Đánh giá quản lý ngân sách nhà nƣớc trên đi ̣a bàn huyện bình lục, tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Trang 83)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.5. Đánh giá quản lý ngân sách nhà nƣớc trên đi ̣a bàn huyện bình lục, tỉnh Hà Nam

Nam

3.5.1. Đánh giá theo tiêu chí quản lý ngân sách nhà nước

Phần này, luận văn sẽ đánh giá quản lý ngân sách huyện Bình Lục theo 4 nhóm tiêu chí đã xây dựng ở chƣơng 1. Trong đó, để đánh giá quản lý ngân sách huyện Bình Lục theo các nhóm tiêu chí, tác giả sử dụng phƣơng pháp điều tra xã hội học nhƣ đã trình bày ở chƣơng 2.

Chi tiết đánh giá sẽ đƣợc luận văn trình bày phía dƣới.

3.5.1.1. Nhóm tiêu chí đánh giá số dự toán ngân sách huyện giai đoạn 2011-2014

Nhóm tiêu chí này bao gồm 03 tiêu chí đƣợc thể hiện ở bảng 3.11 phía dƣới. Theo bảng này, có thể rút ra đƣợc những nhận xét sau:

- Huyện Bình Lục đã đặc biệt chú ý tới những quy định, biểu mẫu về kế toán trong Luật NSNN và các quy định về quản lý NSNN. Điều này đƣợc thể hiện ở tiêu chí “Số dự toán ngân sách huyện Bình Lục hàng năm được tính toán dựa trên những quy định tại Luật NSNN và các quy định về quản lý NSNN” đƣợc các cán bộ cấp trên (cán bộ Sở Tài chính) đánh giá cao, với 100% đồng ý với tiêu chí này (Bảng 3.11 của phụ lục).

- Trong khi đó, các tiêu chí “Dự toán ngân sách huyện được xây dựng có tính khả thi khi thực hiện triển khai trên thực tế”“Dự toán ngân sách huyện Bình Lục được điều chỉnh kịp thời với những thay đổi bất thường” lại thể hiện sự yếu kém trong công tác lập dự toán ngân sách của huyện Bình Lục khi mức độ đồng ý với các tiêu chí này quá thấp chỉ đạt khoảng từ 6-12%, mức độ không đồng ý rất cao (tƣơng ứng là 70,97% và 64,52%).

Điều này đã đƣợc khẳng định trong quá trình phân tích, đánh giá công tác lập và chấp hành dự toán ngân sách huyện ở trên. Chính vì vậy, trong thời gian tới, huyện Bình Lục cần chí ý bám sát tình hình thực tế hơn khi xây dựng dự toán ngân sách hàng năm để đảm bảo tính khả thi của các dự toán.

3.5.1.2. Nhóm tiêu chí đánh giá chấp hành ngân sách huyện giai đoạn 2011-2014

Nhóm tiêu chí này bao gồm 04 tiêu chí đƣợc thể hiện ở bảng 3.12. Theo nhƣ đánh giá thực trạng chi ngân sách huyện Bình Lục qua các năm ở phía trên ta nhận thấy rằng hầu hết các khoản chi ngân sách đều vƣợt khá xa so với dự toán huyện phấn đấu. Trong đó, một số khoản chi không hợp lý, ví dụ chi cho đầu tƣ phát triển chiếm tỷ trọng còn thấp so với các khoản chi nhƣ chi quản lý, điều này đƣợc khẳng định một lần nữa với số liệu tại bảng trên.

- Tiêu chí “Thu ngân sách huyện Bình Lục đảm bảo theo luật định và theo dự toán ngân sách huyện” có tỷ lệ đồng ý là 64,52% khá cao, phần nào chứng tỏ rằng huyện Bình Lục đã quan tâm tuân thủ các quy định của nhà nƣớc trong việc thực hiện phân bổ ngân sách cho các nhiệm vụ chi trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, với 19,35% số cán bộ đƣợc hỏi tỏ ra không đồng ý với tiêu chí này thì chứng tỏ rằng, công tác chấp hành dự toán chi NSNN trên địa bàn huyện còn nhiều điểm bất cập, hạn chế.

