Mục tiêu và chiến lược phát triển dịch vụ NHBL của BIDV giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO Trường hợp ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 82 - 89)

2.3.2 .Kết quả dịch vụ NHBL của BIDV dưới tác động của hội nhập WTO

3.2. Chiến lược phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV trong bối cảnh Việt Nam thực

3.2.2. Mục tiêu và chiến lược phát triển dịch vụ NHBL của BIDV giai đoạn

2012 - 2015

3.2.2.1. Mục tiêu chung

(i) Về định vị thị trường:

Một là, về thị phần: Là Ngân hàng có thị phần bán lẻ lớn thứ 3 trong hệ thống các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài tại Việt Nam;

Hai là, về khách hàng mục tiêu: Đến năm 2015 có nền khách hàng bán lẻ chiếm khoảng 10% dân số Việt nam, bao gồm các nhóm khách hàng: Nhóm khách hàng dân cư đô thị tại các thành phố (công chức, cán bộ công nhân viên có thu nhập ổn định tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, các công ty lớn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); Nhóm khách hàng trẻ có độ tuổi tuổi từ 18-45 (công chức, viên chức, cán bộ trẻ có thu nhập, sinh viên); Nhóm khách hàng thu nhập cao (lãnh đạo, doanh nhân, nhà quản lý)

Ba là, về các địa bàn mục tiêu:

Địa bàn ưu tiên phát triển: các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng.

Địa bàn tiềm năng phát triển: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Đắc Lắc, Gia Lai,Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, tiền Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu.

Bốn là, về sản phẩm: Cung cấp danh mục các sản phẩm dịch vụ NHBL hiện đại hàng đầu thị trường Việt Nam, theo thông lệ, đa dạng và chất lượng cao.

Năm là, về kênh phân phối: Phát triển đa dạng các kênh phân phối theo hướng thân thiện, tin cậy, dễ tiếp cận và hiện đại đối với khách hàng.

(ii) Mục tiêu chất lượng hoạt động NHBL

Một là, tăng trưởng huy động vốn khách hàng cá nhân bình quân 20%/ năm.

Hai là, nợ xấu thấp hơn 2%.

Ba là, gia tăng hiệu quả hoạt động: thu nhập từ hoạt động bán lẻ tăng bình quân 40%/năm, chi phí hoạt động gia tăng bình quân 10% mỗi năm.

Bốn là, thu nhập từ hoạt động NHBL chiếm tỉ trọng 20-25% trong lợi nhuận trước thuế của ngân hàng.

(iii) Quản trị điều hành hoạt động NHBL

Một là, bằng việc tái cơ cấu mô hình tổ chức của các chi nhánh, chuyển đổi hoạt động của các chi nhánh từ định hướng khách hàng theo sản phẩm trở thành các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn và bán hàng vào năm 2012

Hai là, cung cấp cho khách hàng một danh mục đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng vào năm 2012, theo đó tiếp tục cấp nhật các sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Ba là, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng

(iv) Phát triển nguồn lực

Một là, xây dựng được đội ngũ bán hàng năng động và chuyên nghiệp. Hai là, xây dựng phát triển chính sách động lực nhằm thu hút và giữ cán bộ giỏi.

3.2.2.2. Mục tiêu cụ thể

(i) Về phát triển hoạt động kinh doanh thẻ

Mục tiêu:

Một là, BIDV trở thành ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực thẻ với các loại hình thẻ đa dạng, tiện ích phong phú sành điệu, kênh chấp nhận thẻ rộng rãi.

Hai là, mục tiêu của thẻ Debit là xây dựng cơ sở kế hoạch để bán chéo sản phẩm khác.

Ba là, phát triển mạnh thẻ tín dụng trên cơ sở cấp tín dụng tín chấp nhưng đảm bảo kiểm soát rủi ro và khả năng sinh lời.

Bốn là, phát triển mạnh theo chiến lược “chiếm chỗ” và phủ rộng toàn quốc.

