Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO Trường hợp ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 40 - 44)

2.1.1. Lịch sử ra đời

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập chính thức vào ngày 26/04/1957 theo Quyết định số 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan chủ quản là Bộ Tài chính. Tiền thân là Ngân hàng kiến thiết Việt Nam với mục đích chính khi thành lập là cấp phát vốn cho sự nghiệp tái thiết và xây dựng lại đất nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội.

Năm 1983, theo chủ trương chuyển dịch ngân hàng sang cơ chế thương mại, Ngân hàng chuyển từ Bộ Tài chính sang thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bắt đầu từ đó, Ngân hàng chính thức hoạt động như một Ngân hàng thương mại thực thụ với nhiều nghiệp vụ mới được mở ra như: cho vay, huy động vốn, thanh toán.

Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có những tên gọi:

- Từ ngày 26/4/1957 – 25/4/1981: Ngân hàng kiến thiết Việt Nam

- Từ ngày 26/4/1981 – 13/11/1990: Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.

- Từ ngày 14/11/1990 – nay: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. - Từ tháng 05/2012: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Hiện nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất Việt Nam, được coi là một Doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước mang tính hệ thống thống nhất bao gồm 116 Chi nhánh cấp I, hàng ngàn Phòng giao dịch và Điểm giao dịch, 5 công ty trực thuộc trong toàn quốc, có 5 đơn vị liên doanh với nước ngoài, góp vốn với 5 tổ chức tín dụng.

Trụ sở chính đặt tại số 35 Hàng Vôi, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội;

2.1.2. Chức năng và nhiệm v ch yếu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vit Nam Vit Nam

Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là phục vụ đầu tư phát triển các dự án, thực hiện các chương trình kinh tế then chốt của đất nước. Thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, Tổng công ty. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng và quan hệ thanh toán với hơn 50 ngân hàng trên thế giới.

Ngân hàng có chức năng huy động vốn ngắn hạn, trung dài hạn trong nước và nước ngoài để đầu tư phát triển, được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng, làm đại lý, ngân hàng phục vụ đầu tư từ các nguồn của Chính phủ, các tổ chức kinh tế tài chính tiền tệ , các tổ chức kinh tế xã hội, đoàn thể, cá nhân.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một ngân hàng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ đầu tư phát triển. Quá trình 55 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển luôn gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của đất nước.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Tháng 9 năm 2008, BIDV chính thức chuyển đổi mô hình tổ chức theo dự án TA2. Dự án TA 2 được thực hiện bởi nhóm chuyên gia tư vấn từ tập đoàn ngân hàng-bảo hiểm ING của Hà Lan và học viện Ngân hàng Bỉ (BBA). Theo dự án này, BIDV đã hình thành rõ nét mô hình cho một NHBL hiện đại, ở Hội sở chính tách thành 5 khối bao gồm Khối Ngân hàng bán buôn, Khối NHBL và mạng lưới, Khối vốn và kinh doanh vốn, Khối Quản lý rủi ro, Khối Tác nghiệp, Khối Tài chính. Khối chi nhánh: bao gồm chi nhánh bán buôn, chi nhánh bán lẻ và các chi nhánh hỗn hợp.

2.1.4. Mạng lưới hoạt động

Từ ngày đầu thành lập, bộ máy tổ chức của ngân hàng chỉ có 8 chi nhánh với trên 800 cán bộ công nhân viên. Đến nay, BIDV đã có hơn 16000 người làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và hiệu quả, đặc biệt có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển, là thế mạnh cạnh tranh của BIDV. BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, chia thành hai khối:

(i) Khối kinh doanh: tập trung trong các lĩnh vực sau:

- Ngân hàng thương mại: 116 chi nhánh cấp 1,256 Phòng giao dịch và hệ thống các điểm giao dịch với hàng ngàn máy ATM và điểm POS trên toàn phạm vi lãnh thổ, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu khách hàng.

- Chứng khoán: Công ty chứng khoán BIDV (BSC)

- Bảo hiểm: Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC): Gồm Hội sở chính và 10 chi nhánh

- Đầu tư – Tài chính: Công ty Cho thuê Tài chính I, II; Công ty Đầu tư Tài chính (BFC), Công ty Quản lý Quỹ Công nghiệp và Năng lượng,...Các Liên doanh: Công ty Quản lý Đầu tư BVIM, Ngân hàng Liên doanh VID Public (VID Public Bank), Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB); Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB), Ngân hàng liên doanh Việt Nam – Camphuchia, Công ty liên doanh Tháp BIDV.

(ii) Khối sự nghiệp, gồm có: - Trung tâm Đào tạo (BTC).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO Trường hợp ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 40 - 44)