Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây (Trang 102 - 108)

3.4 .Đánh giá chung về công tác quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Hà Tây

4.3 Kiến nghị và đề xuất

4.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Thứ nhất, BIDV cần kịp thời ban hành các văn bản cụ thể hóa các văn bản pháp luật có liên quan tới hoạt động cho vay của các cơ quan quản lý cấp trên để các chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có căn cứ thực hiện

chính xác, tránh trường hợp một số điều luật có thể bị hiểu theo nhiều hướng, gây ra sự không đồng bộ trong hoạt động của hệ thồng.

Thứ hai, BIDV hỗ trợ cho phép Chi nhánh tăng định biên lao động ở bộ phận quan hệ khách hàng nhằm đẩy mạnh phát triển đi đôi với nâng cao hiệu quả cho vay kết hợp bán chéo các sản phẩm ngân hàng khác.

Thứ ba, BIDV cần hỗ trợ nguồn vốn, có chính sách vốn phù hợp để từ đó Chi nhánh có thể cho vay với lãi suất thấp hơn, tạo ra thế mạnh cạnh tranh trên thị trường so với các ngân hàng khác.

Thứ tư, BIDV cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi những điểm quá cứng nhắc, bất hợp lý trong quy trình cấp tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh trong việc triển khai áp dụng phù hợp với tình hình thực tế.

Thứ năm, BIDV tiếp tục nghiên cứu cho ra đời và triển khai áp dụng các gói sản phẩm cho vay ưu đãi với quy mô lớn nhằm khuyến khích nhu cầu của khách hàng sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.

Thứ sáu, tăng cường hỗ trợ các chi nhánh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của hệ thống BIDV. Ngoài ra, BIDV cần thường xuyên tổ chức các cuộc thi nghiên cứu khoa học về những vấn đề thực tế phát sinh, các hội thi nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhằm phát huy khả năng sáng tạo và trau dồi kiến thức cho cán bộ ngành.

KẾT LUẬN

Quản lý rủi ro tín dụng ngày nay đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các NHTM. Muốn hoạt động quản lý rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao cần phải có sự nghiên cứu để từ đó đưa ra những giải pháp, chính sách phù hợp trong từng thời kỳ. Trong thời gian qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây đã và đang áp dụng đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Với mong muốn các sản phẩm tín dụng của ngân hàng đến với khách hàng và đem lại hiệu quả sử dụng tối đa cho khách hàng, hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Hà Tây trong điều kiện phát triển của nền kinh tế hiện nay.

Trong phạm vi luận văn “ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu

tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Tây” thì luận văn đã đi vào làm rõ:

- Nêu lên được những vấn đề cơ bản về tín dụng, rủi ro tín dụng cũng như công tác quản trị rủi ro tín dụng.

- Đánh giá được thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Hà Tây, đánh giá những kết quả đạt được và vấn đề còn hạn chế.

- Trên cơ sở những phân tích, đánh giá ở trên, học viên đã đề xuất được một số giải pháp trọng tâm nhằm tăng cường và hoàn thiện công tác QLRRTD tại BIDV – Chi nhánh Hà Tây. Tuy là cấp chi nhánh, song công tác QLRRTD được thực hiện trong tổng thể các chính sách và khung QLRRTD của toàn hệ thống. Vì vậy, các giải pháp được đề xuất áp dụng cả cho Hội sở chính và cho Chi nhánh Hà Tây

Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu nhưng do còn nhiều hạn chế và hiểu biết cũng như kinh nghiệm thực tế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo được hoàn chỉnh và có ý nghĩa thực tiễn hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Hà Tây, 2010. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010. Hà Nội.

2. Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Hà Tây, 2011. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2011. Hà Nội.

3. Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Hà Tây. 2012. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2012. Hà Nội.

4. Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Hà Tây, 2013. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2013. Hà Nội.

5. Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Hà Tây, 2014. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2014. Hà Nội

6. Hồ Diệu, 2010. Tín dụng Ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê. 7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2001. Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi, bổ sung. Hà Nội.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2013. Theo thông tư số: 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, một số văn bản, quy định khác.

10.Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, 2004. Quyết định số 203/QĐ- HĐQT ngày 16/07/2004 về việc ban hành Quy chế cho vay đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi, bổ sung. Hà Nội.

11.Nguyễn Duệ, 2005. Ngân hàng Trung ương. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

12.Nguyễn Anh Dũng, 2013. Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Bình Định. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Đà Nẵng.

13.Nguyễn Minh Kiều, 2008. Hướng dẫn thực hành tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng thương mại. TP HCM: Nhà xuất bản thống kê.

