Chỉ tiêu tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO Trường hợp ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 55)

Đơn vị: tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 %TT 2009 so 2008 Năm 2010 % TT năm 2010 so 2009 Năm 2011 % TT 2011 so 2010 %Tăn trư ng bình quân 3 năm

Dư nợ cho vay

cuối kỳ 16.220 21.500 33 29.832 39 36.274 22 31

Dư nợ cho vay

bình quân 18.860 22.035 30.285 37 Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ bán lẻ 2,50 2,60 2,60 2,55 1 Tỷ lệ dư nợ có TSĐB/tổng dư nợ bán lẻ 79 82 81 82 1

(Nguồn: số liệu báo cáo hoạt động kinh doanh BIDV năm 2011)

- Về dư nợ tín dụng bán lẻ: Năm 31/12/2010 dư nợ tín dụng bán lẻ đạt 29.832 tỷ đồng, tăng 8.332 tỷ đồng so với 31/12/2009, tương ứng tăng 38,7%. Đến cuối năm 2011 Dư nợ tín dụng bán lẻ đạt 36.274 tỷ đồng, tăng 6.442 tỷ đồng (tăng 21,6%) so với năm 2010, tương ứng tăng trưởng bình quân trong 3 năm là 31%.

Biểu đ 2 6: M hình tăng trư ng dư nợ từng năm

(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh BIDV năm 2011)

- Về tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ: Đến 31/12/2011, tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ của các chi nhánh đạt 15,9%. Trong những năm gần đây, thực hiện định hướng trở thành một NHBL, BIDV mới thực sự chú trọng đến hoạt động tín dụng bán lẻ, do vậy, tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ của BIDV mới chỉ đạt khoảng 15-16%, trong khi các ngân hàng thương mại cổ phần khác như ACB, Sacombank, Techcombank... (với định hướng chiến lược: coi mảng bán lẻ là thị trường mục tiêu) có tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ tương ứng là 50%; 48%; 37%.

Với định hướng phát triển hoạt động NHBL trong thời gian tới BIDV cần triển khai những biện pháp quyết liệt hơn để gia tăng tỷ trọng này.

- Về chất lượng tín dụng: Nợ quá hạn tín dụng bán lẻ đến 31/12/2009 là 2,6%. Tỷ lệ này tăng so với 2008 (2,5%) nguyên nhân chính là nợ quá hạn phát sinh tập trung tại một số chi nhánh có vụ việc xẩy ra đối với sản phẩm cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay kinh doanh đối với các hộ gia đình, ... Nợ quá hạn tín dụng bán lẻ tại thời điểm cuối năm 2011 là 925 tỷ đồng, chiếm

2,55% tổng dư nợ TDBL. Nguyên nhân chủ yếu do đặc điểm của tín dụng bán lẻ là nhiều khách hàng cá nhân trả nợ không đúng ngày đến hạn trả nợ, vì vậy tỷ lệ nợ quá hạn chưa phản ánh đúng tỷ lệ nợ xấu.

- Về Cơ cấu theo sản phẩm

Bảng 2.4: Cơ cấu cho vay theo ản phẩm

Đơn vị: tỷ đồng

T T

Loại hình cho vay

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) 1 Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở 3,000 18 4,592 21 6,685 22 7,146 20 2 Cho vay CBCNV 1,950 12 2,887 13 3,284 11 4,224 12

3 Cho vay hộ kinh

doanh. 5,600 35 7,383 34 10,099 34 14,235 39 4 Cho vay cầm cố chứng khoán, ứng trước, repo 1,000 6 1,220 6 2,217 7 699 2 5 Cho vay cầm cố, chiết khấu GTCG 2,710 17 3,234 15 4,162 14 5,746 16 6 Cho vay khác 1,960 12 2,184 10 3,385 11 4,224 12 Tổng ố 16,220 100 21,50 0 100 29,832 100 36,274 100

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2011)

Năm 2008, trong các sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV,sản phẩm cho vay hộ kinh doanh chiếm tỷ trọng dư nợ lớn nhất, khoảng 35% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ của toàn hệ thống, tiếp theo là đến. Sản phẩm cho vay liên quan đến nhà ở với dư nợ chiếm khoảng 18% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ, dư nợ

phát sinh chủ yếu ở các chi nhánh tại các thành phố lớn: Hà Nội, TP HCM... Sản phẩm cho vay cầm cố chứng khoán, repo: chiếm khoảng 6% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ. Đến nay dư nợ sản phẩm này chỉ chiếm 2% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ do thị trường chứng khoán có sự suy giảm mạnh mẽ, nhu cầu vay kinh doanh chứng khoán sụt giảm, đồng thời, do HSC chỉ đạo các chi nhánh hạn chế cho vay cầm cố chứng khoán, repo nhằm kiểm soát chất lượng tín dụng.

