Thực trạng công tác chấp hành dự toán ngân sách huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Trang 62 - 75)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.4. Tình hình quản lý ngân sách nhà nƣớc trên đi ̣a bàn huyện Bình Lục, tỉnh

3.4.2. Thực trạng công tác chấp hành dự toán ngân sách huyện

3.4.2.1. Tổ chức quản lý thu ngân sách

Khi nhận đƣợc quyết định giao dự toán NSNN của tỉnh, UBND huyện, Chi cục thuế huyện, UBND các xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện ngay từ đầu năm công tác thu ngân sách đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời thời theo quy định của pháp luật.Chi cục thuế thực hiện ổn định và công khai mức khoán thuế đối với các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ.

Việc quản lý thu, sử dụng phí và lệ phí đƣợc thực hiện theo Pháp lệnh phí, lệ phí ngày 28/8/2001;các Nghị định của Chính phủ; Các Thông tƣ của Bộ Tài chính: Số 96/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 hƣớng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử sụng phí đấu giá, và một số văn bản quy định của tỉnh Hà Nam.

Các khoản huy động đóng góp thực hiện theo quy đinh của Nhà nƣớc, nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 01/11/2007 về tăng cƣờng chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân.

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) = (8) (8) (8)

Hình 3.7. Quá trình tổ chức thực hiện thu ngân sách huyện Bình Lục

Nguồn: UBND huyện Bình Lục Trong đó:

(1) Các đơn vị dự toán thông báo trực tiếp đến tập thể, cá nhân phải nộp (2) Tập thể, cá nhân phải nộp tiền cho các đơn vị dự toán

(3) Phòng Tài chính - Kế hoạch chỉ đạo các đơn vị dự toán (4) Các đơn vị dự toán nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước

(5) Tập thể, cá nhân phải nộp nộp tiền trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước (6) Chi cục thuế thông báo trực tiếp tới tập thể, cá nhân phải nộp

(7) Tập thể, cá nhân phải nộp nộp tiền trực tiếp vào Chi cục thế

(8) Phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước và Chi cục thế phối hợp trong tổ chức quản lý thu ngân sách.

Kết quả thu ngân sách huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2014 thể hiện ở bảng 3.7 phía dƣới.

Các đơn vị dự toán Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Kho bạc Nhà nƣớc huyện Chi cục thuế huyện Tập thể, cá nhân phải nộp

Theo số liệu (Bảng 3.7 của phụ lục) cho thấy thu ngân sách trên địa bàn huyện có sự chênh lệch lớn qua các năm, nhƣng lƣợng tăng giảm không đều và không có xu hƣớng rõ rệt. Mặc dù vậy, số liệu thực tế đã cho thấy việc tổ chức thu ngân sách đang có dấu hiệu tốt lên.Tuy nhiên, còn có sự chênh lệch khá lớn giữa thực thu và dự toán thu. Theo quan sát thì có rất nhiều khoản mục thực thu ngân sách lớn hơn so với dự toán, thậm chí, lƣợng chênh lênh là rất lớn, điển hình nhƣ “Các khoản thu quản lý qua ngân sách” luôn có sự chênh lệch giữa thực thu và dự toán trên 100%. Điều này đã cho thấy huyện Bình Lục thực hiện công tác dự toán NSNN còn kém, chƣa sát với thực tế, tầm nhìn hạn chế, hiệu quả thấp.

Nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện Bình Lục bao gồm 04 khoản thu chính: Thu thuế, phí, lệ phí; Thu tiền sử dụng đất; Thu quản lý qua ngân sách; Thu bổ sung ngân sách tỉnh.

Đơn vị: triệu đồng

Hình 3.8. Tổng hợp 04 nguồn thu chính của ngân sách huyện Bình Lục giai đoạn 2011-2014

Nguồn: Học viên vẽ từ bảng 3.7

- Thu thuế, phí, lệ phí gồm các khoản thu từ doanh nghiệp nhà nƣớc, từ khu vực ngoài quốc doanh, các khoản thu từ đất, các khoản thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp. Đây là khoản thu cân đối dùng để chi thƣờng xuyên ngân sách huyện; trong

trƣờng hợp các khoản thu này không đủ đáp ứng nhiệm vụ chi thƣờng xuyên ngân sách huyện, ngân sách tỉnh sẽ bổ sung để bù đắp cân đối ngân sách. Chi tiết các chỉ tiêu có những sự biến động qua các năm là do sự biến động của tăng trƣởng kinh tế và sự khai thác hiệu quả các nguồn lực địa phƣơng nhằm tăng thu ngân sách.

