Kinh nghiệm QLRRTN của một số NHTM trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà giang (Trang 47 - 49)

1.2.1 .Khái niệm quản lýrủi ro tác nghiệp

1.4. Quan sát thực tế về RRTN và kinh nghiệm QLRRTN

1.4.2. Kinh nghiệm QLRRTN của một số NHTM trên thế giới

Rất nhiều ngân hàng trên thế giới đã áp dụng các biện pháp QLRRTN ngay sau khi Hiệp ƣớc vốn Basel II có hiệu lực. Nhiều ngân hàng ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Australia đã áp dụng cách tiếp cận đo lƣờng tiên tiến AMA. Kết quả nghiên cứu do Ủy ban Basel thực hiện đối với 121 ngân hàng tại 17 quốc gia cho đến hết năm 2008 đã kết luận rằng vốn rủi ro tác nghiệp của các ngân hàng sử dụng AMA thấp hơn các ngân hàng không sử dụng AMA (10,8% so với 12-18%).

Hơn 50% ngân hàng Tây Ban Nha đã thực hiện đổi mới hoạt động và tổ chức nhằm mục tiêu quản trị rủi ro tác nghiệp nhƣ: thành lập một bộ phận riêng biệt chuyên về RRTN, đổi mới hệ thống báo cáo và áp dụng công nghệ hiện đại.

Một số ngân hàng sử dụng tối đa nguồn lực từ bên ngoài để quản trị rủi ro tác nghiệp, nhƣ Citibank sử dụng phần mềm CLS (continuous linked settlement). Citibank thực hiện quản trị rủi ro tác nghiệp theo các tiêu chuẩn và chính sách rủi ro và kiểm soát trên cơ sở tự đánh giá rủi ro. Hoạt động của các phòng ban, đơn vị kinh doanh đƣợc xác định, đánh giá thƣờng xuyên; từ đó các quyết định điều chỉnh và sửa đổi hoạt động để giảm thiểu rủi ro tác nghiệp đƣợc đƣa ra. Các hoạt động này đƣợc tài liệu hóa và công bố trong ngân hàng. Các chỉ số đo lƣờng rủi ro chính đƣợc xác định kỹ lƣỡng và cụ thể - và đấy là điều kiện để Citibank thực hiện quản trị rủi ro tác nghiệp.

Khung quản trị rủi ro tác nghiệp cũng đƣợc vận dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với điều kiện của từng quốc gia, từng ngân hàng. Ngân hàng DBS (Singapore) đã cụ thể hóa khung quản trị trên nhƣ sau:

Các rủi ro tác nghiệp đƣợc phân tích trên hai giác độ: tần suất xuất hiện và mức độ tác động. Từ đó, DBS xác định cách thức tổ chức và xây dựng các chƣơng trình giảm thiểu các mức rủi ro tác nghiệp nhƣ: kiểm soát nội bộ, bảo hiểm quốc tế. Tại

DBS, các công cụ và kĩ thuật quản trị rủi ro tác nghiệp đƣợc sử dụng nhƣ kiểm soát tự đánh giá, quản lý sự kiện, phân tích rủi ro và báo cáo.

Hình 1.1 : Khung quản lý rủi ro tác nghiệp của ngân hàng DBS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà giang (Trang 47 - 49)