CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-
3.2.2.3 Nguyên nhân từ phía ngân hàng
*) Công tác kiểm tra nội bộ chưa hiệu quả
Hiện nay công tác kiểm tra nội bộ tại chi nhánh do phòng quản lý rủi ro thực hiện dưới sự điều hành của giám đốc chi nhánh chưa thực sự phát huy hiệu quả do chưa có bộ phận chuyên biệt mà vẫn thực hiện chức năng hỗn hợp. Các báo cáo kiểm tra, giám sát thực hiện chưa sát sao, mang nhiều tính hình thức hơn là đi vào thực chất vấn đề phát sinh. Trường hợp xảy ra rủi ro tín dụng, việc kiểm tra và tham mưu đề xuất chưa phát huy được hiệu quả cao dẫn tới nợ xấu gia tăng, lợi nhuận kinh doanh giảm sút …
*) Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ QLKH chưa cao
- Độ tuổi bình quân của cán bộ làm công tác tín dụng tại chi nhánh là 26 tuổi; đây là lực lượng trẻ, đầy nhiệt huyết nhưng tình yêu nghề nghiệp chưa cao. Do đó, bên cạnh việc đào tạo bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thì vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Thực tế trong thời gian qua rủi ro tín dụng xảy ra do cán bộ gây ra lên đến nhiều tỷ đồng và hậu quả khắc phục không hề dễ dàng.
- Bố trí cán bộ làm công tác tín dụng có quan hệ họ hàng, thân thiết với nhau gây ra hiện tượng bè phái, vây cánh có thể dẫn tới rủi ro khó lường trước được đối với một số khoản thẩm định cho vay.
- Việc áp đặt ý chí chủ quan của lãnh đạo cộng với sự thiếu chính kiến của cán bộ QLKH cũng tạo nên rủi ro trong công tác tín dụng.
*) Thiếu sự kiểm tra, giám sát sau khi cho vay
Hiện nay quy trình cấp tín dụng tại BIDV được quy định tương đối chặt chẽ kèm theo các biểu mẫu cụ thể. Tùy từng mức độ phức tạp, rủi ro của khoản vay sẽ có sự thẩm định của Phó giám đốc chi nhánh, Giám đốc chi nhánh hay Hội đồng tín dụng chi nhánh nhưng sau khi khoản vay giải ngân thì cán bộ QLKH là người quản lý và kiểm tra sau đối với hầu hết các khoản vay. Thực tế, có thể do công việc bận hoặc lý do khác gì đó nhiều cán bộ thường làm biên bản hình thức, không xuống tận doanh nghiệp, công trình … để nắm bắt đúng sự việc và tài sản hình thành từ nguồn vốn vay như thế nào? Trong khi đó kiểm tra sau khi cho vay là một bước trong các biện pháp mà ngân hàng đề ra để hạn chế và ngăn ngừa rủi ro tín dụng dẫn đến rủi ro có thể xảy ra gây tổn thất cho ngân hàng.
*) Tín dụng tăng trưởng nóng
Áp lực tín dụng tại chi nhánh là phải đạt được chỉ tiêu hàng năm BIDV trung ương giao và nhiều khi là giao bổ sung thêm từ đầu năm. Trong điều kiện những năm qua tín dụng tại nước ta có sự tăng trưởng nóng vì vậy dẫn đến công tác thẩm định sơ sài, cho vay ẩu … dẫn đến rủi ro xảy ra trong các năm tiếp theo làm giảm sút chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.