+ Thuế thu từ khu vực ngoài quốc doanh: Là nguồn thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ kinh doanh các thể trên địa bàn huyện; gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế tài nguyên và thu khác khu vực ngoài quốc doanh. Nguồn thu này ngoài các chính sách về thuế của Nhà nƣớc, nguồn thu còn bị ảnh hƣởng bởi quy định phân cấp nguồn thu của HĐND tỉnh. Nguồn thu này những năm gần đây tăng trƣởng khá chậm chạp nếu xét về giá trị tuyệt đối.

+ Các khoản thu từ đất: Đây là khoản thu chiếm tỷ trọng tƣơng đối thấp so với tổng thu thuế, phí, lệ phí trên địa bàn huyện.

+ Thu lệ phí trƣớc bạ 04 năm gần đây cũng cho thấy sự tăng trƣởng: năm 2012 tăng 40,75% so với năm 2011; năm 2013 giảm 30,85% so với năm 2012; đến năm 2014, nguồn thu này lại tăng trƣởng 17,05% so với năm 2013.

+ Thu phí và lệ phí cho thấy sự chững lại, không có xu hƣớng tăng, giảm rõ rệt, thể hiện: năm 2012 tăng 5,06% so với năm 2011; năm 2013 lại giảm 6,82% so với năm 2012; đến năm 2014 thì nguồn thu này lại tăng 3,18% so với năm 2013.

- Thu tiền sử dụng đất:

Nguồn thu từ tiền sử dụng đất có sự tăng trƣởng khá trong giai đoạn 2011- 2014, tính cho cả giai đoạn này thì nguồn thu từ tiền sử dụng đất đã 91,51%. Tuy nhiên, nếu xét về giá trị tuyệt đối thì con số tăng trƣởng còn rất hạn chế (chỉ có 19.109 triệu đồng). Kết quả này chƣa tƣơng xứng với tiềm năng phát triển kinh tế của huyện.

- Thu quản lý qua ngân sách: là các khoản thu thực tế đơn vị thu đƣợc quản lý và sử dụng sau đó phản ánh vào NSNN bằng hình thức ghi thu, ghi chi, gồm các khoản thu: thu học phí; thu phí, lệ phí (di tích, đăng ký sử dụng đất); thu phạt an toàn giao thông; thu các khoản đóng góp theo quy định…

Giai đoạn 2011-2012 nguồn thu quản lý qua ngân sách có sự tăng khá là do sự gia tăng của các nguồn: Thu hồi bồi thƣờng GPMB và Huy động đóng góp từ nhân dân. Tuy nhiên, các nguồn thu này không ổn định, phụ thuộc vào từ thời kỳ nhất định, do đó, giai đoạn 2012-2014, nguồn thu quản lý qua ngân sách sụt giảm khá nhanh do sự sụt giảm của 02 nguồn thu trên.

- Thu bổ sung từ cấp tỉnh: Là các khoản thu từ cấp trên bổ sung nhằm bù đắp cân đối ngân sách, các khoản thu từ cấp trên bao gồm các khoản chi các chƣơng trình mục tiêu nhƣ: Xây dựng nông thôn mới, chƣơng trình mục tiêu về giáo dục; cấp tiền tăng lƣơng theo lộ trình cải cách tiền lƣơng của Chính phủ…

Theo bảng số liệu 3.7 trên cho thấy thu bổ sung từ cấp trên tăng mạnh qua các năm, tính bình quân khoản thu từ cấp trên qua các năm lên đến khoảng 77%. Điều này chứng tỏ việc thực hiện thu ngân sách trên địa bàn huyện, đặc biệt là một số khoản thu nội địa làm chƣa đƣợc tốt, còn trông chờ quá nhiều vào nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách cấp trên. Đây cũng là điều kiện nảy sinh tiêu cực trong QLNS trên địa bàn huyện. Vì vậy, trong thời gian tới, huyện Bình Lục phải có những quyết sách, những định hƣớng cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng, phấn đấu để ngân sách địa phƣơng có thể cân đối, tự đảm bảo, hạn chế tối đa việc sử dụng kinh phí trợ cấp, giảm gánh nặng cho ngân sách cấp trên.

