3.4 .Đánh giá chung về công tác quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Hà Tây
4.2 Một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
4.2.7 Chú trọng công tác tuyển chọn, bồi dưỡng và quản lý cán bộ quan hệ
triệt để nợ xấu: tiến hành xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, hạn chế tổn thất do khoản vay mang lại.
- Thường xuyên làm việc với các cơ quan chức năng liên quan để các công việc cần thiết được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả…
4.2.7 Chú trọng công tác tuyển chọn, bồi dưỡng và quản lý cán bộ quan hệ khách hàng. khách hàng.
Đổi mới công nghệ ngân hàng yêu cầu cán bộ ngân hàng phải làm chủ được công nghệ, đồng thời không ngừng nâng cao trình độ để hoạt động theo các chuẩn mực quốc tế. Do đó, công tác bồi dưỡng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề mà Ngân hàng cần quan tâm tới trong chiến lược phát triển của mình.
Một số giải pháp giúp Chi nhánh nâng cao chất lượng cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện công tác tín dụng như sau:
- Xây dựng tiêu chuẩn hóa các loại cán bộ và thực hiện nghiêm túc hệ thống tiêu chuẩn đó trong việc tuyển dụng, đào tạo và sàng lọc cán bộ của Chi nhánh để có thể nâng cao chất lượng lao động ngay từ khâu tuyển dụng nhằm lựa chọn được những ứng viên có thể đáp ứng được các yêu cầu của một cán bộ QLKH.
- Hiện nay số lượng cán bộ của BIDV Hà Tây gồm 185 người, trong đó có 65 cán bộ là công tác tín dụng và dần từng bước mở rộng hoạt động tín dụng ra các phòng giao dịch trong chi nhánh. Tuy nhiên, chi nhánh cần có các biện pháp kiểm soát rủi ro đối với hoạt động này để nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Bố trí cán bộ vào những vị trí công việc phù hợp với khả năng, trình độ và sở trường của họ, tạo điều kiện môi trường làm việc tốt nhất, đồng thời cần có cơ chế quản lý lao động, chính sách đãi ngộ hợp lý, chính sách thi đua khen thưởng công bằng và kịp thời nhằm phát huy tối đa năng suất và hiệu quả làm việc cũng như khuyến khích khả năng tư duy, sáng tạo của cán bộ.