14.Nguyễn Hữu Tài, 2007. Lý thuyết tài chính tiền tệ. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

15.Trương Tuấn Khôi, 2007. Quản lý rủi ro tín dụng đối với DNNVV tại ngân hàng BIDV Thăng Long. Luận văn Thạc sĩ. trường Đại học Kinh Tế

Các website:

16. Đào Thị Thanh Tú, 2014. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Tài Chính, số 6/2014, [Báo điện tử] <http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/trao-doi---binh-luan/xay-dung-he- thong-quan-tri-rui-ro-hoat-dong-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-

PHỤ LỤC

Bảng 2.1: CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

Câu 1 Thông qua bài luận văn “ Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam- chi nhánh Hà Tây” Ông/bà có đánh giá gì về công tác quản lý rủi ro và các đề xuất giải pháp để hoàn thiện hơn công tác quản lý rủi ro tín dụng của luận văn đã đưa ra?

Câu 2 Theo Ông/bà quá trình thực hiện chức năng quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng hiện tại đã thực hiện tốt hay chưa? Tại sao?

Câu 3 Xin Ông/bà hãy cho biết chiến lược hiện tại của chi nhánh ngân hàng thực hiện chiến lược đó có gặp khó khăn gì không?

Câu 4 Ông/bà đánh giá thế nào về công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng hiện nay?

Câu 5 Theo Ông/bà các vấn đề hiện tại của chi nhánh đang còn chưa thực hiện tốt thì công việc nào cần ưu tiên giải quyết trước? Vì sao?

Câu 6 Ông/bà đánh giá tình hình nợ xấu hiện nay tại các NHTM ở Việt Nam như thế nào?

Câu 7 Theo Ông/bà thì khả năng tiếp cận các khoản tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có dễ dàng không?

Câu 8 Ông/bà có thể đưa một số giải pháp tối ưu nào để tăng cường hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM hiện nay không?

Câu 9 Ông/bà đánh giá tình hình quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM hiện nay?

Câu 10 Theo ông/bà thì giải pháp nào tốt nhất để giải quyết tình hình nợ xấu hiện nay tại các NHTM của Việt Nam?

Câu 11 Theo ông/bà muốn tăng trưởng tín dụng cao nhưng rủi ro tín dụng giảm đi thì cần có những giải pháp nào?

Bảng 2.2: Danh sách cán bộ/công nhân viên BIDV Hà Tây tham gia khảo sát

TT HỌ VÀ TÊN CHỨC DANH EMAIL

1 Nguyễn Xuân Quang Phòng khách hàng cá nhân quangnx@bidv.com.vn 2 Nguyễn Lương Tùng Phòng khách hàng doanh nghiệp 1 tungnl@bidv.com.vn 3 Trần Minh Phòng khách hàng doanh nghiệp 1 minht5@bidv.com.vn 4 Trần Thiên Quý Phòng khách hàng doanh nghiệp 1 quytt8@bidv.com.vn 5 Phạm Trường Thi Phòng khách hàng doanh nghiệp 1 thipt@bidv.com.vn 6 Nguyễn Tuấn Minh Phòng khách hàng doanh nghiệp 1 hinhnt2@bidv.com.vn 7 Trần Thu Hiền Phòng khách hàng doanh nghiệp 2 hientt15@bidv.com.vn 8 Vũ Hoàng Tùng Phòng khách hàng doanh nghiệp 2 tungvh@bidv.com.vn 9 Hoàng Ngọc Lâm Phòng khách hàng cá nhân lamhn@bidv.com.vn 10 Khuất Anh Tuấn Phòng khách hàng cá nhân tuanka@bidv.com.vn 11 Lê Hải Chiều Phòng khách hàng cá nhân chieulh@bidv.com.vn 12 Nguyễn Thị Yến Phòng khách hàng cá nhân yennt12@bidv.com.vn 13 Nguyễn Phú Toàn Phòng kinh doanh thẻ toannp@bidv.com.vn 14 Phạm Thị Kim Anh Phòng kinh doanh thẻ anhptk@bidv.com.vn 15 Nguyễn Thị Hòa Phòng quản lý rủi ro hoant16@bidv.com.vn 16 Nguyễn Thị Hằng Phòng quản lý rủi ro hangnt3@bidv.com.vn 17 Nguyễn Thị Minh Hạnh Phòng quản lý rủi ro hanhntm@bidv.com.vn 18 Nguyễn Châu Giang Phòng quản lý rủi ro giangnc@bidv.com.vn 19 Đoàn Thị Ngọc Mai Phòng quản trị tín dụng maidtn5@bidv.com.vn 20 Phạm Thị Duyên Phòng quản trị tín dụng duyenpt@bidv.com.vn 21 Nguyễn Thị Thanh Huyền Phòng quản trị tín dụng huyenntt3@bidv.com.vn 22 Nguyễn Thị Thu Hằng Phòng quản trị tín dụng hangntt@bidv.com.vn 23 Nguyễn Thị Thu Hà Phòng quản trị tín dụng hanntt1@bidv.com.vn 24 Nguyễn Thị Kim Bình Phòng quản trị tín dụng binhntk@bidv.com.vn 25 Trần Đức Việt Phòng quản trị tín dụng viettd6@bidv.com.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây (Trang 102 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)