3.4 .Đánh giá chung về công tác quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Hà Tây
3.4.1 Những kết quả đạt được
Để thuận tiện trong công tác hạn chế rủi ro rín dụng, chi nhánh để tiến hành phân loại khách hàng vay vốn theo: thời hạn vay, loại tiền, loại hình doanh nghiệp, theo ngành kinh tế và mục đích sử dụng...qua đó giúp chi nhánh quản lý khoản vay một cách khoa học và hiệu quả.
Áp dụng thành công quy trình tín dụng mới đối với các đối tượng khách hàng khác nhau: Khách hàng doanh nghiệp, cá nhân. Quy trình mới quy định chặt chẽ hơn có sự phân tách chức năng, nhiệm vụ rõ ràng giữa các phòng ban tín dụng giúp cho chi nhánh nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát rủi ro tốt hơn.
Ngân hàng BIDV Hà Tây đã thực hiện tốt công tác trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN, giúp cho chi nhánh không rơi vào tình trạng khó khăn trong trường hợp có rủi ro xảy ra.
Tại BIDV – Chi nhánh Hà Tây, công tác quản trị rủi ro tín dụng thực hiện theo khung quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng đã được HĐQT phê duyệt. Trước đó, BIDV đã triển khai quản trị rủi ro tín dụng theo chức năng của các phòng ban.
Với việc triển khai quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế và phù hợp với các quy định của NHNN, BIDV đã thành lập Ủy ban Quản lý rủi ro, trong đó
chức năng quan trọng nhất là quản trị rủi ro tín dụng, do một thành viên HĐQT chủ trì hoạt động.
Ngân hàng BIDV đã ban hành chính sách rủi ro tín dụng có tham chiếu ở cấp độ khung. Đây là cơ sở rất quan trọng để Chi nhánh Hà Tây vận dụng triển khai trong thực tiễn.
Bên cạnh đó, ngân hàng BIDV có Hội đồng tín dụng tại trụ sở chính và Hội đồng tín dụng tại chi nhánh với thẩm quyền được phân cấp. Trong các quy định của Hội đồng tín dụng, BIDV đã có cơ cấu phân cấp giới hạn thẩm quyền và phân cấp phê duyệt tín dụng cho các chi nhánh.
Chi nhánh Hà Tây đã tích cực đề ra nhiều biện pháp để thu hồi nợ xấu như là thành lập tổ xử lý nợ xấu với quyết tâm và triệt để trong công tác xử lý nợ xấu, quan tâm, đốc thúc các khách hàng vay trong việc chi trả gốc và lãi.