Năm 2011, Cơ cấu TDBL theo sản phẩm có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực so với năm 2008 Theo đó tỷ trọng dư nợ hộ SXKD tăng đáng kể, từ 35% lên 39%; Tỷ trọng dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở chiếm khoảng 20%; Tỷ trọng dư nợ cho vay cầm cố/chiết khấu giấy tờ có giá chiếm khoảng 16%; Tỷ trọng dư nợ cho vay CBCNV đảm bảo bằng lương khoảng 12%; Tỷ trọng dư nợ cho vay chứng khoán giảm mạnh từ 6 xuống còn 2%, đây là xu hướng tích cực trong điều kiện thị trường chứng khoán biến động khó lường như hiện nay. Cơ cấu cho vay khác chiếm tỷ trọng 7% trong tổng dư nợ cho vay (giảm 49%) so với năm 2008.

- Mô hình cơ cấu dư nợ năm 2011 như sau:

Biểu đ 2 7: M hình cơ cấu dư nợ năm 2011

2.2.3.3. Hoạt động thẻ

Bảng 2 5: Kết quả kinh doanh thẻ

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2008 Năm 2009 %TT 2009 so 2008 Năm 2010 % TT 2010 so 2009 Năm 2011 % TT 2011 so 2010 1 Số lượng KH tăng thêm, thẻ

Số lượng CIF cá nhân tăng thêm

Số

CIF 284.755 311.225 9% 388.037 25% 540.366 39%

Số lượng thẻ ghi nợ

nội địa tăng thêm Chiếc 275.332 307.458 12% 366.537 19% 526.990 44%

Số lượng thẻ tín

dụng quốc tế Chiếc 6.914 19.093 176% 27.411 44%

2 Chỉ tiêu quản lý

Số lượng POS tăng

thêm Điểm 663 2.099 217% 2.000 -5% Số lượng khách hàng sử dụng BSMS tăng thêm Khách hàng 295.745 436.838 48% 230.000 -47% 3 Thu phí dịch vụ Thu phí ròng dịch vụ thẻ Tỷ VND 26,30 39,10 49% 43,60 12% 68 56% Thu phí dịch vụ WU Tỷ VND 9,80 10,90 11% 12,90 18% 19 47% Số phí dịch vụ BSMS Tỷ VND 19 26,40 39% 40 52%

(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2011)

Trong giai đoạn 2008-2010, tốc độ tăng trưởng chủ thẻ có dấu hiệu chững lại và thấp hơn mức tăng chung của thị trường. Đặc biệt các đối thủ

cạnh tranh chủ yếu bao gồm VCB, Vietinbank, Agribank, và Đông Á tăng trưởng mạnh số lượng chủ thẻ và mạng lưới trong giai đoạn này.

Về mạng lưới ATM - một thế mạnh lớn của BIDV hiện tại: Năm 2008, BIDV đã lắp đặt 300 máy ATM theo đề án Mở rộng mạng lưới ATM năm 2007, nâng tổng số máy ATM của BIDV lên 1.000 máy trên 64 tỉnh thành phố trên toàn quốc, đứng thứ 3 trên thị trường về số lượng ATM.

Về chất lượng dịch vụ thẻ của BIDV trong năm 2008 đến nay đã có nhiều cải thiện, cụ thể: số lỗi giao dịch thẻ giảm, hệ thống ATM hoạt động ổn định, tần suất giao dịch trung bình là 3.650 giao dịch/máy, tăng trưởng khoảng 15% so với trước.

Mở rộng kết nối mạng lưới thanh toán thẻ: Hoạt động kết nối với các liên minh thẻ trong nước cũng được tích cực triển khai. Hiện tại hệ thống ATM của BIDV đã chính thức kết nối với các ngân hàng thuộc Banknet, Smartlink và kết nối thanh toán thẻ Visa.

Năm 2011 Số lượng thẻ ghi nợ nội địa tăng 526.990 thẻ, thu phí phát hành và sử dụng thẻ ghi nợ đạt 68 tỷ đồng. Sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế của BIDV được triển khai rộng rãi trên toàn hệ thống từ tháng 3 năm 2009. Năm 2010 phát hành được 19.093 thẻ. Đến Năm 2011, số lượng thẻ tín dụng phát hành đạt 27.411 thẻ.

