ quá trình quản lý rủi ro tại bộ phận mình; báo cáo kịp thời, chính xác cho phòng ban quản lý rủi ro tác nghiệp tại đơn vị mình.

Bốn là, phòng, tổ quản lý rủi ro tại chi nhánh: có nhiệm vụ làm tham mƣu; giúp ban lãnh đạo đơn vị tổ chức, thực hiện công tác quản lý rủi ro tại đơn vị; tổng hợp kết quả công tác quản lý rủi ro của các phòng ban trong đơn vị; xác định, đo lƣờng, giám sát và quản lý rủi ro tác nghiệp của toàn đơn vị.

4.2.3 Giải pháp đối với nguồn nhân lực

Trong hoạt động của bất kỳ tổ chức nào thì yếu tố con ngƣời luôn là yếu tố quan trọng số một có quyết định trực tiếp đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động của chính tổ chức đó mà tổ chức ngân hàng trong đó VietinBank-CN Hà Giang không phải là ngoại lệ. Hiện tại. toàn Chi nhánh Hà Giang có 69 cán bộ trong đó 62 cán bộ trong biên chế và 07 lao động khoán gọn, tuổi đời bình quân là 30, trong đó lao động dƣới 30 tuổi chiếm gần 50% tổng lao động, 80% lao động có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên đã từng làm việc trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Bởi vì mặt bằng trình độ của cán bộ tại Vietinbank – CN Hà Giang khá cao, lao động có trình độ Đại học và trên Đại học chiếm 91,3% đều thuộc các chuyên ngành kinh tế, tuy nhiên vẫn tồn tại những lao động có trình độ chuyên môn thấp, chủ yếu là các nhân viên bảo vệ và tạp vụ. Do đó, công tác QLRRTN muốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi đội ngũ cán bộ - nhân viên – những ngƣời ―sở hữu‖ RRTN phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tay nghề, kỹ năng xử lý công việc. Muốn nhƣ thế Vietinbank –Chi nhánh Hà Giang phải chú trọng hai công tác:

Thứ nhất, chính sách tuyển dụng cần phải phù hợp để đảm bảo nguồn cán bộ có chất lƣợng ngay từ đầu vào, khuyến khích các cán bộ từ dƣới Hà Nội và các thành phố lớn về Hà Giang làm việc.

Thứ hai, chính sách đào tạo cán bộ liên quan đến việc hàng năm Vietinbank-CN Hà

Giang phân bổ chi phí cho đào tạo hợp lý nhằm mục đích du trì và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. VietinBank-CN Hà Giang tuy đã tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ định kỳ do Vietinbank tổ chức đó là bƣớc khởi đầu tốt, tuy nhiên Chi nhánh có thể chủ động đánh giá cán bộ và tổ chức đào tạo, tập huấn theo hình thức mở các lớp học theo định kỳ; đào tạo qua thông tin tuyên truyền trên web nội bộ, bản tin, tạp chí của VietinBank; tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo chuyên đề quản lý rủi ro.

Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất giải pháp phát triển công tác đào tạo tại Chi nhánh như sau:

 Xây dựng kế hoạch đào tạo tại Chi nhánh;

 Tất cả cán bộ tác nghiệp phải đƣợc đào tạo đầy đủ về quy trình nghiệp vụ

 Các quy trình nghiệp vụ mới phải đƣợc phổ biến cho cán bộ trƣớc khi triển khai chính thức;

 Tăng cƣờng đào tạo tại chỗ cho cán bộ

 Đào tạo nâng cao

 Đào tạo nội quy lao động, văn hóa doanh nghiệp, giáo dục truyền thống Vietinbank.

Về yêu cầu đối với cán bộ:

 Tự nghiên cứu, học tập nắm vững quy định nghiệp vụ

 Thực hiện nghiêm túc, đúng đắn chức trách nhiệm vụ đƣợc giao

 Tuân thủ đúng quy định nghiệp vụ

 Tự nâng cao ý thức trách nhiệm trong quy trình nghiệp vụ

 Về công tác kiểm tra, giám sát

o Tăng cƣờng vai trò, trách nhiệm của ngƣời kiểm tra ngay trong qui trình, cán bộ giao dịch, kiểm soát viên.

o Tăng cƣờng vai trò kiểm soát sau:

o Hậu kiểm: Kiểm soát đầy đủ, kịp thời các giao dịch phát sinh

o QLRR: kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động tác nghiệp của các bộ phận

 Tăng cƣờng kiểm tra của Lãnh đạo định kỳ và đột xuất

4.2.4 Đầu tƣ xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại

Hoạt động ngân hàng luôn đòi hỏi phải sử dụng một hàm lƣợng công nghệ thông tin cao, việc sử dụng công nghệ thông tin hiện đại là một trong hoạt động kinh doanh là tiền đề vô cùng quan trọng mang lại thành công cho các ngân hàng; là nhân tố có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng, hiệu quả của công tác quản lý ngân hàng, trong đó có công tác quản lý rủi ro . Chính vì vậy, VietinBank- CN Hà Giang nói riêng cần:

Thứ nhất, đầu tƣ hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ. Diều này có

tác dụng làm cho quá trình thực hiện nghiệp vụ đƣợc dễ dàng, thông suốt, nhanh chóng với độ bảo mật cao, hạn chế tối đa các hành vi xâm nhập trái phép từ bên ngoài.

