Xây dựng, phát triển và tối đa hoá giá trị nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO Trường hợp ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 92 - 94)

3.3.2 .Hoàn thiện về mô hình tổ chức quản lý và kinh doanh NHBL

3.3.3.Xây dựng, phát triển và tối đa hoá giá trị nguồn nhân lực

Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho công tác bán lẻ chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng cao (nhận thức tầm nhìn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tác phong giao dịch) để

cạnh tranh với nhân lực từ các tổ chức nước ngoài, nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động NHBL, tối đa hoá giá trị nguồn nhân lực và duy trì lợi thế cạnh tranh của ngân hàng. Lộ trình kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ bán lẻ:

(i) Tại Hội sở chính: Kiện toàn và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý.

(ii) Tại Chi nhánh:

Một là, củng cố đội ngũ cán bộ Quan hệ khách hàng tại phòng Quan hệ khách hàng bán lẻ, Phòng giao dịch và Quỹ tiết kiệm phục vụ khách hàng phổ thông, cán bộ tư vấn tài chính phục vụ khách hàng hạng trung và cao cấp và cán bộ Dịch vụ khách hàng bán lẻ.

Hai là, sau năm 2012, từng bước xây dựng đội ngũ bán hàng phục vụ khách hàng có thu nhập cao và rất giàu có.

(iii) Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán lẻ cụ thể như sau:

Một là, gắn kết quả đào tạo với việc bố trí sử dụng cán bộ theo đúng người, đúng việc, thực hiện luân chuyển cán bộ để sắp xếp công việc phù hợp nhất với năng lực chuyên môn, phát huy tinh thần sáng tạo của cán bộ.

Hai là, có các chính sách hấp dẫn về tuyển dụng, đào tạo, chính sách khuyến khích động lực để giữ và phát triển các cán bộ có chất lượng.

Ba là, đối với công tác tuyển dụng: Thực hiện tuyển dụng từ bên ngoài một cách thường xuyên để đảm bảo thông suốt trong quá trình hoạt động.

Bốn là, đối với công tác đào tạo, huấn luyện: Xác định đối tượng đào tạo và xây dựng nội dung đào tạo, thường xuyên cho trao đổi, hoạc hỏi các chuyên gia bán lẻ nước ngoài.

Tại Hội sở chính: đào tạo kiến thức kinh doanh NHBL, kỹ năng thiết kế và phát triển sản phẩm dịch vụ, kỹ năng quản lý và triển khai bán sản phẩm dịch vụ thông qua mạng lưới chi nhánh và các kênh bán hàng khác. Ngoài ra,

đào tạo kiến thức về quan hệ khách hàng bán lẻ, cách thức phục vụ các đối tượng khách hàng cho cán bộ NHBL tại Hội sở chính.

Tại chi nhánh: đào tạo thường xuyên về sản phẩm dịch vụ NHBL, quy trình tác nghiệp cho cán bộ quan hệ khách hàng; Đối với các sản phẩm đặc thù như sản phẩm bảo hiểm có thể tổ chức đào tạo chuyên gia về sản phẩm tại chi nhánh; Định kỳ tổ chức đào tạo kỹ năng bán hàng theo các cấp độ: cán bộ Quan hệ khách hàng và Tư vấn tài chính cá nhân, cán bộ đón tiếp khách hàng, cán bộ dịch vụ khách hàng, bao gồm: kỹ năng giao tiếp với khách hàng, giới thiệu, bán sản phẩm bán lẻ, phát triển và duy trì quan hệ với khách hàng…

Năm là, điều kiện đảm bảo đào tạo thành công: - Đầu tiên, phải đào tạo đúng đối tượng.

- Tiếp đến, đối tượng được đào tạo phải được bố trí công tác ổn định, có thời gian tiếp nhận kiến thức và áp dụng kiến thức vào thực tiễn công việc tại chi nhánh.

- Việc luân chuyển, thay đổi cán bộ phải đảm bảo lực lượng kế cận được đào tạo đầy đủ đáp ứng yêu cầu công việc.

- Tổ chức cấp chứng chỉ hành nghề nội bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO Trường hợp ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 92 - 94)