2.2.3.4. Dịch vụ khác

Nhìn chung, năm 2011, các dịch vụ phi tín dụng cung cấp cho khách hàng cá nhân được các chi nhánh chú trọng triển khai, thể hiện ở số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tăng lên rõ rệt, thu phí dịch vụ tăng mạnh:

* Dịch vụ kiều hối và chuyển tiền WU: Nhìn chung doanh số chuyển tiền và số lượng giao dịch, số phí WU đều tăng qua các năm bất chấp những biến động bất ổn trong nền kinh tế,

Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh của dịch vụ chuyển tiền WU

Đơn vị: Nghìn USD

Chỉ tiêu Năm

2009 Năm 2010 Năm 2011

Doanh số chuyển tiền 54.000 63.000 31.000 Số lượng giao dịch 82.300 93.115 52.876

Số phí 600 711 334

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2011 của BIDV

* Dịch vụ thanh toán hoá đơn

Dịch vụ thanh toán hoá đơn EVN: Bắt đầu triển khai tại thị trường TP Hồ Chí Minh, sang năm 2008 HSC đã triển khai được cho 4 chi nhánh tại các địa bàn Hà Nội, Gia Lai, Đà Nẵng và Đồng Nai, tổng doanh số thanh toán đạt 10 tỷ đồng. Đây là dịch vụ mới triển khai vì vậy chủ trương của BIDV là cung cấp dịch vụ này để thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ khác, trong thời gian đầu triển khai (1 năm) sẽ cung cấp miễn phí cho khách hàng.

Dịch vụ thanh toán hoá đơn với Viettel: Triển khai từ năm 2007, đến nay doanh số đạt 7 tỷ đồng, tăng trưởng hàng năm trên 50%, phí thu từ dịch vụ thanh toán hoá đơn với Viettel đạt 150 triệu đồng. Đến nay dịch vụ này đã triển khai rộng rãi trên toàn hệ thống với doanh số hàng năm khoảng 20 tỷ đồng.

* Nhóm dịch vụ ngân hàng điện tử: - Dịch vụ BSMS:

Bảng 2.7: Kết quả kinh doanh dịch vụ BSMS

Đơn vị: người, tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 % HTKH Số lượng khách hàng tăng thêm 295.745 436.838 230.000 67 Số phí 19 26,4 40 55

- Dịch vụ BIDV Direct banking:

Tháng 6/2008 dịch vụ được chính thức triển khai cho khách hàng tại BIDV (kể cả khách hàng tổ chức và khách hàng cá nhân) với các tiện ích vấn tin tài khoản tiền gửi thanh toán, tiết kiệm KKH và có kỳ hạn; đến nay dịch vụ được bổ sung tiện ích vấn tin TK tiền vay tại ngân hàng. Đến nay, tốc độ phát triển khách hàng mới tương đối tốt thu hút được trên 100.000 khách hàng mới trên toàn hệ thống.

2.3. Đánh giá kết quả hoạt động dịch vụ NHBL tại BIDV dưới tác động của hội nhập WTO của hội nhập WTO

2.3.1. Kết quả bán lẻ từ khi Việt Nam hội nhập WTO của ngành ngân hàng Việt Nam Việt Nam

Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của Công nghệ thông tin, thì năm 2010 được đánh giá là năm “bùng nổ” về dịch vụ NHBL tại Việt Nam. Cụ thể, thị trường thẻ Việt Nam được đánh giá là thị trường năng động hàng đầu thế giới với mức tăng trưởng dự kiến đạt khoảng 18,5%/năm đến năm 2014. Cùng đó, số lượng thẻ thanh toán tăng hơn gấp đôi từ năm 2008 là 14,7 triệu thẻ lên 33 triệu thẻ năm 2011, hơn 12.000 máy rút tiền tự động (ATM) cùng 50.000 điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ (POS), trong đó có hơn 20 ngân hàng triển khai Internet Banking và gần 8 ngân hàng triển khai Mobile Banking ở các mức độ khác nhau.

Thị trường tín dụng bán lẻ Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng để khai thác và tốc độ tăng trưởng của NHBL dự kiến có thể đạt đến 30-40%/năm. thị trường và khách hàng hướng tới xây dựng chiến lược hiệu quả cho NHBL, phát triển dịch vụ ngân hàng trong thời đại ngân hàng đa kênh… Tuy nhiên, hiện chỉ gần 20% dân số Việt Nam sử dụng dịch vụ Ngân hàng, mặc dù thời gian qua các Ngân hàng đã hướng đến việc bán lẻ phục vụ khách hàng cá

nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể… nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ Ngân hàng ngày càng cao của khách hàng.

