Chỉ tiêu dịch vụ phi tín dụng 2012-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO Trường hợp ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 86 - 88)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tăng trưởng tín dụng bán lẻ hàng năm

(%) 32,5 35 33,3 32,5

Tỷ trọng dư nợ TDBL/tổng dư nợ (%) 16,5 17 17,5 18 Tỉ lệ Nợ xấu quá hạn TDBL (%) <3 <3 <2.8 <2.5

(Nguồn: Báo cáo dự thảo đề án phát triển NHBL của BIDV) (iv) Về các dịch vụ ngân hàng điện tử và dịch vụ phi tín dụng khác

Mục tiêu: là ngân hàng hàng đầu của các dịch vụ ngân hàng điện tử tiêu chuẩn, chuyên nghiệp, với độ tin cây, dễ kiểm soát và được bảo mật cao.

Bảng 3 4: Chỉ tiêu dịch vụ phi tín dụng 2012-2015 Chỉ tiêu Năm Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tăng trưởng thu phí dịch vụ từ khách hàng cá

nhân (%) 65 70 68 65

Tăng trưởng số lượng khách hàng cá nhân (%) 13 13.5 13.2 13

(Nguồn: Báo cáodự thảo đề án phát triển NHBL của BIDV) (v) Về phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ NHBL (chi nhánh, ATM, các kênh phân phối điện tử khác)

Một là, hoàn chỉnh mạng lưới bán lẻ toàn hệ thống và từng khu vực địa bàn, nhằm tăng cường quản trị điều hành, giám sát rủi ro hoạt động, nâng cao sức cạnh tranh, tận dụng thời cơ và đương đầu với mọi thách thức:

Hai là, nâng cao hiệu quả hoạt động của các chi nhánh: đẩy mạnh hoạt động bán lẻ trên cơ sở sản phẩm dịch vụ tốt, công nghệ phù hợp, đội ngũ cán bộ chất lượng.

Ba là, từng bước mở rộng mạng lưới chi nhánh bán lẻ, phòng giao dịch, điểm giao dịch: tập trung vào các địa bàn thuận lợi (thành phố lớn, đô thị, khu vực đông dân cư).

(vi) Về cơ chế quản lý hoạt động mạng lưới bán lẻ:

Một là, quản lý mạng lưới chi nhánh theo chiều dọc và trực tuyến, phù hợp với quy định của NHNN.

Hai là, quản lý đến từng sản phẩm bán lẻ, đến từng đối tượng khách hàng; Xây dựng cơ chế, chương trình (phần mềm) quản lý mạng lưới chi nhánh, phải quản lý và giám sát đến từng sản phẩm bán lẻ (chuẩn).

Ba là, hướng tới tổ chức phục vụ trọn gói khách hàng với các sản phẩm của hệ thống.

(vii) Về quy hoạch phát triển mạng lưới truyền thống

Một là, tập trung phát triển mạng lưới bán lẻ tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh làm thí điểm, sau đó sẽ rút kinh nghiệm và triển khai, mở rộng ra các khu vực khác là trung tâm đô thị lớn; Thành lập các chi nhánh bán lẻ theo hướng nâng cấp các phòng giao dịch hiện có khi thấy đủ điều kiện, nhằm không ngừng tăng cường khả năng mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của các cấp cơ sở.

Hai là, các phòng giao dịch trực thuộc các chi nhánh hỗn hợp tạo thành mạng lưới bán hàng của chi nhánh để tiếp cận đối tượng khách hàng là dân cư. Hình thành mạng lưới các điểm giao dịch tự động không có nhân viên, trang bị máy giao dịch tự động. Phát triển mạng lưới phòng giao dịch tại địa bàn trọng điểm phía Bắc và phía Nam đến năm 2015, làm tiền đề cho phát triển mạng lưới chi nhánh bán lẻ sau này;

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO Trường hợp ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 86 - 88)