Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước của huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương (Trang 96 - 99)

3.3 .Đánh giá công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc huyện Thanh Miện

3.3.2. Những hạn chế

3.3.2.1. Về bộ máy tổ chức quản lý

Việc phối kết hợp giữa Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục thuế, Kho bạc Nhà nƣớc huyện và các đơn vị liên quan trong việc xây dựng dự toán có lúc chƣa tốt, Huyện xây dựng kế hoạch chủ yếu vẫn dựa vào chỉ tiêu tỉnh giao nên chƣa đƣợc chủ động, Việc kiểm tra, thẩm định dự toán ngân sách huyện của Sở Tài chính tỉnh vẫn chƣa đƣợc sâu,

3.3.2.2. Về công tác lập dự toán

Công tác lập dự toán NSX chƣa đạt chất lƣợng cao, chƣa bao quát hết các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng; chƣa dự báo đƣợc các khoản thu sát thực tế tăng trƣởng kinh tế, khai thác hợp lý các nguồn thu, chƣa bố trí các khoản chi tiêu sát với nhu cầu vốn, kinh phí cho từng công việc và tiết kiệm; phần lớn các xã chƣa lập đƣợc bản thuyết minh dự toán rõ ràng về đánh giá kết quả thực hiện năm trƣớc, căn cứ tính toán các khoản thu chi của năm sau; chƣa định ra đƣợc các giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện dự toán,

Công tác lập dự toán của các đơn vị dự toán thuộc huyện còn chậm dẫn đến việc tổng hợp ngân sách của huyện còn chậm.

Do nguồn thu trên địa bàn còn hạn hẹp, ngân sách của huyện Thanh Miện chƣa đƣợc cân đối đƣợc, số thu trợ cấp cân đối hàng năm lớn; số liệu dự toán xây dựng còn mang tính hình thức, ƣớc tính chƣa sát với thực tế chủ yếu là ấn định dựa theo tính toán của cấp trên là chủ yếu. Các đơn vị sử dụng ngân sách thƣờng xây dựng dự toán chi cao để đề nghị bổ xung cân đối, Số liệu quyết toán hàng năm so với dự toán xây dựng đầu năm biến động lớn, Trong quá trình thực hiện còn tồn tại phải bổ sung dự toán nhiều lần,

Một số nhiệm vụ đột xuất phát sinh trong năm yêu cầu phải thực hiện chi, nhƣng lại không đƣợc bố trí trong dự toán kinh phí phần nào gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện,

3.3.2.3. Về công tác quản lý thu chi

Công tác chấp hành dự toán thu ngân sách nhìn chung việc triển khai thu ngân sách ở một số địa phƣơng chƣa sâu rộng, có địa phƣơng còn thiếu tích cực, còn buông lỏng các nguồn thu chƣa thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời

còn một số chỉ tiêu thu thấp, một số chỉ tiêu chƣa có số thu (thuế sử dụng đất phi nông nghiệp), Một số khoản thu vẫn chƣa đánh giá đúng nguồn thu và khả năng thu của địa phƣơng nhƣ thu phí, thuế từ các dịch vụ phục vụ du lịch, từ các khách sạn, nhà hàng mới phát sinh trong năm

- Việc xác định doanh thu trong các dịch vụ phục vụ du lịch của các hộ kinh doanh chƣa đƣợc rà soát, thống kê, điều chỉnh doanh số kịp thời cũng ảnh hƣởng nhiều đến thu ngân sách địa phƣơng,

- Quản lý chi thƣờng xuyên ở các số đơn vị chƣa thực sự tiết kiệm nhất là trong mua sắm, tiếp khách, điện, nƣớc, xăng dầu…

- Công tác phân bổ dự toán và thực hiện giải ngân một số nhiệm vụ đã đƣợc giao trong dự toán năm và nguồn vốn thuộc các chƣơng trình ở một số đơn vị tiến độ còn chậm,