Trong khi đó, nhiều Ngân hàng nước ngoài gia nhập thị trường NHBL đã không ngừng mở rộng mạng lưới, ứng dụng các dịch vụ hiện đại và cạnh tranh trực tiếp với Ngân hàng trong nước. Hiện nay, sự phối hợp giữa các Ngân hàng thương mại trong việc triển khai các dịch vụ Ngân hàng mới còn kém, mỗi hệ thống Ngân hàng phát triển một chiến lược hiện đại hóa khác nhau và ít có sự gắn kết. Chẳng hạn, hoạt động thanh toán thẻ, máy POS, ATM... hiệu quả chưa cao, còn lãng phí vốn và thời gian. Nếu các Ngân hàng thương mại liên kết với nhau sẽ tận dụng được cơ sở hạ tầng, tiết kiệm đầu tư, phát triển các dịch vụ thế mạnh riêng của từng Ngân hàng.

Với xu thế như hiện nay, dự kiến sau năm 2015 thị trường bán lẻ sẽ là thị trường chủ đạo mà các Ngân hàng nước ngoài khai thác mạnh sau khi đã đặt chân vững chắc vào Việt Nam. Vì vậy, các Ngân hàng trong nước nên chú trọng thị trường và quan tâm thực sự tới thị trường trong nước trong bối cảnh cạnh tranh mạnh với Ngân hàng nước ngoài. Các Ngân hàng thương mại Việt Nam không thể đứng yên để tận hưởng lợi thế sẵn có mà cần xác định phát triển dịch vụ NHBL là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của mình.

2.3.2. Kết quả dịch vụ NHBL của BIDV dưới tác động của hội nhập WTO

Về tính đa dạng của dịch vụ

Khi khi hội nhập WTO, dưới tác động của cạnh tranh, các ngân hàng thương mại trong nước đã không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của mình để cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài, và BIDV cũng nằm trong số đó. Hiện tại BIDV có 40 sản phẩm chính và 6 sản phẩm khác dành cho khách hàng cá nhân. Các sản phẩm chính bao gồm các sản phẩm như thẻ, tiền

gửi và tiết kiệm, tín dụng bán lẻ, chuyển tiền, kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng điện tử.

Trong đó, sản phẩm thẻ của BIDV đã có 4 sản phẩm, bao gồm cả thẻ tín dụng nội địa và tín dụng quốc tế. Sản phẩm tiền gửi có 14 sản phẩm chính với kỳ hạn và phương thức trả lãi đa dạng. Sản phẩm tín dụng bán lẻ có 8 sản phẩm, sản phẩm chuyển tiền có 8 sản phẩm bao gồm cả sản phẩm chuyển tiền trong nước và quốc tế. Kinh doanh tiền tệ là sản phẩm tương đối mới nhưng BIDV đã có 4 sản phẩm. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử đã có dịch vụ Direct banking và dịch vụ BSMS. So với NHTM lớn như VCB, ICB, .. thì các dịch vụ của BIDV không hề kém về tính đa dạng.

Về số lượng khách hàng và thị phần:

Các NHBL nước ngoài khi vào thị trường Việt nam thì điều đầu tiên họ sẽ thực hiện từng bước chiếm lĩnh thị phần vì vậy các ngân hàng thương mại trong nước đã mở rộng lĩnh vực này, tuy nhiên kết quả còn hạn chế. Tại BIDV số lượng khách hàng cá nhân đến năm 2011 của BIDV là: khoảng 3 triệu khách hàng trong đó số lượng khách hàng đang duy trì số dư tiền gửi tài khoản và dư nợ bán lẻ là khoảng 2,5 triệu khách hàng, trong đó:

- Tổng số lượng khách hàng có số dư tài khoản (FD hoặc/và CA, SA) <500 triệu là: khoảng 2,5 triệu khách hàng, chiếm 83% tổng số khách hàng cá nhân có tài khoản FD, CA, SA tại BIDV.

- Số lượng khách hàng có 500 triệu đồng <số dư tài khoản<1 tỷ đồng là: Khoảng 300.000 khách hàng, chiếm 10% tổng số lượng khách hàng cá nhân có tài khoản FD, CA, SA.

- Số lượng khách hàng có 1 tỷ đồng < số dư tài khoản<2 tỷ đồng:

Khoảng 150.000 khách hàng, chiếm 5% tổng số lượng khách hàng cá nhân có tài khoản FD, CA, SA.

- Số khách hàng có số dư tài khoản> 2 tỷ đồng là: Khoảng 50.000 khách hàng, chiếm 2% tổng số lượng khách hàng cá nhân có tài khoản FD, CA, SA

Từ các số liệu trên có thể thấy rằng mặc dù khối lượng kinh doanh của BIDV đang tăng ổn định, tuy nhiên so với các Ngân hàng thương mại khác thì BIDV cũng đang dần mất thị phần. Đặc biệt là các ngân hàng cổ phần đang phát triển nhanh hơn nhiều (như ACB, Ngân hàng nông nghiệp, …).

Vì vậy, điều quan trọng là BIDV phải tự củng cố vị thế của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO Trường hợp ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)