Nhóm giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Trang 121 - 125)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

4.3.6. Nhóm giải pháp khác

4.3.6.1. Hoàn thiện về phân cấp quản lý ngân sách huyện Phân cấp nguồn thu cho ngân sách huyện:

- Gắn việc phân cấp quản lý nguồn thu với việc bồi dƣỡng, khai thác nguồn thu, chống thất thoát trên địa bàn để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ chi.

- Tăng cƣờng nguồn thu cho ngân sách cấp huyện và ngân sách xã để tăng tính chủ động cho các cấp, nêu cao trách nhiệm trong quản lý thu ngân sách, từ đó quản lý có hiệu quả nguồn lực tài chính trên địa bàn.

Đối với các khoản thu phân chia khác giữa ngân sách tỉnh và ngân sách huyện cần tăng tỷ lệ tối đa cho ngân sách huyện, đặc biệt là các khoản thu gắn với vai trò quản lý Nhà nƣớc của huyện.

Đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách cấp huyện và ngân sách xã tăng tỷ lệ chia cho ngân sách xã, tiến tới các xã tự cân đối đƣợc ngân sách cấp mình.

Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách huyện

Gắn phân cấp nhiệm vụ chi với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định chính trị trên địa bàn với việc tinh giảm biên chế và nâng cao năng lực bộ máy quản lý hành chính.

+ Đối với chi đầu tƣ phát triển: Tăng cho ngân sách huyện quản lý đầu tƣ đối với các công trình trên địa bàn huyện. Tiến hành phân cấp cho huyện quản lý đầu tƣ với phân cấp ngân sách về vốn đầu tƣ, tránh tình trạng chồng chéo trong quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản.

khả thi của quyền đƣợc giao, hạn chế tình trạng bố trí vốn rải rác phân tán nhƣ hiện nay. Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tƣ phải dự báo đƣợc nguồn vốn có tính ổn định trong một thời gian dài có thể để có kế hoạch phân bổ vốn hợp lý.

- Phân cấp chi đầu tƣ xây dựng cơ bản theo hƣớng nới rộng việc phân cấp, giảm bớt số lƣợng dự án phải dồn lên cấp tỉnh, cấp Trung ƣơng. Nâng cáo chất lƣợng khâu lập dự án và gắn chặt trách nhiệm của cơ quan lập dự án với quá trình thực hiện dự án. Ban hành tiêu chí xác định tiêu chuẩn năng lực để làm chủ đầu tƣ, mở rộng hình thức thuê chủ đầu tƣ và chủ đầu tƣ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tổ chức thực hiện dự án và chất lƣợng công trình.

+ Đối với chi thƣờng xuyên:

- Về chi quản lý hành chính: Giao quyền chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, nâng cao trách nhiệm của thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Thực hiện đồng bộ giữa giao quyền tự chủ về tài chính với tự chủ về tổ chức, biên chế. Hàng năm, NSNN cấp một số lƣợng kinh phí cố định qua hình thức Nhà nƣớc đặt hàng cho đơn vị hành chính, sự nghiệp. Thủ trƣởng đơn vị giao sử dụng ngân sách đƣợc quyền chủ động tuyển dụng, bố trí lao động, sắp xếp tổ chức bộ máy của mình vừa đảm bảo hiệu quả công việc vừa tiết kiệm chi phí. Các đơn vị sự nghiệp có thu phải tổ chức hạch toán chi tiết doanh thu, chi phí, tính toán hiệu quả kinh tế, xác định rõ lỗ, lãi, thành lập các quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo đúng các tiêu chuẩn Nhà nƣớc quy định. Giảm thủ tục hành chính, xóa bỏ hoàn toàn cơ chế xin cho trong quản lý, điều hành ngân sách.

- Chi sự nghiệp kinh tế: Tăng phân cấp cho huyện thực hiện, quản lý các chƣơng trình phát triển kinh tế theo hƣớng phát triển chung. Huyện có thể chủ động thực hiện và tự chủ quyết định trong nguồn kinh phí đƣợc cấp.

- Chi giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội: Xây dựng đúng về cơ chế tài chính đối với khu vực dịch vụ công. Nhà nƣớc có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân nhƣng không phải vì thế mà mọi công việc về dịch vụ công đều do cơ quan Nhà nƣớc trực tiếp đảm nhận. Trong từng lĩnh vực định rõ những

công việc mà Nhà nƣớc phải đầu tƣ và trực tiếp thực hiện, những công việc cần chuyển cho các tổ chức xã hội đảm nhiệm.

- Giao cho huyện đƣợc quyết định thành lập và chuyển dần một số cơ sở công lập sang loại hình ngoài công lập nhằm đa dạng hóa cá loại hình, các hình thức hoạt động và sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vự y tế, giáo dục, văn hóa - xã hội; khai thác tiềm năng xã hội, nguồn lực xã hội để đầu tƣ phát triển nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách. Đẩy nhanh quá trình xã hội hóa giáo dục và đào tạo, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế.

- Tăng cƣờng tính chủ động về tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp trên cơ sở gắn chi tiêu tài chính với việc cải tiến cơ chế quản lý của các đơn vị này. Việc khoán biên chế và chi phí hành chính đối với các cơ quan hành chính và quyền tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu cần đƣợc hoàn chỉnh và áp dụng mở rộng.