- Công tác tham mƣu của kế toán đơn vị, địa phƣơng trong quản lý, sử dụng ngân sách còn nhiều yếu kém, chƣa kịp thời nắm bắt các quy định mới về chế độ tài chính ngân sách,

3.3.2.4. Về công tác quyết toán

- Công tác kế toán: Một số đơn vị chƣa coi trọng khâu lập hồ sơ chứng từ, Trong quá trình thu không thực hiện lập phiếu thu hoặc sử dụng biên lai thu tiền, thực hiện thu bằng cách ký sổ tay, không vào sổ thu ngân sách, không lập giấy nộp tiền để nộp vào ngân sách tại Kho bạc Nhà nƣớc, Việc tổ chức chi đôi khi còn tùy tiện, chi sai nguyên tắc, sai nội dung kinh tế, chi sai so với DT đƣợc duyệt; vẫn còn tình trạng tự thu, tự chi không thực hiện qua NS tại Kho bạc Nhà nƣớc huyện,

Về sổ sách kế toán còn một số đơn vị vẫn chƣa mở đầy đủ sổ sách kế toán, Việc hạch toán còn nhiều sai sót nhƣ việc chữa sổ chƣa thực hiện theo đúng quy định nhƣ dùng bút sơn để tẩy xóa, còn nhiều đơn vị không mở sổ theo dõi tài sản, không tính hao mòn tài sản cố định, còn hạch toán nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh còn chƣa đúng Mục lục ngân sách,

Về hệ thống báo cáo còn một số đơn vị lập nhiều bảng cân đối tài khoản kế toán, thiếu thuyết minh báo cáo tài chính, lập không đúng mẫu báo cáo đã đƣợc Nhà nƣớc quy định,

- Quyết toán ngân sách: Việc đối chiếu số liệu còn chậm, đến cuối ngày 31/12 năm ngân sách (hết giờ làm việc hành chính) một số đơn vị vẫn còn giao dịch với Kho bạc Nhà nƣớc,

Theo quy định, cuối ngày 31/12 năm ngân sách, các đơn vị phải thực hiện đối chiếu công nợ, kiểm kê quỹ tiền mặt, vật tƣ, hàng hóa, tài sản… nhƣng trên thực tế khi phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tiến hành thẩm tra quyết toán năm đối với các đơn vị thì hầu nhƣ công việc này chỉ có một số đơn vị tiến hành hoặc khi tiến hành thƣờng là sau ngày 31/12 của năm trƣớc,

Trong quá trình thực hiện công tác quyết toán, còn một số đơn vị thực hiện còn chậm, chƣa tập hợp, rà soát hết các khoản thu, nhiệm vụ chi; chƣa tập hợp đầy đủ hồ sơ, chứng từ thực hiện khóa sổ kế toán; lập báo cáo còn thiếu một số mẫu biểu theo quy định, số liệu còn chƣa chính xác,

Qua thực tế cho thấy việc thực hiện chế độ công khai tài chính một số đơn vị thực hiện chƣa đúng theo quy định, chƣa niêm yết số liệu quyết toán ngân sách huyện tại nơi công cộng, mà chỉ thực hiện công khai trƣớc các kỳ họp của HĐND cùng cấp

3.3.2.5. Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

Công tác thanh tra kiểm tra trên lĩnh vực này tuy đƣợc tiến hành thƣờng xuyên nhƣng kết luận, xử lý sai phạm còn chƣa nghiêm minh, Chƣa có cơ chế rõ ràng, cụ thể để thực hiện công tác giám sát đầu tƣ của cộng đồng, của các đoàn thể nhân dân nhất là các công trình có huy động đóng góp của nhân dân,

Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý tài chính ngân sách vẫn còn hình thức, khi phát hiện những sai phạm chƣa xử lý kịp thời, chủ yếu dừng ở mức nhắc nhở, rút kinh nghiệm,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước của huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)