Tiếp tục mở rộng nền tảng khách hàng, nâng thị phần dịch vụ thẻ của BIDV theo chỉ tiêu đặt ra cho giai đoạn 2012-2015 như sau:

Bảng 3 1: Chỉ tiêu tăng trư ng hoạt động kinh doanh thẻ 2012-2015 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1.Thẻ ghi nợ nội địa

- Số lượng: 750.000 975.000 1.287.000 1.711.710 - Tăng trưởng (%) 35 30 32 33 2. Thẻ Tín dụng quốc tế - Số lượng: 10.000 20.000 36.000 63.000 - Tăng trưởng (%) 100 80 75 3.Đơn vị chấp nhận thẻ - Số lượng: 200 400 780 1.482 - Tăng trưởng (%) 67 100 95 90 4.Thu ròng dịch vụ Thẻ - Số tiền: 30 60 126 258 - Tăng trưởng (%) 82 100 110 105

Nguồn: Báo cáo dự thảo đề án phát triển NHBL của BIDV (ii) Về các chỉ tiêu phát triển Huy động vốn dân cư

Mục tiêu:

Một là, BIDV trở thành địa chỉ đầu tư tin cậy, an toàn và hiệu quả của mọi khách hàng.

Hai là, sản phẩm dịch vụ đa dạng, nhiều tiện ích và linh hoạt. Ba là, sản phẩm được quản lý tự động. Bảng 3 2: Chỉ tiêu huy động vốn 2012-2015 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tăng trưởng huy động vốn thông qua các

hình thức tiền gửi và tiết kiệm (%) 20 25 25 25 Thị phần huy động vốn (%) 11.9 12.1 12.3 12.4

(iii) Về các chỉ tiêu phát triển Tín dụng bán lẻ

Mục tiêu: BIDV trở thành ngân hàng hàng đầu có thế mạnh trong tín dụng bán lẻ với danh mục sản phẩm đa dạng, hấp dẫn, thủ tục gọn nhẹ đáp ứng linh hoạt các nhu cầu của khách hàng.

Bảng 3 3: Chỉ tiêu tín dụng bán lẻ 2012-2015 Chỉ tiêu Năm Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tăng trưởng tín dụng bán lẻ hàng năm

(%) 32,5 35 33,3 32,5

Tỷ trọng dư nợ TDBL/tổng dư nợ (%) 16,5 17 17,5 18 Tỉ lệ Nợ xấu quá hạn TDBL (%) <3 <3 <2.8 <2.5

(Nguồn: Báo cáo dự thảo đề án phát triển NHBL của BIDV) (iv) Về các dịch vụ ngân hàng điện tử và dịch vụ phi tín dụng khác

Mục tiêu: là ngân hàng hàng đầu của các dịch vụ ngân hàng điện tử tiêu chuẩn, chuyên nghiệp, với độ tin cây, dễ kiểm soát và được bảo mật cao.

Bảng 3 4: Chỉ tiêu dịch vụ phi tín dụng 2012-2015 Chỉ tiêu Năm Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tăng trưởng thu phí dịch vụ từ khách hàng cá

nhân (%) 65 70 68 65

Tăng trưởng số lượng khách hàng cá nhân (%) 13 13.5 13.2 13

(Nguồn: Báo cáodự thảo đề án phát triển NHBL của BIDV) (v) Về phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ NHBL (chi nhánh, ATM, các kênh phân phối điện tử khác)

Một là, hoàn chỉnh mạng lưới bán lẻ toàn hệ thống và từng khu vực địa bàn, nhằm tăng cường quản trị điều hành, giám sát rủi ro hoạt động, nâng cao sức cạnh tranh, tận dụng thời cơ và đương đầu với mọi thách thức:

Hai là, nâng cao hiệu quả hoạt động của các chi nhánh: đẩy mạnh hoạt động bán lẻ trên cơ sở sản phẩm dịch vụ tốt, công nghệ phù hợp, đội ngũ cán bộ chất lượng.