Thứ hai, thành lập bộ phận quản lý rủi ro đối với hệ thống công nghệ thông tin nằn trong trung tâm tin học của VietinBank.

Thứ ba, đầu tƣ nghiên cứu, xây dựng hay mua sắm các mô hình dự báo rủi ro và

ƣớc lƣợng tổn thất dựa trên các phần mềm công nghệ thông tin tiên tiến.

4.2.5 Xây dựng văn hóa quản lý rủi ro

RRTN có đặc tính cố hữu, nó tồn tại song hành cùng với hoạt động kinh doanh của ngân hàng; do vậy văn hóa quản lý rủi ro là toàn bộ các giá trị, các quan niệm, và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động ngân hàng, chi phối nếp suy nghĩ và hanh vi của mọi thành viên trong ngân hàng trong việc theo đuổi và thực hiện mục đích quản lý rủi ro.

Những nội dung cần có trong xây dựng văn hóa quản lý rủi ro của VietinBank- CN Hà Giang bao gồm:

 Ý thức cảnh giác về rủi ro tác nghiệp của cán bộ lãnh đạo đến nhân viên ngân hàng

 Các nguyên tấc trao đổi thông tin giữa các bộ phận trong nội bộ ngân hàng trong công tác quản lý rủi ro

 Tính công khai minh bạch trong việc công bố thông tin ra bên ngoài

4.2.6 Trang bị cơ sở vật chất, đảm bảo môi trường làm việc an toàn, thuận tiện

Cần nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, định mức về trang bị công cụ lao động; định mức về sử dụng không gian ơi làm việc… để hỗ trợ cho cán bộ thực hiện tác nghiệp một cách hiệu quả nhất

Thực hiện rà soát thƣờng xuyên tình trạng cơ sở vật chất hiện đang quản lý để có kế hoạch đầu tƣ bổ sung, thay thế hay dự phòng đảm bảo trang bị đủ cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh

4.3 Kiến nghị, đề xuất

Để những giải pháp trên có thể áp dụng nhanh chóng và có hiệu quả trong điều hành quản lý rủi ro tác nghiệp, tôi xin nêu một số kiến nghị, đề xuất với Ngân hàng nhà nƣớc, Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan.

4.3.1 Kiến nghị, đề xuất với Cơ quan của Chính Phủ; Sở/Ngành có liên quan ở tỉnh Hà Giang tỉnh Hà Giang

Chính phủ và Sở/ ngành có liên quan cần tiếp tục rà soát để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện đồng bộ các văn bản pháp lý điều chỉnh mô hình tổ chức; hoạt động nghiệp vụ; thu chi tài chính của các NHTM nhƣ luật các Tổ chức tín dụng, quy định về tổ chức hoạt động của NHTM, quy định về giao dịch đảm bảo v.v... nhằm tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại.

Các đơn vị trên cần có biện pháp khắc phục nhanh chóng tình trạng nền kinh tế tiền mặt; cũng nhƣ biện pháp để nâng cao tính minh bạch của các chủ thế trong nền kinh tế; có chính sách tạo điều kiện thuận lợi đẻ các ngân hàng hội nhập với nền tài chính thế giới.

Một là, Ngân hàng nhà nƣớc Hà Giang (NHNN-HG) nên đề xuất với NHNN sớm ban hành văn bản hƣớng dẫn chung về công tác QLRRTN để có cơ sở cho các Chi nhánh NHTM trong đó có VietinBank-CN Hà Giang áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc quản lý điều hành đặc biệt là quản lý rủi ro. NHNN-HG nên sớm ban hành quy định cũng nhƣ lộ trình áp dụng các khuyến nghị của Ủy ban Basel trong quản lý rủi ro Ngân hàng

Hai là, quy định về hệ số an toàn vốn tối thiểu theo quyết định 457 là một bƣớc tiến quan trọng trong việc hƣớng dẫn các NHTM hƣớng đến quản lý rủi ro theo thông lệ. Tuy nhiên hệ số an toàn vốn tối thiểu trong quy định này mới chỉ đƣợc tính trên cơ sở tài sản có tín dụng điều chỉnh theo trọng số rủi ro. Rủi ro thị trƣờng và rủi ro tác nghiệp cũng là 2 mảng rủi ro rất lớn trong hoạt động ngân hang thì hầu nhƣ chƣa đề cập tới. Do vậy cần thiết phải có những nghiên cứu chỉnh sửa quyết định này để đảm bảo phù hợp với các thông lệ quốc tế. qua đó tạo điều kiện cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam có thể mở rộng phạm vi hoạt động ra ngoài lãnh thổ cũng nhƣ giúp cho các ngân hàng thƣơng mại tăng cƣờng khả năng chống đỡ rủi ro.