- Tiêu chí “Chi ngân sách huyện Bình Lục đảm bảo theo luật định và theo dự toán ngân sách huyện” nhận đƣợc tỷ lệ đồng ý quá thấp, chỉ là 9,68%, tƣơng ứng với điều đó là tỷ lệ không đồng ý lên tới 61,29%, đây là tỷ lệ quá cao. Điều này cũng đã đƣợc khẳng định ở những phân tích thực trạng công tác chấp hành ngân sách huyện trong các mục phía trƣớc khi mà hầu hết các khoản chi đều quá lớn so với số dự toán chi.

- Các tiêu chí còn lại bao gồm: “Định mức chi của huyện Bình Lục là hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả” và “Thứ tự ưu tiên các khoản chi ngân sách huyện Bình Lục là hợp lý” đƣợc đánh giá ở mức trung bình khá.

3.5.1.3. Nhóm tiêu chí đánh giá quyết toán ngân sách huyện giai đoạn 2011-2014

Dễ dàng nhận thấy nhóm các tiêu chí đánh giá công tác kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách huyện Bình Lục hàng năm có sự cải thiện so với các nhóm chỉ tiêu trên, tuy nhiên, sự cải thiện vẫn chƣa thật sự rõ rệt. Tỷ lệ ngƣời đƣợc hỏi đồng ý với các tiêu chí đƣa ra còn chƣa thật sự cao. Trong đó, tiêu chí “Các báo cáo quyết toán của huyện Bình Lục phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình thực tế” chỉ đạt có 64,52%, tiêu chí “Công tác trình các báo cáo quyết toán của huyện Bình Lục đảm bảo các quy định về thời gian” đạt 74,19%.

3.5.1.4. Nhóm tiêu chí đánh giá kiểm tra, giám sát việc chấp hành ngân sách huyện giai đoạn 2011-2014

Nhóm tiêu chí này bao gồm 03 tiêu chí đƣợc thể hiện ở bảng 3.14 phía dƣới. Qua bảng số liệu có thể nhận thấy công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành ngân sách huyện Bình Lục giai đoạn 2011-2014 đƣợc đánh giá khá tốt, cả 03 tiêu chí đƣợc đƣa ra đến có tỷ lệ đồng ý trên 60%. Đặc biệt với tiêu chí “Huyện tổ chức đầy đủ các cuộc kiểm tra, giám sát định kỳ đối với các đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách” có mức độ đồng ý lên tới 87,10%.

3.5.2. Đánh giá theo nội dung quản lý ngân sách nhà nước

3.5.2.1. Điểm mạnh và nguyên nhân của điểm mạnh trong quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Bình Lục

Điểm mạnh trong quản lý NSNN trên địa bàn huyện Bình Lục

(1). Công tác lập dự toán ngân sách huyện: Công tác lập dự toán ngân sách huyện của huyện Bình Lục nhìn chung đã đáp ứng đƣợc các yêu cầu cơ bản, đƣợc xây dựng dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng và có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Công tác lập dự toán ngân sách huyện đã từng bƣớc thực hiện đúng trình tự, căn cứ luật pháp cho phép, đảm bảo dân chủ, công bằng, đúng trình tự, chất lƣợng dự toán từng bƣớc đƣợc nâng cao, nội dung thu - chi đã đƣợc tính toán tƣơng đối sát trên cơ sở chính sách chế độ nhà nƣớc, đảm bảo đúng Mục lục NSNN.

(2). Công tác chấp hành dự toán ngân sách huyện: - Quản lý thu ngân sách:

+ Huyện Bình Lục luôn phấn đấu để hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách mà tỉnh và HĐND huyện giao.

+ Tổ chức thực hiện tốt công tác thu ngân sách, bảo đảm thu đúng, thu đủ, kịp thời theo quy định của pháp luật: UBND các cấp, cơ quan thuế, và các đơn vị có liên quan đã thực hiện tốt Luật quản lý thuế. Tổ chức thu đầy đủ, kịp thời vào NSNN đối với các khoản thuế, tiền sử dụng đất đƣợc gia hạn nộp sang năm 2011, 2012, 2013, 2014 thực hiện việc miễn giảm thuế theo đúng chế độ quy định hiện hành.

- Quản lý chi ngân sách:

+ Giảm nhiều thủ tục hành chính, giảm sự phiền hà cho đơn vị thụ hƣởng ngân sách, cho các xã.

