1.5 Một số kinh nghiệm về quản lý rủi ro tín dụng ở một số nước và bài học rút ra ở
1.5.2 Bài học rút ra cho các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Thứ nhất, điều quan trọng là thanh tra viên cần giám sát hệ thống quản lý rủi ro tín dụng (QLRRTD) đảm bảo hệ thống này được triển khai phù hợp với mục tiêu chiến lược, quy mô và các loại hình rủi ro của tổ chức. Tuy nhiên, thanh tra viên phải chú ý đến kiểu loại và mức độ đánh giá RRTD do TCTC áp dụng phải nhất quán theo mục tiêu chiến lược, sự đa dạng của doanh nghiệp và mức độ phức tạp của rủi ro mà tổ chức đó phải đương đầu. Ngoài ra, cán bộ thanh tra phải lựa chọn hệ thống quản lý rủi ro tài chính hiệu quả cũng như vai trò và trách nhiệm quản lý của TCTC bằng cách rà soát việc thực hiện: triển khai chính sách, triển khai các quy định nội bộ và cơ cấu tổ chức, triển khai một hệ thống đánh giá và cải tiến các hoạt động. Thanh tra viên cần rà soát tình hình cải tiến liên quan đến các nội dung chính được chỉ ra trong lần thanh tra cuối cùng xem biện pháp cải tiến có hiệu quả.
Thứ hai, đối với việc triển khai chính sách, Giám đốc (GĐ) phải thấy được tầm quan trọng của QLRRTD, nhận thức đầy đủ rằng: việc thiếu một phương hướng sẽ cản trở nghiêm trọng việc đạt đươc các mục tiêu chiến lược. Cụ thể, GĐ phụ trách QLRRTD phải xem xét chính sách và các biện pháp cụ thể để triển khai và thiết lập một hệ thống QLRRTD với hiểu biết về phạm vi, loại hình và bản chất rủi ro, thủ thuật nhận biết, đánh giá, kiểm tra và kiếm soát liên quan đến RRTD…
Thứ ba, việc triển khai và phổ biến mục tiêu chiến lược của các đơn vị cũng cần nhất quán với các mục tiêu chiến lược trong tổ chức. Tính phù hợp của chính sách QLRRTD có được đảm bảo bởi các nội dung như vai trò, trách nhiệm của GĐ phụ trách và BGĐ; chính sách về cơ cấu tổ chức; nhận biết, đánh giá, kiểm tra, kiểm soát và giảm thiểu RRTD…
Thứ tư, đối với việc rà soát quá trình triển khai chính sách, BGĐ cần theo đúng tiến trình bằng cách xem xét lại tính hiệu quả dựa trên các báo cáo và phát hiện về tình hình quản lý RRTD thường xuyên hay trên cơ sở nhu cầu cần thiết.
Một trong những nội dung quan trọng trong QLRRTD được đề cập là việc triển khai quy định nội bộ và cơ cấu tổ chức.
BGĐ hoặc tổ chức tương đương cần triển khai các quy định nội bộ, trong đó nêu rõ sự sắp xếp liên quan đến QLRRTD và phổ biến những quy định phù hợp với chính sách QLRRTD trong tổ chức đó. Đồng thời, thông qua các quy định QLRRTD sau khi quyết định xem các quy định đó về mặt pháp lý phù hợp với chính sách QLRRTD.
Về việc thành lập đơn vị QLRRTD, BGĐ hoặc tổ chức tương đương đã thành lập đơn vị QLRRTD và đơn vị đó sẵn sàng đảm nhận vai trò phù hợp với chính sách và quy định QLRRTD. BGĐ có phân bổ cho đơn vị QLRRTD một nhà quản lý có kiến thức và kinh nghiệm để giám sát đơn vị; phân bổ đủ số nhân viên để thực hiện nhiệm vụ liên quan; đảm bảo hệ thống kiểm tra và cân đối của đơn vị QLRRTD.
BGĐ hoặc tổ chức tương đương cung cấp một hệ thống để phổ biến các quy định nội bộ và thủ tục hoạt động cho các đơn vị liên quan đến các rủi ro được quản lý và đảm bảo rằng các đơn vị đó đã tuân theo các quy định, đảm bảo tính hiệu quả của việc QLRRTD trong các đơn vị;
BGĐ hoặc tổ chức tương đương có để đơn vị Kiểm toán nội bộ nhận biết đúng mức các nội dung cần được kiểm toán liên quan đến QLRRTD, triển khai các chỉ dẫn xác định nội dung được kiểm toán nội bộ, thủ tục kiểm toán, kế hoạch kiểm toán nội bộ và phê duyệt các chỉ dẫn cùng kế hoạch đó. Các nội dung được nêu ra trong chỉ dẫn Kiểm toán nội bộ hoặc kế hoạch kiểm toán nội bộ gồm: tình trạng triển khai hệ thống quản lý RRTD; tuân thủ chính sách và quy định quản lý RRTD; sự phù hợp của quá trình quản lý RRTD cân xứng với quy mô, bản chất của doanh nghiệp và hồ sơ rủi ro; việc áp dụng phương pháp đánh giá RRTD có tính đến các hạn chế nhược điểm của giá trị của phương pháp đánh giá RRTD…
Hoạt động đánh giá và cải tiến là nội dung mà BGĐ quan tâm. BGĐ hoặc tổ chức tương đương cần kiểm tra đúng mức các nguyên nhân qua phân tích chính xác tình hình quản lý rủi ro và đánh giá hiệu quả của quản lý rủi ro; rà soát quá trình phân tích đánh giá và cung cấp một hệ thống thực hiện cải tiến trong khu vực có vấn đề cùng nhược điểm về quản lý RRTD; cung cấp hệ thống tiếp nối và rà soát để quá trình cải tiến theo đúng thời hạn.