Ngăn ngừa và giải quyết dứt điểm nợ quá hạn, nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây (Trang 96 - 98)

3.4 .Đánh giá chung về công tác quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Hà Tây

4.2 Một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

4.2.6 Ngăn ngừa và giải quyết dứt điểm nợ quá hạn, nợ xấu

Nợ quá hạn, nợ xấu là vấn đề bình thường trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, vấn đề quan trọng là duy trì tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu ở một mức độ hợp lý và thấp nhất có thể, như vậy mới đảm bảo chất lượng tín dụng.

Ngăn ngừa nợ quá hạn và nợ xấu phát sinh là một nội dung quan trọng, lâu dài và xuyên suốt quá trình cho vay của ngân hàng đối khách hàng. Với phương châm phòng cháy hơn chữa cháy, Ngân hàng cần có những biện pháp cụ thể nhằm ngăn ngừa sự phát sinh của nợ quá hạn, nợ xấu:

- Sàng lọc khách hàng, đánh giá kỹ lưỡng ngay từ những khâu đầu tiên trong quá trình thẩm định cho vay.

- Thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục về cho vay theo quy định của BIDV chung và BIDV Hà Tây nói riêng.

- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt diễn biến của khoản vay và tình hình hoạt động của khách hàng nhằm phát hiện sớm khả năng phát sinh nợ quá hạn để đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn để, có biện pháp xử lý kịp thời hoặc giúp đỡ khách hàng tháo gỡ khó khăn, có thể trả nợ đúng hạn, đồng thời đảm bảo giá trị tài sản đảm bảo không bị giảm sút so với dư nợ trong suốt thời gian vay vốn.

- Thực hiện phân loại nợ định kỳ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước.

- Hạn chế cho vay không có tài sản đảm bảo, từng bước tăng dần tỷ lệ tài sản đảm bảo đối với những đơn vị hoạt động tốt phù hợp với chính sách khách hàng của BIDV; đối với các khoản tín dụng có tài sản đảm bảo thì phải lựa chọn những loại tài sản có tính thanh khoản cao, nguồn thu từ việc phát mại tài sản phải đủ lớn để trả nợ gốc, lãi của khoản vay.

- Thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên về việc cho vay nhóm khách hàng liên quan.

- Kết hợp triển khai các sản phẩm tín dụng với các sản phẩm bảo hiểm cho khoản vay, bảo hiểm cho tài sản bảo đảm nhằm hạn chế tổn thất trong trường hợp rủi ro xảy ra.

- Tăng cường công tác dự báo về hoạt động tín dụng nói chung để nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro. Khi phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu, ngân hàng cũng cần có những biện pháp xử trí cho phù hợp đối với từng trường hợp khách hàng trong từng thời kỳ:

- Phân tích rõ nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu để có biện pháp tháo gỡ cho phù hợp. Đối với những khách hàng hiện đang có nợ quá hạn nhưng theo đánh giá của ngân hàng, đó chỉ là khó khăn tạm thời do khó khăn chung của nền kinh tế đã tác động xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới thu nhập trả nợ nhưng theo đánh giá của ngân hàng thì khách hàng vẫn có khả năng phục hồi kinh tế (Khách hàng Công ty Nhà Thủ Đô, Khách hàng Nguyễn Hồng Sơn, Công ty TNHH Phong Cách Mới…) và một số món vay có bản chất là cho vay kinh doanh bất động sản nhưng do thị trường bất động sản hiện đang đi xuống, dẫn tới việc khách hàng không thể bán bất động sản để trả nợ (khách hàng Nguyễn Thị Dung, …) thì Ngân hàng cần có biện pháp hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn như gia hạn nợ, điều chỉnh lịch trả nợ cho khách hàng hoặc cho vay lãi nhập gốc. Đối với các khoản nợ xấu không có khả năng phục hồi, khách hàng không có thiện chí trả nợ, không trả được nợ gốc, lãi liên tục trong nhiều kỳ (khách hàng Vinaconex 34,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)