Thực tế cho thấy, mặc dù các khoản thu nội địa cũng có sự tăng trƣởng trong giai đoạn 2011-2014, nhƣng lƣợng tăng khá thấp và không có đột biến, do huyện chƣa thật sự chú trọng đến việc đẩy mạnh khai thác nguồn thu, bên cạnh đó, do tác động của sự hạn chế trong đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội mà các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, đặc biệt là những doanh nghiệp công nghiệp số lƣợng còn hạn chế, quy mô nhỏ lẻ, ảnh hƣởng không nhỏ đến nguồn thu ngân sách.

Trên thực tế, để đảm bảo đƣợc nguồn thu, huyện Bình Lục đã tập trung quản lý chặt chẽ việc kê khai thuế trên tất cả các tờ khai thuế của doanh nghiệp, hƣớng dẫn và đôn đốc các đơn vị thực hiện nộp tờ khai thuế, báo cáo quyết toán thuế, báo cáo tài chính theo đúng quy định của Luật thuế. Đồng thời huyện đã đẩy nhanh tiến độ giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu các dự án có sử

dụng đất theo quy định của phát luật trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, hiệu quả đem lại của các biện pháp này vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng phát triển của huyện.

Kết dƣ ngân sách huyện qua các năm vẫn còn lớn, điều đó cho thấy vẫn tồn tại các nguồn thu trong năm mà chƣa có nhiệm vụ chi cụ thể, hết năm ngân sách số tiền còn lại chƣa chi đƣợc trong năm đƣợc làm thủ tục chuyển nguồn sang năm sau chi tiếp. Tồn tại số chuyển nguồn là do yếu tố khách quan vì số tiền chuyển nguồn chủ yếu là tiền đấu giá quyền sử dụng đất đƣợc điều tiết trong năm để lại chi phục vụ cho công tác quy hoạch, đầu tƣ xây dựng đã có khối lƣợng, nhƣng chƣa hoàn thành hồ sơ thanh toán và theo quy định số tiền đó trong năm chƣa sử dụng hết sẽ đƣợc chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp. Tuy nhiên, huyện Bình Lục vẫn chƣa cân đối đƣợc ngân sách mà phải bổ sung từ ngân sách cấp trên để chi cho hoạt động thƣờng xuyên của bộ máy chính quyền cấp huyện.

3.4.2.2. Tổ chức quản lý chi ngân sách

Trong quá trình chấp hành chi ngân sách huyện, các đơn vị đƣợc thụ hƣởng NSNN lập dự toán cho các quý và chia ra tháng; đồng thời phân bổ dự toán chi theo Mục lục NSNN thành các quý và tháng để thực hiện.

Trên cơ sở phân bổ dự toán đã đƣợc xác định; căn cứ vào nguồn thu đƣợc vào ngân sách huyện. Các đơn vị tiến hành thủ tục chi và thực hiện chi. Hàng tháng, huyện căn cứ vào nguồn thu ngân sách, các đơn vị xác định nhiệm vụ chi trong tháng, thực hiện rút tiền từ Kho bạc Nhà nƣớc huyện về quỹ để thực hiện chi, các khoản chi đƣợc lập bảng kê chi theo nội dung chi và bảng kê chi theo Mục lục NSNN mà trong phân bổ dự toán đã có.

Trƣờng hợp nếu chƣa xác định đƣợc rõ các khoản chi của đơn vị, bộ phận kế toán có thể thực hiện tút tạm ứng để thực hiện việc rút tiền từ Kho bạc Nhà nƣớc huyện. Về cơ bản, các đơn vị đã thực hiện việc rút tiền từ Kho bạc Nhà nƣớc theo đúng quy trình. Các nhiệm vụ chi đƣợc kế toán các đơn vị của huyện lập, tập hợp chứng từ, bảng kê chi ngân sách theo nội dung và Mục lục NSNN. Đối với các khoản chi tạm ứng, sau khi các khoản chi hoàn tất, đƣợc lập bảng kê chứng từ chi,

lập giấy đề nghị thanh toán tạm ứng và làm thủ tục thanh toán với Kho bạc Nhà nƣớc huyện.