Ba là, từng bước mở rộng mạng lưới chi nhánh bán lẻ, phòng giao dịch, điểm giao dịch: tập trung vào các địa bàn thuận lợi (thành phố lớn, đô thị, khu vực đông dân cư).

(vi) Về cơ chế quản lý hoạt động mạng lưới bán lẻ:

Một là, quản lý mạng lưới chi nhánh theo chiều dọc và trực tuyến, phù hợp với quy định của NHNN.

Hai là, quản lý đến từng sản phẩm bán lẻ, đến từng đối tượng khách hàng; Xây dựng cơ chế, chương trình (phần mềm) quản lý mạng lưới chi nhánh, phải quản lý và giám sát đến từng sản phẩm bán lẻ (chuẩn).

Ba là, hướng tới tổ chức phục vụ trọn gói khách hàng với các sản phẩm của hệ thống.

(vii) Về quy hoạch phát triển mạng lưới truyền thống

Một là, tập trung phát triển mạng lưới bán lẻ tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh làm thí điểm, sau đó sẽ rút kinh nghiệm và triển khai, mở rộng ra các khu vực khác là trung tâm đô thị lớn; Thành lập các chi nhánh bán lẻ theo hướng nâng cấp các phòng giao dịch hiện có khi thấy đủ điều kiện, nhằm không ngừng tăng cường khả năng mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của các cấp cơ sở.

Hai là, các phòng giao dịch trực thuộc các chi nhánh hỗn hợp tạo thành mạng lưới bán hàng của chi nhánh để tiếp cận đối tượng khách hàng là dân cư. Hình thành mạng lưới các điểm giao dịch tự động không có nhân viên, trang bị máy giao dịch tự động. Phát triển mạng lưới phòng giao dịch tại địa bàn trọng điểm phía Bắc và phía Nam đến năm 2015, làm tiền đề cho phát triển mạng lưới chi nhánh bán lẻ sau này;

Bảng 3 5: Chỉ tiêu phát triển mạng lưới 2012-2015

Đơn vị: Số lượng

Mạng lưới Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Chi nhánh hỗn hợp 120 130 140 150

Chi nhánh bán lẻ 4 8 8 8

Phòng Giao dịch 37 386 390 410

Điểm giao dịch 30 35 40 45

Chi nhánh bán buôn 2 2 2

(Nguồn: Báo cáo dự thảo đề án phát triển NHBL của BIDV)

Bảng 3 6: Chỉ tiêu phát triển mạng lưới ATM đến năm 2015

Đơn vị: số lượng

Chi nhánh Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Hà Nội 362 426 500 520

Phía Bắc (Trừ HN) 194 219 250 270

ĐB sông Hồng 25 29 35 40

Miền núi phía Bắc 84 93 100 120

Bắc Trung Bộ 83 96 110 130

Nam Trung Bộ 174 196 200 210

Tây Nguyên 91 106 110 120

TP. Hồ Chí Minh 385 452 460 480

P.Nam (Trừ HCM) 101 112 130 145

ĐB sông Cửu Long 146 171 185 210

Toàn hệ thống 1,700 2,000 2,080 2,245

Bảng 3 7: Chỉ tiêu phát triển mạng lưới POS đến năm 2015

Đơn vị: Số điểm

STT Địa điểm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Hà Nội 950 2,500 2,500 2,000

2 Động lực phía Bắc 500 1,000 1,250 1,250

3 ĐB sông Hồng 90 150 200 300

4 Miền núi phía Bắc 330 500 400 500

5 Bắc Trung Bộ 350 400 500 500

6 Nam Trung Bộ 690 1,000 700 800

7 Tây Nguyên 200 300 250 300

8 TP. Hồ Chí Minh 1,300 3,350 3,500 3,750

9 Động lực phía Nam 260 300 300 300

10 ĐB sông Cửu Long 500 500 400 300

Toàn hệ thống 5,170 10,000 10,000 10,000

(Nguồn: Báo cáo dự thảo đề án phát triển NHBL của BIDV)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO Trường hợp ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 82 - 89)