Ba là, NHNN-HG nên ban hành văn bản hƣớng dẫn cơ chế trích lập dự phòng

RRTN. Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro, các biện pháp quản lý chỉ nhằm ngăn chặn chứ không thể xóa bỏ đƣợc hoàn toàn rủi ro có thể xảy ra. Để có thể duy trì hoạt động liên tục thì ngân hàng cần phải có quỹ dự phòng để bù đắp cho các rủi ro phát sinh.

KÊT LUẬN

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro tác nghiệp; trên cơ sở tổng quan tài liệu nghiên cứu về rủi ro tác nghiệp và việc vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu, Luận văn đã tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:

Một là, nghiên cứu những lý luận cơ bản cơ bản về rủi ro tác nghiệp và quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thƣơng mại, tổng hợpkinh nghiệm về quản lý rủi ro tác nghiệp của các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế, bài học cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.

Hai là, nghiên cứu, phân tích một cách hệ thống thực trạng công tác quản lý rủi ro tác nghiệp tại Vietinbank và Vietinbank Hà Giang.Từ đó, đánh giá những kết quả đã đạt đƣợc cũng nhƣ những tồn tại và tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó.

Ba là, trên cơ sở thực trạng thực trạng công tác quản lý rủi ro tác nghiệp tại Vietinbank và Vietinbank Hà Giang, luận văn đề xuất một số giải pháp có tính khả thi và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng công tác quản lý rủi ro tác nghiệp đảm bảo hoạt động của Ngân hàng an toàn, hiệu quả.

Rủi ro tác nghiệp luôn hiện hữu trong hoạt động của ngân hàng ở tất cả các mặt nghiệp vụ. Rủi ro tác nghiệp là những rủi ro phát sinh do yếu tố con ngƣời (cầu thả, gian lận), do sự sơ hở trong các quy trình tác nghiệp, sự yếu kém trong hệ thống thông tin, hệ thống kiểm soát nội bộ; hoặc từ những thay đổi các yếu tố bất thƣờng bên ngoài (cơ chế, chính sách của nhà nƣớc, thiên tai, địch họa). Rủi ro tác nghiệp ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà hoạt động ngân hàng luôn gắn chặt với sức khỏe của nền kinh tế trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc. Trong bối cảnh nền kinh tế trong nƣớc và Quốc tế gặp nhiều khó khăn, rủi ro tác nghiệp càng nảy sinh và tiềm ẩn nhiều thách thức đối với hệ thống ngân hàng nói chung và Vietinbank nói riêng cần phải đƣợc quản lý hiệu quả, khoa học. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu không nhiều, trình độ, kiến thức thực tế có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của thầy cô, bạn bè, cán bộ nghiên cứu và bạn đọc quan tâm đến đề tài này để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Chính phủ, 07/06/2005, Nghị định số 74/2005/NĐ-CP - ―Phòng chống rửa tiền‖.

2. Ngân hàng nhà nƣớc, 30/6/2, Văn bản số 281/NHNN-TTR - Hướng dẫn tổ chức tín dụng thực hiện một số nội dung của nghị định số 74

3. Ngân hàng nhà nƣớc, 2006. Nghị quyết số 35/2006/QĐ-NHNN ngày 31/07/2006 của về ―Quy định các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử

4. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 01/08/2006 , Quyết định số 36/2006/QĐ -“Ban hành Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ Tổ chức tín dụng”

5. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, 01/08/2006, Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN - “Ban hành quy chế kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng”

6. Ngân hàng TMCP Công Thƣơng, Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Công Thương năm 2011, 2012, 2013.

7. Ngân hàng TMCP Công Thƣơng, Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Hà Giang năm 2011, 2012, 2013.

8. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật các Tổ chức tín dụng (Luật số 47/2010/QH2012) , thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010)

9. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 19/04/2005, Quyết định

số457/2005/QĐ- NHNN - ― Quy chế về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt

động của tổ chức tín dụng‖. Tiếng Anh

10. Peter R. Rose (2012), ―Risk Analysis and Management of Petroleum

Website: 11. http://vietinbank.vn 12. http://baohagiang.vn 13. http://www.bis.org/publ/bcbs128.htm 14. .http://www.moj.gov.vn/ 15. http://www.tapchitaichinh.vn 16. http://vietstock.vn 17. http://www.dbs.com.s/ 18. https://www.kpmg.com

PHỤ LỤC

Phụ lục 01 : Phiếu Khảo Sát

Phụ lục 01

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

( Chi nhánh tiến hành định kì hoặc thường xuyên )

Tác giả của Phiếu khảo sát hiện đang công tác tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng-CN Hà Giang, hiện nay đang thực hiện đề tài nghiên cứu về “Quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang”.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý khách hàng đã tin tƣởng và lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng. Đề hỗ trợ tác giả đề tài nghiên cứu, đồng thời có ý kiến nhằm nâng cao chất lƣợng phục vụ và đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà giang (Trang 99 - 111)