Định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý NSNN huyện Thanh Miện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước của huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương (Trang 102 - 104)

3.3 .Đánh giá công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc huyện Thanh Miện

4.2. Định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý NSNN huyện Thanh Miện

Sau khi Luật Ngân sách nhà nƣớc năm 2015 có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017, việc tiếp tục hoàn thiện quản lý ngân sách huyện trong thời gian tới cần dựa trên các quan điểm sau:

(1)- Tiếp thực hiện Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 trong thời kỳ chuyển tiếp

- Đối với quyết toán ngân sách các năm 2015, 2016, áp dụng theo các quy định của Luật ngân sách nhà nƣớc số 01/2002/QH11, Thời kỳ ổn định ngân sách 2011 - 2015 đƣợc kéo dài đến hết năm 2016, Thời kỳ ổn định ngân sách tiếp theo đƣợc tính từ năm 2017 đến năm 2020, Đối với dự toán ngân sách năm 2016 thực hiện nhƣ sau:

- Đối với dự toán ngân sách chi thƣờng xuyên, áp dụng định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc theo Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ;

- Đối với dự toán ngân sách chi đầu tƣ phát triển, áp dụng các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tƣ thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, Dự toán ngân sách chi đầu tƣ phát triển năm 2016 phải nằm trong khung kế hoạch đầu tƣ trung hạn 2016 - 2020 và đƣợc bố trí cân đối phù hợp với tốc độ tăng chi ngân sách nhà nƣớc năm 2016 so với năm 2015,

(2)- Triển khai thực hiện nghiêm Luật Ngân sách 83/2015/QH13, đồng thời hoàn thiện quản lý NSNN huyện Thanh Miện theo hướng:

- Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nƣớc huyện Thanh Miện phải dựa trên cơ sở quán triệt đƣờng lối, chính sách phát triển KT- XH của Huyện ủy, HĐND và UBND huyện nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT- XH, phù hợp với trình độ phát triển của các xã tại địa phƣơng, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu mà đại hội Đảng lần thứ XXIII huyện nhà đã đặt ra,

- Khai thác, quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ nhƣng đồng thời phải nuôi dƣỡng và tạo điều kiện để khuyến khích các thành phần kinh tế hoạt động trên địa bàn các xã, để mở rộng sản xuất kinh doanh, Từ đó làm cơ sơ để tăng thu một cách hợp lý ở mức cao nhất nguồn thu vào ngân sách, để đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện các chiến lƣợc phát triển KT- XH, đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, đồng thời tạo động lực để các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh,

- Phải đa dạng hóa nguồn thu tạo ra sự đóng góp của các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện làm cho nguồn thu ngày càng tăng lên, đảm bảo ổn định lâu dài, Khắc phục tình trạng hiện nay chỉ tập trung quản lý thu vào các lĩnh vực chủ yếu, chƣa quan tâm đến các lĩnh vực liên quan khác, Đồng thời phải mở rộng nguồn thu trên địa bàn trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách phù hợp,

- Nâng cao hiệu quả các khoản chi ngân sách, bố trí chi thƣờng xuyên ở mức hợp lý, tăng chi đầu tƣ phát triển để thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT- XH đặt ra, Coi trọng hiệu quả các khoản chi ngân sách, xác định các nội dung trọng tâm cần đầu tƣ các khoản chi ngân sách, một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao,

- Tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách phải đi liền với hoàn thiện bộ máy, tăng cƣờng chức năng, quyền hạn của bộ máy quản lý thu, chi ngân sách, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu, chi ngân sách, từ huyện đến cơ sở,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước của huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)