Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây (Trang 74 - 76)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-

3.2.2.1 Nguyên nhân khách quan

*) Nguyên nhân mang tính lịch sử và cơ chế chính sách của nhà nước

- Đầu những năm 90 của những thập kỷ trước chính phủ giao BIDV cho vay các doanh nghiệp nhà nước, các công ty để khôi phục khó khăn và phát triển sản xuất kinh doanh. Trong đó, BIDV Hà Tây cho vay một số doanh nghiệp như: Nông trường Lương Mỹ, Công ty Đá Miếu Môn … và hiện nay hầu hết các công ty trên là nợ xấu và chi nhánh đã trình TW chuyển nợ ngoại bảng để theo dõi và đôn đốc thu nợ nhưng còn gặp nhiều khó khăn.

- Trong nhiều năm qua BIDV đã đa dạng hóa, mở rộng cho vay các tập đoàn, tổng công ty nhà nước (bao gồm cả các công ty thành viên, công ty con, công ty góp vốn liên doanh liên kết …) góp phần không nhỏ và hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh nhưng cũng không ít đơn vị có nợ xấu, nợ khó đòi trong khi tỷ lệ tài sản đảm bảo thấp, tính thị trường của tài sản không cao (Như thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay như cầu cống, đường xá, máy móc thi công đặc thù của ngành và lĩnh vực …) dẫn đến rủi ro tín dụng trong quá trình cho vay tại chi nhánh như: Vinaconex 34 …

*) Ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô: Bên cạnh những thành tựu kinh tế xã hội đất nước đạt được trong những năm qua như mức tăng trưởng GDP bình quân 5 - 6%/năm, Việt Nam gia nhập WTO, đang đàm phán hoàn thành tham gia TPP, Phấn đấu cuối năm 2015 thực hiện thành công khu mậu dịch tự do Asean …vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn như: giá xăng, dầu, vàng, sắt thép tăng cao; tăng trưởng bong bóng thị trường bất động sản, chứng khoán … Và hậu quả tất yếu là từ năm 2009 đến nay với khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ cho vay dưới chuẩn tới Mỹ nền kinh tế thế giới đi xuống và Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ: Sản xuất kinh doanh khó khăn, thất nghiệp gia tăng, giá trị bất động sản giảm mạnh …ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

*) Môi trường pháp lý chưa thuận lợi

- Sự yếu kém trong thực thi của cơ quản pháp luật (Toàn án, thi hành án)

+ Hiện nay có rất nhiều bộ luật liên quan và chi phối hoạt động của ngân hàng như: Luật các TCTD, Luật dân sự 2005, Luật tố tụng dân sự …và rất nhiều văn bản luật, các thông tư hướng dẫn khác nhau. Tuy nhiên, việc triển khai các văn bản trên trong thực tế còn chậm và chồng chéo (Hiện nay đang được nghiên cứu và chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế). Ví dụ hiện nay việc xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ vay của các ngân hàng rất khó khăn, gặp nhiều trở ngại từ đó ách tắc nguồn vốn lưu thông lại vào nền kinh tế phục vụ cho những khách hàng tốt khác đang là vẫn đề quan tâm của toàn xã hội … dẫn đến rủi ro tín dụng không được giải quyết, hiệu

quả kinh doanh bị giảm sút, lãng phí nguồn nhân lực để theo dõi, quản lý và thu hồi khoản vay.

+ Các toàn án địa phương yếu và thiếu về con người, quá tải về công việc. Ngoài ra, cán bộ thực thi pháp luật quan liêu, không sự lý dứt điểm các sự vụ phức tạp; sự kháng cự của bên vay vốn cũng gây khó khăn cho ngân hàng cho việc thu hồi nợ vay.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra của chính phủ, ngân hàng nhà nước và kiểm toán nhà nước cũng đã phát huy hiệu quả nhưng chưa cao nên cần tích cực hơn nữa để hạn chế những rủi ro tín dụng (tại chi nhánh hàng năm vẫn có các đoàn thanh tra, kiểm tra của NHNN, BIDV và kiểm toán nhà nước).

*) Hệ thống thông tin khách hàng (CIC ): ngày càng hoàn thiện hơn trong việc cung cấp thông tin khách hàng vay vốn, tài sản đảm bảo …Tuy nhiên, để phục vụ nhu cầu thẩm định khách hàng vay vốn cần rất nhiều các nguồn thông tin khác thì hiện nay chưa có tổ chức, đơn vị nào cung cấp dẫn đến hiệu quả công tác thẩm định cho vay gặp nhiều khó khăn gây ra rủi ro tín dụng trong hoạt động của chi nhánh nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)