Giới thiệu về huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Trang 46 - 50)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu về huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Nam

Bình Lục là huyện trọng điểm nông nghiệp nằm ở phía đông nam tỉnh Hà Nam, cách trung tâm tỉnh Hà Nam khoảng 11 km. Phía Đông Bắc và phía Bắc giáp huyện Lý Nhân với ranh giới là nhánh nhỏ của Sông Châu Giang; phía Tây Bắc giáp với huyện Duy Tiên ranh giới là dòng chính sông Châu Giang; phía Tây giáp với Huyện Thanh Liêm và thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Riêng phía Đông Nam và Tây Nam huyện giáp với các huyện: Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, tỉnh Nam Định

với ranh giới là Kênh CG9, S17 và sông MỸ Đô. Trên địa bàn có đƣờng Quốc lộ 21 A, 21B, Quốc lộ 37B, đƣờng sắt Bắc Nam chạy qua và có các sông nhỏ chảy qua, nhƣ: Sông Sắt, sông Biên Hòa (trên ranh giới huyện Thanh Liêm)... đều là các sông nhánh của Sông Châu Giang và sông Đáy, thuộc hệ thống Sông Hồng.

Huyện Bình Lục có tổng diện tích đất tự nhiên năm 2012 là 156,38km2, dân số 146.846 ngƣời; sau khi chia tách sáp nhập 2 xã (Đinh Xá và Trịnh Xá) về Thành phố Phủ Lý, hiện nay (tính đến hết năm 2014) diện tích đất tự nhiên của huyện còn 144,01 km, dân số 134.532 ngƣời, mật độ 928 ngƣời/km2, với 19 đơn vị hành chính, trong đó có một thị trấn (thị trấn Bình Mỹ) và 18 xã, gồm: Bình Nghĩa, Tràng An, Đồng Du, Đồn Xá, An Mỹ, Mỹ Thọ, La Sơn, Tiêu Động, An Lão, An Đổ, Trung Lƣơng, Bối Cầu, An Nội, Hƣng Công, Ngọc Lũ, Bồ Đề, Vụ Bản, An Ninh.

(1) Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: Quỹ đất đƣa vào sử dụng chiếm 89,4% diện tích đất tự nhiên. Nhìn chung đất đai toàn huyện Bình Lục có độ phì ở mức trung bình tốt; hầu hết các loại đất có hàm lƣợng lân và kali ở mức trung bình, đất chua.

- Tài nguyên khoáng sản: Là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên rất nghèo về tài nguyên khoáng sản.

- Nguồn nước: Đây là vùng nƣớc ngọt, có 2 nguồn nƣớc là nƣớc mặt và nƣớc ngầm phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt.

(2) Tiềm năng du lịch

Huyện có đền thở Nguyễn Khuyến, là một công trình văn hóa lớn đã đƣợc Nhà nƣớc, Bộ Văn hóa - Thông tin phê duyệt dự án tôn tạo, nâng cấp, đây là di tích lịch sử có thể thu hút đƣợc nhiều khách tham quan du lịch.

(3) Khí hậu, thời tiết

Nằm ở vùng cận nhiệt đới gió mùa, nên khí hậu ở Bình lục cũng có nh ững đặc điểm chung của miền Bắc Việt Nam. Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông thời tiết lúc thấp nhất dƣới 100C, mùa hạ trên 350C. Lƣợng mƣa bình quân trong năm 1.450 mm tập trung vào tháng 7, tháng 8, những tháng còn lại lƣợng mƣa không đáng kể. Độ ẩm trung bình 82% - 85%.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

(1) Thực trạng phát triển kinh tế

Trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội của huyện đã có những bƣớc phát triển khá vững chắc, an nhinh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của huyện Bình Lục năm 2014

TT Chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị Theo kế hoạch

Thực hiện

1 Tốc độ tăng trƣởng % 13,8 14,0

2 Thu nhập bình quân đầu ngƣời 1.000đ 24,2 25,5

3

Cơ cấu kinh tế: - Nông nghiệp - Công nghiệp - XD - Dịch vụ % % % 35,5 32,0 32,5 35,2 32,2 32,6 4 Sản lƣợng lƣơng thực quy thóc 1000 tấn 100,9 101,1 5 Giá trị Sản xuất NN (giá SS 2010) Tỷ đồng 2.038 2.059 6 Giá trị sản xuất CN-TTCN (giá SS 2010) Tỷ đồng 1.056 1.067

7

Thu chi NS

Trong đó: - Tổng thu NS trên địa bàn - Tổng chi NS Tr đồng Tr đồng 62.898 310.544 77.851 427.845 8 Dân số trung bình 1000 ng 133.546 133.532

