Các chỉ tiêu đánh giá hiệu lực, hiệu quả quản lý NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước của huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương (Trang 39 - 42)

1.3. Quản lý ngân sách nhà nƣớc

1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu lực, hiệu quả quản lý NSNN

1.3.4.1. Hiệu quả quản lý NSNN, hiệu lực quản lý NSNN

a. Hiệu quả kinh tế và xã hội của quản lý NSNN

Phát hiện kịp thời hành vi tham nhũng, lãng phí và sai phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nƣớc tại các đơn vị sử dụng; xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, kiến nghị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; thực hiện cân đối tích cực hệ thống ngân sách nhà nƣớc. Tính cân đối đó đƣợc bảo đảm bởi nhiều yếu tố tham dự: Luật NSNN, quy trình NSNN, thiết chế phân cấp NS, phƣơng thức quản lý NS, cơ chế điều hành NS, các quy tắc tác nghiệp trong hoạt động của NSNN,…. Do đó để đánh giá hiệu quả quản lý NSNN cũng phải xét trên nhiều tiêu chí ở các cấp độ đó, cụ thể:

- Hiệu quả quản lý thu NSNN: Thể hiện ở việc khai thác hợp lý các nguồn lực tài chính tiềm năng và sẵn có trong nền kinh tế quốc dân, đi đôi với bồi dƣỡng và tăng cƣờng các nguồn thu nhằm tiếp ứng yêu cầu ngày càng cao trong bảo đảm quan hệ cân đối NSNN.

- Hiệu quả quản lý chi NS: Hiệu quả chi NSNN đƣợc thể hiện trên 2 nội dung cơ bản:

+ Chi đầu tƣ phát triển (Cơ sở hạ tầng, các công trình kinh tế, …) phải lấy hiệu quả làm đầu; hiệu quả ở đây là đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm cho các công trình kinh tế- xã hội, bảo đảm trực tiếp hay gián tiếp đến tăng trƣởng kinh tế và tích tụ cho phát triển kinh tế của huyện.

+ Chi thƣờng xuyên (Văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, an ninh, quân sự địa phƣơng,… ) phải hợp lý, tiết kiệm. Đặc biệt tiết kiệm tối đa trong chi quản lý hành chính.

- Hiệu quả trong khai thác tối đa các nguồn lực tài chính hiện hữu và các nguồn tiềm năng:

Để có thể khai thác tối đa các nguồn lực tài chính hiện hữu và tiềm năng, điều quan trọng nhất là phải tạo động lực mạnh mẽ cho các cấp chính quyền địa phƣơng (quản lý các cấp NSĐP: Tỉnh, Huyện, Xã và các cấp tƣơng đƣơng), phát huy tính năng động sáng tạo trong khai thác các nguồn lực nói trên ngay ở địa phƣơng mình. Giải pháp quan trọng nhất để thực hiện đƣợc mục tiêu đó là cần thực hiện phân định thu – chi một cách hợp lý, trên cơ sở mở rộng quyền tự chủ cho NS cấp dƣới

- Hiệu quả tổng hợp:

Đƣợc đánh giá thông qua việc xây dựng và thực hiện cân đối NSNN một cách tích cực trong năm tài khóa; mà thực chất của nó là cân đối thu – chi và “nội hàm” của nó là đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế- xã hội đƣợc xác lập trong năm kế hoạch, tƣơng ứng với năm tài khóa đó; trên các phƣơng diện: Huy động vƣợt mức các nguồn lực tài chính (chấp hành thu vƣợt lớn hơn dự toán thu); đầu tƣ phát triển có hiệu quả; tiết kiệm và chi tiêu hợp lý các khoản chi NS về giáo dục, văn hóa, khoa học, y tếvà các vấn đề xã hội và đặc biệt tiết kiệm chi về quản lý hành chính. Cuối năm tài khóa, NSNN cần có số dƣ sau khi thực hiện quyết toán; để bổ sung chi tiêu cho NS năm sau và tăng cƣờng lực lƣợng dự trữ tài chính

b. Hiệu lực trong quản lý NSNN

- Việc nghiêm túc tuân thủ thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật nhà nƣớc, các văn bản của HĐND, UBND tỉnh, huyện, và các Sở ban ngành liên quan đến quản lý ngân sách nhà nƣớc cũng nhƣ các chế độ quản lý tài chính - kế toán, chế độ quản lý đầu tƣ và xây dựng; việc quản lý và sử dụng tài sản công (quản lý, sử dụng đất đai, trụ sở làm việc... tại các đơn vị) của các đơn vị trên địa bàn huyện.

- Kết quả đạt đƣợc trong việc tuân thủ thực hiện các chính sách của Đảng, pháp luật nhà nƣớc, các văn bản của HĐND, UBND tỉnh, huyện, và các Sở ban ngành liên quan đến quản lý ngân sách nhà nƣớc cũng nhƣ các chế độ quản lý tài chính - kế toán, chế độ quản lý đầu tƣ và xây dựng; việc quản lý và sử dụng tài sản

công (quản lý, sử dụng đất đai, trụ sở làm việc... tại các đơn vị) của các đơn vị trên địa bàn huyện

1.3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân sách cấp huyện

- Thỏa mãn và đạt được các mục tiêu đề ra

Muốn đánh giá đƣợc hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc, trƣớc hết phải xác định đƣợc mục tiêu cần đạt đƣợc khi lập dự toán và chấp hành dự toán làm cơ sở cho công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc đạt hiệu quả. Trong thực tế, thuật ngữ mục tiêu và thuật ngữ nhiệm vụ đôi khi đƣợc dùng với cùng một ý nghĩa. Khi mục tiêu đạt đƣợc cũng có nghĩa là nhiệm vụ đã hoàn thành.

- Qúa trình lập dự toán: Công tác lập dự toán thu, chi có tuân thủ trình tự, thủ tục lập dự toán, có đảm bảo đầy đủ cơ sở, dự toán thu có đảm bảo bao quát hết tất cả các nguồn thu, khả năng thu, dự toán chi có vƣợt tiêu chuẩn, định mức của Nhà nƣớc trong từng thời kỳ, có đảm bảo tính kinh tế và phù hợp với nhu cầu sử dụng ?

- Công tác chấp hành dự toán ngân sách

+ Việc chấp hành dự toán có phù hợp với dự toán đƣợc duyệt. + Các tài liệu, hồ sơ có đầy đủ.

+ Tính kịp thời trong thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao đã đƣợc phê duyệt trong bản dự toán, nhất là đối với các nhiệm vụ đầu tƣ, mua sắm.

- Công tác kế toán, quyết toán

+ Sự phù hợp với hệ thống mẫu biểu đƣợc quy định; + Sự phù hợp về thời gian trong lập báo cáo;

+ Tính đầy đủ của các hồ sơ, mẫu biểu quyết toán theo quy định. + Cân đối thu - chi, đảm bảo đúng tiến độ:

- Số lượng cán bộ được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và số giờ giành cho đào tạo phát triển

Số giờ giành cho đào tạo phát triển thƣờng đƣợc tính bằng tổng số giờ đào tạo chia tổng số cán bộ, công chức. Trên cơ sở tính toán số giờ giành cho đào tạo phát triển giúp quản lý tốt hơn các chi phí đào tạo và phát triển nhân lực.

+ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. + Đạo đức, lối sống.

+ Về thái độ của cán bộ, công chức khi tiếp xúc, giải quyết công việc với nhân dân.

+ Tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức khi tiếp xúc, giải quyết công việc với nhân dân.

+ Cách thức làm việc của cán bộ, công chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước của huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)