Hoàn thiện mức phân bổ:

- Định mức xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu của Luật NSNN, định mức phân bổ dự toán cho NSNN của Thủ tƣớng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ đảm bảo tính công bằng, hợp lý giữa các đơn vị, các ngành, tăng tính công khai, minh bạch trong phƣơng án phân bổ ngân sách các cấp.

- Đảm bảo kinh phí góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng giai đoạn ổn định ngân sách của địa phƣơng cũng nhƣ của từng cơ quan, ban, ngành, đoàn thể theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, cấp huyện, cấp xã đã quyết định, ƣu tiên lĩnh vực quan trọng, tăng mức ƣu tiên đối với vùng có địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn.

- Thúc đẩy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cải cách hành chính, nâng cao chất lƣợng dịch vụ công, sử dụng có hiệu quả NSNN góp phần đổi mới quản lý tài chính đối với khu vực sự nghiệp công, khuyến khích xã hội hóa, huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.

- Ứng dụng chuyển các định mức phân bổ ngân sách cho các lĩnh vực dựa trên đầu vào sang căn cứ vào kết quả đầu ra.

- Hoàn thiện các chế độ định mức chi tiêu. Các định mức chi tiêu hợp lý giúp các cơ quan, Đơn vị toán chính xác hơn các nguồn lực tài chính cần thiết cũng nhƣ có căn cứ khoa học để chi tiêu kinh phí một cách tiết kiệm và thích hợp.

- Xây dựng định mức phân bổ vốn đầu tƣ phát triển bảo đảm tƣơng quan hợp lý; bảo đảm sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ của NSNN, tạo điều kiện để thu hút tối đa các nguồn vốn khác cho đầu tƣ phát triển; bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong việc phân bổ vốn đầu tƣ phát triển.

4.3.6.2. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về Luật ngân sách Nhà nước

Tăng cƣờng tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về Luật ngân sách nói chung, QLNS nói riêng cho đội ngũ cán bộ công chức các cơ quan, ban ngành có liên quan đến công tác QLNS. QLNS có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cơ quan do vậy để tăng cƣờng công tác QLNS trƣớc hết cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền chính sách chế độ QLNS nhƣ Luật ngân sách, các thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ Tài chính về Luật ngân sách cho các đối tƣợng là cán bộ lãnh đạo các ngành, các cơ quan, đơn vị, chủ tịch UBND các xã nhận thức đầy đủ, cần thiết về Luật ngân sách, các chế độ chi tài chính để tổ chức thực hiện đúng quy định hiện hành. Ngoài ra còn sử dụng các biện pháp tuyên truyền khác nhƣ trên phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ đài, báo, qua đó thực hiện tốt cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong lĩnh vực tài chính.

Thƣờng xuyên tổ chức bồi dƣỡng và cập nhật kiến thức về pháp luật, về quản lý kinh tế - xã hội. Chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc, quản lý tài chính phải đƣợc coi là bắt buộc trong chƣơng trình đào tạo cán bộ, công chức tài chính - kế toán huyện.

Nâng cao hiệu quả sử dụng tủ sách pháp luật tại huyện, tổ chức phát động phong trào sâu rộng trong cán bộ Đảng và nhân dân về tìm hiểu và làm theo pháp luật các lĩnh vực thuế, các quỹ tài chính và quy chế dân chủ công khai, tài chính ở cơ sở. Qua đó tăng cƣờng tính tự giác chấp hành và kiểm tra giám sát thực hiện các chế độ quản lý tài chính tại địa phƣơng.

4.3.6.3. Thực hiện tốt quy chế dân chủ công khai tài chính huyện

Thực hiện tốt công tác quản lý tài chính ngân sách huyện theo luật NSNN và làm tốt việc dân chủ công khai tài chính huyện thì nội bộ Đảng đoàn kết, nhân dân tin tƣởng, chính trị ổn định, kinh tế - xã hội phát triển. Vì vâỵ trƣớc hết phải tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân làm cho nhân dân hiểu đúng ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ công khai tài chính trong đời sống xã hội để họ tự giác thực hiện các nghĩa vụ của mình và tham gia giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nội dung công khai. Việc tổ chức thực hiện dân chủ công khai tài chính huyện cần tập trung vào các vấn đề cụ thể sau:

- Nội dung công khai các lĩnh vực: thu, chi ngân sách huyện; xây dựng cơ bản và các khoản đóng góp của nhân dân; công khai đối tƣợng nộp, mức đóng góp và hình thức đóng góp.

- Hình thức công khai: công khai trên loa truyền thanh, công khai trực tiếp trong các cuộc họp - Đảng bộ, Đảng uỷ, HĐND, hội nghị cán bộ chủ chốt huyện, hội nghị đại biểu nhân dân, họp các xóm tổ dân phố... và niêm yết công khai tại trụ sở UBND huyện.

- Thời điểm công khai: trƣớc khi triển khai tổ chức thu, trƣớc khi lập dự toán, sau khi báo cáo kết quả và báo cáo quyết toán đƣợc duyệt. Biểu mẫu công khai phải rõ ràng các chỉ tiêu phải dễ hiểu, số liệu phải trung thực, cụ thể, chi tiết, tránh tình trạng làm lƣớt, làm ẩu, nội dung các chỉ tiêu chung chung, quá tổng hợp, khó hiểu dễ gây nghi ngờ thắc mắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Trang 121 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)