3.4 .Đánh giá chung về công tác quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Hà Tây
4.2 Một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
4.2.4 Tiếp tục đa dạng hóa danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng
Hiện tại BIDV Hà Tây đã và đang triển khai cơ bản hầu hết các danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng của BIDV như: cho vay hỗ trợ nhà ở (bao gồm cho vay mua, xây dựng, sửa chữa và cải tạo nhà ở, cho vay chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở), cho vay mua ôtô, cho vay tín chấp, chất vay cầm cố/chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay thông qua thẻ tín dụng, cấp hạn mức thấu chi… Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ trong danh mục cho vay không đồng đều có thể gây ra rủi ro trong quá trình hoạt động. Vì vậy cần đa dạng hóa danh mục cho vay tiêu dùng, từng bước cân đối tỷ trọng của các sản phẩm trong danh mục cho vay tiêu dùng:
- Tiếp tục phát huy tốt sản phẩm cho vay nhà ở với tiêu chí quy mô đi đôi với chất lượng cho vay, khai thác tiềm năng sẵn có về sản phẩm và nền khách hàng hoạt động tại Chi nhánh, tăng cường hợp tác toàn diện với các chủ đầu tư các dự án nhà ở có uy tín trên địa bàn như Doanh nghiệp tư nhân Số 1 tỉnh Điện Biên, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD3, Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai… để mở rộng đối tượng khách hàng vay mua nhà, đồng thời giúp cho việc quản lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành từ vốn vay dễ dàng hơn.
- Mở rộng cho vay mua ôtô phù hợp với thu nhập và phát triển của dân cư trong khu vực năng động trên các địa bàn hoạt động của Chi nhánh. Ngân hàng cần đánh giá và triển khai cho vay mua ô tô đã qua sử dụng. Nhưng vì là ô tô đã qua sử dụng nên giá trị còn lại của ô tô nhiều khi không cao nên khi tiến hành cho vay loại sản phẩm này, Ngân hàng cần chú ý cao tới khâu thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản bảo đảm (thông thường chính là ô tô đã qua sử dụng), mức cho vay phải hợp lý, và cần phải có những quy định chặt chẽ khác về hình thức cho vay này để nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro cho khoản vay (loại ô tô đã qua sử dụng bao lâu, giá trị còn lại tối thiểu phải bằng bao nhiêu phần trăm nguyên giá…).
- Kiểm soát, mở rộng đối tượng các sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp, phân tích đánh giá nguồn thông tin chính xác và có biện pháp phối hợp với đơn vị mà khách hàng đang công tác để quản lý thu nhập đối với đối tượng khách hàng này (giữ bằng gốc; tạm giữ một phần lương, thưởng …).
- Đối với sản phẩm thẻ tín dụng, cần tăng cường tìm kiếm, mở rộng khách hàng, trong đó đặc biệt chú trọng tới các đối tượng khách hàng có thu nhập cao, thu nhập ổn định, nghiên cứu triển khai các chương trình khuyến mại như miễn phí phát hành thẻ, tặng phiếu mua hàng, phát hành thẻ liên kết… nhằm thu hút khách hàng.
- Nghiên cứu rút ngắn các thủ tục rườm rà không cần thiết, giảm thời gian xử lý cho vay đối với sản phẩm cho vay cẩm cố thẻ tiết kiệm vì đây là sản phẩm vay khá đơn giản, hầu như không có rủi ro, đòi hỏi yêu cầu nhanh chóng và thuận tiện nhất; trước đây từ 1 ngày xuống còn ½ ngày và tiếp tục giảm xuống còn ¼ ngày đến 30 phút làm việc/khoản vay.
- Nghiên cứu triển khai sản phẩm cho vay tiêu dùng mới bổ sung thêm vào danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng với thủ tục đơn giản, nhiều tiện ích, phù hợp với thực tế nhu cầu của khách hàng như : cho vay đi du học, cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cho vay học phí đối với sinh viên, cho vay mua hàng trả góp…, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh nhằm từng bước nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng.
Mặc dù sự đa dạng của sản phẩm cho vay tiêu dùng sẽ đem lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng nhưng không phải sản phẩm cho vay nào cũng đem lại hiệu quả như nhau, có những sản phẩm sẽ đem lại lợi nhuận cao, ngược lại có sản phẩm chỉ mang lại lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhuận. Vì vậy, Ngân hàng cần xác định những sản phẩm chiến lược của mình để tập trung phát triển, đem lại hiệu quả cho vay tiêu dùng cao nhất.