Đối với ngân hàng:
Khi rủi ro xảy ra có thể là những thiệt hại về vật chất hoặc uy tín của ngân hàng. Rủi ro tín dụng tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như thiếu tiền chi trả cho khách hàng vì phần lớn nguồn vốn của ngân hàng là vốn huy dộng, mà khi ngân hàng khôngthu hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay thì khả năng thanh toán của ngân hàng dần lâm vào tình trạng thiếu hụt, làm cho ngân hàng
mất cân đối trong việc thanh toán, dần làm cho ngân hàng lỗ và có nguy cơ bị phá sản. Ngoài ra, ngân hàng bị mất cơ hội thu nhập tiền lãi, tổn thất trước hết là tác động đến lợi nhuận sau đó là vốn tự có của ngân hàng. Như vậy, rủi ro tín dụng có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Đối với nền kinh tế xã hội:
Hoạt động tín dụng của ngân hàng liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế, đến tất cả các doanh nghiệp và đến các tầng lớp dân cư. Bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó, thực chất quyền sở hữu những khoản cho vay là quyền sỡ hữu của người đã gửi tiền vào ngân hàng. Bởi vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra không chỉ ảnh hưởng tới đến một ngân hàng mà ảnh hưởng toàn bộ hệ thống ngân hàng, lúc này quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng gây tâm lý bất ổn cho dân chúng, lúc đó sẽ đua nhau đến rút tiền trước hạn, điều đó có thể dẫn đến phá sản đồng loạt các ngân hàng, sẽ tác động gây bất ổn đến toàn bộ nền kinh tế. Rõ ràng, rủi ro tín dụng gây thiệt hại to lớn, không lường trước được đối với nền kinh tế xã hội của một quốc gia.