Tình hình thu chi ngân sách huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Trang 50 - 53)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Tình hình thu chi ngân sách huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2011-

2011-2014

Trong thời gian qua , tuy gặp nhiều khó khăn, nhƣng tình hình quản lý ngân sách huyện Bình Lục đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định. Nhờ cơ chế khoán thu - khoán chi, huyện đã chủ động khai thác, phát huy thế mạnh trong công tác quản lý ngân sách huyện. Việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách tại huyện Bình Lục nhƣ sau:

- Về phân định nguồn thu: Ngân sách huyện đƣợc phân định tổ chức thực hiện ba loại nguồn thu sau:

+ Thu tại huyện gồm các khoản thu phát sinh tại huyện do huyện quản lý, tổ chức thu nộp vào ngân sách, ngân sách huyện đƣợc hƣởng 100% khoản thu này nhƣ thu thu sự nghiệp, thu phí, lệ phí do Chi cục thuế huyện quản lý, thu đóng góp tự nguyện, ủng hộ, viện trợ, thu khác...

+ Thu điều tiết là khoản thu đƣợc điều tiết giữa các cấp ngân sách gồm: Thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp hộ kinh doanh cá thể cố định khu vực công thƣơng nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh, ngân sách huyện đƣợc hƣởng 50%; Thuế sử dụng đất nông nghiệp (trƣớc năm 2014) ngân sách huyện đƣợc 20%, ngân sách xã, thị trấn 80%; Thuế nhà đất (nay là thuế sử dụng đất phi nông nghiệp) ngân sách huyện đƣợc hƣởng 30%, ngân sách xã, thị trấn 70%; Thu tiền sử dụng đất điều tiết ngân sách tỉnh 20%, ngân sách huyện 20%, ngân sách xã, thị trấn 60%.

+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên bao gồm bổ sung cân đối ngân sách và bổ sung theo mục tiêu.

- Về phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách: Thực hiện phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách theo quy định trong Luật Ngân sách và Nghị quyết HĐND tỉnh quy định về phân cấp nguồn thu, tỷ lệ điều tiết từng nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách địa phƣơng, trong đó chi đầu tƣ phát triển, chi thƣờng xuyên (các sự nghiệp kinh tế, khoa học công nghệ, môi trƣờng, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa – thông tin, thể dục thể thao, phát thanh truyền thanh, đảm bảo xã hội; chi hoạt động quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể; quốc phòng, an ninh và chi khác ngân sách)

3.2.1. Tình hình thu ngân sách huyện

Thu ngân sách huyện trong những năm qua đƣợc huyện hết sức quan tâm từ khâu lập dự toán, lập kế hoạch thu đến tổ chức thực hiện kế hoạch, đảm bảo huy động tối đa các nguồn lực nhằm tăng cƣờng ngân sách huyện, tạo động lực phát triển các mặt kinh tế - xã hội của huyện, nâng cao đời sống cho nhân dân.

Qua bảng số liệu và hình vẽ (Bảng 3.2 của phụ lục) có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Tổng số thu ngân sách huyện Bình Lục trong giai đoạn 2011-2013 có sự tăng trƣởng khá nhanh: năm 2012 tăng 39,52% so với năm 2011, năm 2013 tăng 15,11% so với năm 2012. Tuy nhiên đến năm 2014 thì thu ngân sách huyện giảm 0,55% so với năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng hoặc giảm thu ngân sách huyện trong giai đoạn này hầu nhƣ đều do nguồn thu bổ sung từ ngân sách tỉnh (E) quyết định, đây không phải là một tín hiệu tốt của công tác quản lý ngân sách huyện.

- Tỷ trọng thu bổ sung từ ngân sách tỉnh quá lớn so với các nguồn thu khác trên địa bàn huyện (trung bình khoảng 77% hàng năm). Điều này cho thấy khả năng chủ động tài chính của huyện Bình Lục rất thấp. Nguyên nhân của tình trạng này là do Bình Lục là một huyện thuần nông, giá trị các khoản thu nội địa nhƣ phí, lệ phí, thu tiền sử dụng đất,… rất hạn chế. Mặt khác, nhu cầu đầu tƣ phát triển ngày càng có xu hƣớng gia tăng, do đó, nguồn vốn bổ sung cho ngân sách huyện từ ngân sách tỉnh hàng năm thƣờng khá lớn.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu, cải thiện các nguồn thu nội địa là một vấn đề hết sức quan trọng mà chính quyền huyện Bình Lục cần nghiên cứu, xem xét để gia tăng tính chủ động đối với hoạt động của ngân sách huyện trong thời gian tới.

3.2.2. Tình hình chi ngân sách huyện

Trong thời gian qua, huyện Bình Lục đã có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện Luật Ngân sách Nhà nƣớc và các chế độ quản lý kinh tế Tài chính, từng bƣớc đƣa công tác quản lý NSNN vào hoạt động có nề nếp từ việc lập, chấp hành đến quyết toán ngân sách, phát huy hiệu quả sử dụng kinh phí NSNN, phục vụ tốt nhiệm vụ kinh tế - xã hội của huyện.

Qua bảng số liệu và hình vẽ (Bảng 3.3 của phụ lục) ta có thể nhận thấy rằng, trong giai đoạn 2011-2014, thực trạng chi ngân sách của huyện Bình Lục còn thể hiện nhiều bất cập:

- Thứ nhất, trong danh mục chi cân đối ngân sách thì tỷ lệ chi đầu tƣ xây dựng cơ bản quá thấp so với chi thƣờng xuyên và có xu hƣớng giảm dần trong thời gian gần đây. Cụ thể là, tỷ lệ chi đầu tƣ xây dựng cơ bản/chi thƣờng xuyên các năm từ 2011 đến 2014 lần lƣợt là: 34,51%; 23,21%; 25,28%; 15,40%. Những con số này cho thấy thời gian qua, huyện Bình Lục không chú trọng đầu tƣ cho hoạt động xây dựng cơ bản mặc dù huyện là huyện thần nông, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện còn khá khiêm tốn.

- Thứ hai, cơ cấu chi thƣờng xuyên ngân sách huyện cũng thiếu hợp lý, chi quản lý hành chính chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi thƣờng xuyên ngân sách huyện (trung bình khoảng 22%), trong khi đó, chi sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi

trƣờng, sự nghiệp y tế, sự nghiệp khoa học công nghê,… lại khá khiêm tốn.

Trong thời gian tới, chính quyền huyện Bình Lục cần có biện pháp cân đối lại nhiệm vụ chi, giảm tỷ lệ chi ngân sách cho quản lý, tăng tỷ lệ chi ngân sách cho những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng.

Tóm lại: Kết quả thu - chi ngân sách huyện đƣợc biểu hiện qua các bảng số

liệu và những phân tích phía trên của tác giả cho thấy, tình hình thực hiện thu - chi ngân sách huyện Bình Lục qua các năm chƣa tốt. Điều này phần nào cho thấy những dấu hiệu không khả quan của sự phát triển về kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Trong thời gian tới, chính quyền huyện Bình Lục cần có những giải pháp phù hợp để tăng cƣờng hiệu quả quản lý ngân sách của mình nhằm đảm bảo các mục tiêu kinh tế - xã hội của ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)