Đánh giá kết quả hoạt động dịch vụ NHBL tại BIDV dưới tác động của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO Trường hợp ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 62 - 63)

của hội nhập WTO

2.3.1. Kết quả bán lẻ từ khi Việt Nam hội nhập WTO của ngành ngân hàng Việt Nam Việt Nam

Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của Công nghệ thông tin, thì năm 2010 được đánh giá là năm “bùng nổ” về dịch vụ NHBL tại Việt Nam. Cụ thể, thị trường thẻ Việt Nam được đánh giá là thị trường năng động hàng đầu thế giới với mức tăng trưởng dự kiến đạt khoảng 18,5%/năm đến năm 2014. Cùng đó, số lượng thẻ thanh toán tăng hơn gấp đôi từ năm 2008 là 14,7 triệu thẻ lên 33 triệu thẻ năm 2011, hơn 12.000 máy rút tiền tự động (ATM) cùng 50.000 điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ (POS), trong đó có hơn 20 ngân hàng triển khai Internet Banking và gần 8 ngân hàng triển khai Mobile Banking ở các mức độ khác nhau.

Thị trường tín dụng bán lẻ Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng để khai thác và tốc độ tăng trưởng của NHBL dự kiến có thể đạt đến 30-40%/năm. thị trường và khách hàng hướng tới xây dựng chiến lược hiệu quả cho NHBL, phát triển dịch vụ ngân hàng trong thời đại ngân hàng đa kênh… Tuy nhiên, hiện chỉ gần 20% dân số Việt Nam sử dụng dịch vụ Ngân hàng, mặc dù thời gian qua các Ngân hàng đã hướng đến việc bán lẻ phục vụ khách hàng cá

nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể… nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ Ngân hàng ngày càng cao của khách hàng.

Trong khi đó, nhiều Ngân hàng nước ngoài gia nhập thị trường NHBL đã không ngừng mở rộng mạng lưới, ứng dụng các dịch vụ hiện đại và cạnh tranh trực tiếp với Ngân hàng trong nước. Hiện nay, sự phối hợp giữa các Ngân hàng thương mại trong việc triển khai các dịch vụ Ngân hàng mới còn kém, mỗi hệ thống Ngân hàng phát triển một chiến lược hiện đại hóa khác nhau và ít có sự gắn kết. Chẳng hạn, hoạt động thanh toán thẻ, máy POS, ATM... hiệu quả chưa cao, còn lãng phí vốn và thời gian. Nếu các Ngân hàng thương mại liên kết với nhau sẽ tận dụng được cơ sở hạ tầng, tiết kiệm đầu tư, phát triển các dịch vụ thế mạnh riêng của từng Ngân hàng.

Với xu thế như hiện nay, dự kiến sau năm 2015 thị trường bán lẻ sẽ là thị trường chủ đạo mà các Ngân hàng nước ngoài khai thác mạnh sau khi đã đặt chân vững chắc vào Việt Nam. Vì vậy, các Ngân hàng trong nước nên chú trọng thị trường và quan tâm thực sự tới thị trường trong nước trong bối cảnh cạnh tranh mạnh với Ngân hàng nước ngoài. Các Ngân hàng thương mại Việt Nam không thể đứng yên để tận hưởng lợi thế sẵn có mà cần xác định phát triển dịch vụ NHBL là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO Trường hợp ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 62 - 63)