Chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây (Trang 73 - 74)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-

3.2.1.2 Chất lượng tín dụng

Đơn vị: Tỷ đồng

Phân loại nợ Năm

2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1.Nợ đủ tiêu chuẩn 1.993 2.305 2.940 3.429 3.994,5 2.Nợ cần chú ý 8,9 62,8 52,3 91 30,2

3.Nợ dưới tiêu chuẩn 4,5 3,4 24,5 12,9 15,5

4.Nợ nghi ngờ 1,6 0,9 3,5 2,6 18,2

5.Nợ không thu hồi được 5 4,3 42 36,2 42,7

Nợ xấu (nhóm 3 + 4 + 5) 11,1 8,6 70 61,7 76,3

Tổng 2.014 2.377 3.063 3.572 4.100

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp - BIDV Hà Tây)

- Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh từ năm 2010 - 2014 tăng từ 0,56% lên 1,91% cho thấy nợ xấu tại chi nhánh có xu hướng tăng lên mặc dù vẫn ở mức cho phép do ảnh hưởng của nền kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn và một số nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan khác.

- Tỷ lệ nợ nhóm 1, nhóm 2 tại chi nhánh tương đối cao cho thấy chất lượng tín dụng được kiểm soát và có sự tăng trưởng qua các năm góp phần vào hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong các năm qua (Nợ nhóm 1 từ 1.993 tỷ đồng lên 3.994,5 tỷ đồng)

- Mặt khác, hiện nay tại chi nhánh đối với những khách hàng không có khả năng trả nợ chi nhánh kiên quyết chuyển nhóm nợ cao hơn, nợ xấu và tiến hành xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay. Tuy nhiên, kết quả đến nay còn nhiều hạn chế do cơ chế chung cũng như chưa quyết liệt trong các khâu, các bộ phận trong chi nhánh cũng như phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan.

- Nợ lãi dự thu và lãi treo có xu hướng tăng trong những năm qua làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng vì vậy cần có các biện pháp đồng bộ hơn nữa để thu hồi số lãi trên nâng cao hiệu quả tín dụng, hạn chế rủi ro xảy ra.

- BIDV Hà Tây sẽ tiếp tục đảm bảo chất lượng tín dụng với mục tiêu: Hoàn thành tốt các chỉ tiêu về tín dụng TW giao, tận thu nợ ngoại bảng, giảm nợ nhóm 2 và nhợ xấu; tăng thu lãi treo, lãi dự thu. Phấn đấu xử lý dứt điểm các trường hợp khách hàng chây ì bằng cách thanh lý tài sản đảm bảo để làm điển hình trong công tác tín dụng tại chi nhánh trong những năm tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)