9 Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên % 0,81 0,80

10 Tỷ lệ hộ nghèo % 6,2 4,69

11 Tỷ lệ hộ dùng nƣớc hợp vệ sinh % 94,5 95,7

12 Số xã hoàn thành xây dựng NTM xã 03 03

Nguồn: Báo cáo chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở huyện Bình Lục năm 2014

Giai đoạn 2011 - 2014, kinh tế của huyện duy trì tốc độ tăng trƣởng khá cao và ổn định, đạt 13,3%/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4,3%/năm; công

nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 22%/năm. Thu nhập bình quân năm 2014 đạt 25,5 triệu đồng/ngƣời. Cơ cấu ngành kinh tế: Nông nghiệp 35,2%; công nghiệp xây dựng 32,2%, dịch vụ 32,6%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 10,03% năm 2011 xuống còn 4,69% năm 2014.

Nông nghiệp - thủy sản: Sản xuất nông nghiệp là ngành trọng điểm của Bình Lục. Những năm qua, huyện nhà đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thành công dồn đổi ruộng đất, chỉnh trang đồng ruộng, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất nông sản hàng hóa. Chăn nuôi tập trung quy mô lớn và chăn nuôi trong các hộ gia đình phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng cao (58,6%) trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Đƣợc quan tâm, tạo điều kiện, thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào đầu tƣ sản xuất kinh doanh trên địa bàn, do vậy cong nghiệp – TTCN tiếp tục duy trì ổn định và phát triển. Toàn huyện có 03 cụm CN -TTCN, 128 doanh nghiệp, 04 làng nghề truyền thống, 07 làng nghề TTCN, 15 làng có nghề và 8.187 cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo việc làm thƣờng xuyên cho gần 23.000 lao động. Giá trị sản xuất CN – TTCN (theo giá so sánh năm 2010) bình quân đạt 812 tỷ đồng/năm.

Thương mại - dịch vụ - du lịch: Ngành thƣơng mại - dịch vụ của huyện ngày càng phát triển, hình thành mạng lƣới bán buôn, bán lẻ, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

Những năm tới, huyện Bình Lục tiếp tục xác định nông nghiệp là lĩnh vực chủ đạo trong cơ cấu kinh tế, là điều kiện quan trọng để xây dựng nông thôn mới, do vậy phải thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, cơ cấu lại lao động trong nông thôn, duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao hơn bình quân giai đoạn 2010-2015. Phấn đấu tăng tỷ trọng công nhiệp - TTCN, giảm tỷ trọng nông nghiệp xuống dƣới 30%.

(2) Cơ sở hạ tầng

- Cấp điện: Bình Lục có 114 trạm biến áp với tổng công suất 22.600 KVA; 92,71 km đƣờng dây cao thế, 285,8 km đƣờng dây hạ thế. Đến nay, 100% xã có

điện và 100% hộ dân đƣợc sử dụng điện.

- Cấp nước: Toàn huyện có 157 trạm bơm với 287 máy… đáp ứng đƣợc nhu cầu nƣớc phục vụ sản xuất của 19/19 xã, thị trấn trên địa bàn. Hệ thống nƣớc sạch, với 04 nhà máy nƣớc tập trung đã cấp nƣớc phục vụ sinh hoạt cho nhân dân 11 xã, thị trấn; đến cuối năm 2015 sẽ đƣa vào sử dụng thêm 2 nhà máy, đảm bảo 100% các xã, thị trấn đƣợc sử dụng nƣớc máy, hợp vệ sinh.

- Giao thông: Huyện có mạng lƣới giao thông rất thuận lợi: đƣờng Quốc lộ 21A, 21B nối Phủ Lý với Nam Định; đƣờng Quốc lộ 37B, đƣờng nối 2 cao tốc Pháp Vân – Ninh Bình và cao tốc Hà Nội - Hải phòng và đƣờng sắt Bắc – Nam chạy qua. Trong địa bàn, các đƣờng tỉnh lộ ĐT 491, ĐT 495, ĐT 496, ĐT 497 nối liền phía đông với phía tây, phía bắc với phía nam huyện và các huyện khác đã và đang đƣợc đầu tƣ xây dựng mới, nâng cấp… từng bƣớc đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ giao thông, giao lƣu, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.

- Thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc của Bình Lục phát triển mạnh. Toàn huyện có 3.266 máy điện thoại cố định, bình quân 2 máy/100 dân; 19/19 xã, thị trấn có bƣu điện văn hóa, đang phát triển mạnh dịch vụ truy cập lnternet.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)