Cơ cấu tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây (Trang 70 - 73)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-

3.2.1.1 Cơ cấu tín dụng

- Rủi ro danh mục theo đối tượng cho vay chưa hợp lý

Đơn vị: Tỷ đồng

Phân loại nợ Năm

2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Cho vay cá nhân 318,2 392,2 416,6 396,5 492 Cho vay doanh nghiệp và

TCKT 1.695,8 1.984,8 2.646,4 3.175,5 3.608

Tổng 2.014 2.377 3.063 3.572 4.100

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp - BIDV Hà Tây)

BIDV nói chung và BIDV Hà Tây nói riêng trong những năm qua chủ yếu dư nợ tín dụng là cho vay đối với các khách hàng doanh nghiệp và tổ chức kinh tế. Lợi thế của những khách hàng này là thường sử dụng đa dạng các dịch vụ của Ngân hàng đem lại lợi ích lớn; tuy nhiên tỷ lệ tài sản đảm bảo thấp, tính thị trường của tài sản đảm bảo không cao nếu rủi ro xảy ra gây tổn hại lớn cho ngân hàng. Mặt khác, khách hàng cá nhân vay thường với số lượng nhỏ nhưng tài sản đảm bảo chủ yếu là bất động sản có giá trị cao và số lượng khoản vay lớn góp phần phân tán rủi ro và khả năng thu hồi khi rủi ro xảy ra. Do vậy từ năm 2010 BIDV đã đẩy mạnh phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ để từng bước chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này và dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh đã có những chuyển biến tích cực tuy nhiên dư nợ cho vay còn thấp và chất lượng chưa cao. Và trong giai đoạn 2010 - 2014 đã có rất nhiều khách hàng doanh nghiệp có dư nợ lớn gặp khó khăn về sản xuất kinh doanh đã được ngân hàng hỗ trợ với đồng bộ các giải pháp

như: Cơ cấu nợ, giãn nợ, giảm lãi … nhưng không khắc phục được dẫn đến nợ xấu, nợ tiềm ẩn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng; có nguy cơ phát mại tài sản xiết nợ như Công ty TNHH Thái Sơn (khoảng 50 tỷ), Công ty Nhà Thủ Đô (khoảng 5 tỷ) …

- Rủi ro danh mục theo loại hình cho vay

Đơn vị: Tỷ đồng

Phân loại nợ Năm

2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1.Cho vay thương mại 805,6 950,8 1.225,2 1.428,8 1.640

2.Cho vay BĐS 604,2 713,1 918,9 1.071,6 1.230

3.Cho vay sản xuất 402,8 475,4 612,6 714,4 820 4.Cho vay tiêu dùng 201,4 237,7 306,3 357,2 410

Tổng 2.014 2.377 3.063 3.572 4.100

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp - BIDV Hà Tây)

Cơ cấu tín dụng tại chi nhánh có thể chia thành 4 loại là: Cho vay thương mại, cho vay bất động sản, cho vay sản xuất và cho vay tiêu dùng. Với số liệu trên cho thấy hoạt động cho vay thương mại của chi nhánh chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là cho vay bất động sản do sự phát triển của nền kinh tế và bùng nổ bong bóng của thị trường bất động sản thời gian qua; sau đó là cho vay phát triển sản xuất kinh doanh còn cho vay tiêu dùng thì chiếm một phần nhỏ và chủ yếu là cho vay với khách hàng là các cá nhân và hộ gia đình.

+ Cho vay thương mại: Với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam cùng với việc mở cửa và tham gia WTO nhu cầu bổ sung vốn của các thành phần kinh tế để kinh doanh rất lớn và tại chi nhánh dư nợ tăng từ 805,6 tỷ đồng lên 1.640 tỷ đồng với chất lượng tín dụng tương đối tốt nhưng đã xuất hiện dấu hiện nợ tiềm ẩn như : Công ty Hiway Việt Nam, T-tech…

+ Cho vay bất động sản: Khi thị trường bất động sản bùng nổ nhu cầu cho vay bất động sản phát triển mạnh, các ngân hàng thi nhau cho vay và

BIDV Hà Tây cũng không là ngoại lệ nên dư nợ có sự tăng trưởng theo các năm. Và đến khi thị trường bất động sản xuống dốc, giá rớt thê thảm bắt đầu xuất hiện rủi ro như: nợ xấu, nợ khó đòi …

+ Cho vay sản xuất và tiêu dùng: Cùng với sự phát triển nhu cầu chung của nền kinh tế thì sản xuất cũng phát triển và nhu cầu chi tiêu của người dân cũng tăng lên do đó tín dụng tại chi nhánh cũng phát triển; trong đó cho vay tiêu dùng chủ yếu là các khác hàng cá nhân/hộ gia đình với số liệu thống kê qua các năm như bảng trên.

- Rủi ro danh mục theo kỳ hạn

Đơn vị: Tỷ đồng

Phân loại nợ 2010 Năm Năm 2011 2012 Năm Năm 2013 2014 Năm

1.Nợ ngắn hạn 1.268,8 1.609,2 2.141 2.593,3 3.000 2.Nợ trung hạn 596,1 598,9 682,3 685,1 720 3.Nợ dài hạn 149,1 168,9 239,7 293,6 380

Tổng 2.014 2.377 3.063 3.572 4.100

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp - BIDV Hà Tây)

Nhìn vào cơ cấu tín dụng tại chi nhánh theo kỳ hạn chủ yếu là vay ngắn hạn phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế còn nhu cầu vay ngắn hạn phục vụ kinh doanh tư nhân, cá thể không nhiều. Trong khi đó, cho vay các khách hàng cá nhân phần đa là tín dụng trung và dài hạn tuy nhiên do hiện nay BIDV hoạt động theo cơ chế quản lý vốn tập trung nên tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn hàng năm theo chỉ tiêu hội sở chính giao cho chi nhánh nên rủi ro theo kỳ hạn ít bị ảnh hưởng mà hội sở chính đã có bộ phận quản lý toàn hệ thống rồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)