Quá trình tổ chức thực hiện dự toán chi ngân sách huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đƣợc thực hiện theo quy trình sau:

Hình 3.9. Quá trình tổ chức thực hiện chi ngân sách huyện Bình Lục

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Bình Lục

(1) Tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ trình hồ sơ, chứng từ đến kế toán Huyện ủy, kế toán UBND huyện, UBND xã và các đơn vị dự toán.

(2) Kế toán Huyện ủy, kế toán UBND và các đơn vị dự toán xuất quỹ chi cho các tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

(3) Kế toán Huyện ủy, kế toán UBND huyện, UBND xã và các đơn vị dự toán

Tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ Kho bạc Nhà nƣớc huyện Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Kế toán Huyện ủy Kế toán UBND huyện; UBND xã và các đơn vị dự toán (1) (2) (4) (3) (5) (5) (1) (2) (5) (8) (6) (9) (6) (7) (3)

lập giấy rút dự toán đến Kho bạc Nhà nước.

(4), Các tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ nộp hồ sơ cho KBNN. (5) Kho bạc Nhà nước chi chuyển khoản, xuất tiền mặt cho kế toán Huyện ủy, kế toán UBND huyện, UBND xã, các đơn vị dự toán và các tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

(6) Kế toán Huyện ủy, kế toán UBND huyện, UBND xã và kế toán các đơn vị dự toán định kỳ lập báo cáo chi ngân sách tới Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.

(7) Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện giám sát, hướng dẫn kế toán Huyện ủy thực hiện chi ngân sách.

(8) Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, chỉ đạo kế toán UBND huyện, UBND xã và các đơn vị dự toán thực hiện chi ngân sách.

(9) Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phối hợp trong thực hiện chi NS. Về chi đầu tư: Cơ chế về phân cấp, ủy quyền, quản lý đầu tƣ của huyện cơ bản đã rõ ràng, quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của cấp huyện và cấp xã, tạo điều kiện chủ động hơn cho cấp huyện và xã trong công tác quản lý đầu tƣ.

Về chi thường xuyên: Cơ cấu theo đúng ƣu tiên chi cho đầu tƣ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quan tâm đầu tƣ cho giáo dục đào tạo và y tế.

Thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính Nhà nƣớc theo Quyết định số 192/2001/QĐ-TT ngày 17/12/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Đối với kinh phí giao quyền tự chủ: Đơn vị sử dụng ngân sách chủ động rút kinh phí để chi cho các hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị nhƣ chi lƣơng, các khoản trích theo lƣơng, các hoạt động thƣờng xuyên khác; đối với kinh phí không giao quyền tự chủ và chi sự nghiệp: Đơn vị sử dụng ngân sách không đƣợc giao thực hiện nhiệm vụ, lập tờ trình gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch. Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định trình UBND huyện phê duyệt.

Đối với những quyết định bổ sung kinh phí trong quá trình thực hiện dự toán, các đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán chi tiết gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch.

Căn cứ vào thông báo của Phòng Tài chính - Kế hoạch, các đơn vị thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nƣớc huyện.

Kết quả chi ngân sách huyện Bình Lục trong giai đoạn 2011-2014 đƣợc thể hiện ở bảng 3.8 phía dƣới.

Theo dõi Bảng số liệu 3.8 có thể nhận thấy rằng, cũng giống nhƣ việc thực hiện thu ngân sách huyện, thì chi ngân sách huyện thực tế so với dự toán thu mà huyện phấn đấu cũng có sự chênh lệch lớn, thậm chí là rất lớn. Chẳng hạn nhƣ “Chi sự nghiệp kinh tế” luôn vƣợt quá dự toán với tỷ lệ rất “Khủng”: năm 2011 chi sự nghiệp kinh tế vƣợt 184,65% so với dự toán; năm 2012 chi sự nghiệp kinh tế vƣợt 1.028,66% so với dự toán; năm 2013 chi sự nghiệp kinh tế vƣợt 1.025,17% so với dự toán; năm 2014 chi sự nghiệp kinh tế vƣợt 697,45% so với dự toán.

Đơn vị: %

Hình 3.10. So sánh thực chi với dự toán chi một số chỉ tiêu chi ngân sách huyện Bình Lục giai đoạn 2011-2014

Qua đó có thể thấy rằng:

- Thứ nhất, dự toán chi ngân sách huyện đƣợc lập trên cơ sở nguồn thu “rất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Trang 62 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)