+ Cơ cấu chi ngân sách có những thay đổi theo chiều hƣớng tích cực, tác động đến tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện đƣợc đầu tƣ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất, nguồn thu đền bù thiệt hại thu hồi đất tạo môi trƣờng thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nguồn vốn đầu tƣ, tăng thu cho ngân sách địa phƣơng.

+ Việc thực hiện giao khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho tất cả các cơ quan hành chính, sự nghiệp trong huyện, hoạt động của các cơ quan, các đơn vị dự toán đƣợc tự chủ, thực hành tiết kiệm kinh phí, đời sống cán bộ, công chức đƣợc từng bƣớc đƣợc cải thiện.

+ Phân cấp quản lý và điều hành ngân sách đã góp phần nâng cao tính chủ động của các đơn vị, các xã trong quá trình QLNS. Các đơn vị, các cấp chính quyền đã từng bƣớc chủ động trong bồi dƣỡng, khai thác nguồn thu trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu chi.

(3). Công tác quyết toán ngân sách huyện: Công tác quyết toán ngân sách huyện đã thực hiện đúng với các quy định và hƣớng dẫn. Các loại báo cáo tài chính cơ bản đƣợc lập đầy đủ và gửi đúng thời gian quy định. Số liệu báo cáo đƣợc phản ánh trung thực, chính xác. Nội dung các báo cáo tài chính luôn theo đúng các nội dung ghi trong dự toán đƣợc duyệt vào đúng Mục lục NSNN đã quy định.

- Phát hiện một số đơn vị sử dụng sai chứng từ thu phí, lệ phí đã kiến nghị nộp vào NSNN.

- Cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà nƣớc đã kiểm soát đƣợc các khoản chi NSNN và đảm bảo chi ngân sách đúng chế độ quy định hiện hành.

Nguyên nhân của những điểm mạnh

- Các cấp, các ngành, các đơn vị trên địa bàn huyện đã thực hiện quản lý, điều hành ngân sách một cách linh hoạt, chủ động, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng nên mặc dù chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nhƣng kết quả thu ngân sách huyện vẫn đạt và vƣợt chỉ tiêu của cấp trên và HĐND huyện giao.

- Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã luôn quan tâm đến công tác quản lý tài chính ngân sách; cụ thể hóa các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ƣơng, của HĐND, UBND tỉnh về quản lý và điều hành thu - chi ngân sách, đề ra các giải pháp, xây dựng các chƣơng trình về phát triển kinh tế - xã hội và thu - chi ngân sách phù hợp cho từng giai đoạn, từng thời kỳ.

- Các doanh nghiệp và các cá nhân cố gắng khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế theo quy định.

- Sự phối hợp chặt chẽ giữa Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục thuế, Kho bạc Nhà nƣớc huyện và các đơn vị có liên quan trong công tác quản lý tài chính, ngân sách huyện.

3.5.2.2. Điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Bình Lục

Điểm yếu trong quản lý NSNN trên địa bàn huyện Bình Lục

(1). Công tác lập dự toán ngân sách huyện: Do nguồn thu trên địa bàn còn hạn hẹp, ngân sách huyện Bình Lục chƣa đƣợc cân đối đƣợc, số thu trợ cấp cân đối hàng năm lớn; số liệu dự toán xây dựng còn mang tính hình thức, ƣớc tính chƣa sát với thực tế. Số liệu quyết toán hàng năm so với dự toán xây dựng đầu năm biến động lớn. Trong quá trình thực hiện còn tồn tại phải bổ sung dự toán nhiều lần.

(2). Công tác chấp hành dự toán ngân sách huyện: - Quản lý thu ngân sách huyện

+ Một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện còn chậm kê khai thuế, vi phạm một số quy định về việc kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Hạn chế trong khâu thông tin giữa cơ quan cấp đăng ký kinh doanh hộ cá thể, cơ quan cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy phép đầu tƣ chƣa kịp thời và có hệ thống (thông thƣờng Sở Kế hoạch - Đầu tƣ thông báo các doanh nghiệp thành lập mới theo quý, chƣa xây dựng cụ thể quy chế thông tin giữa Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và Chi cục thuế huyện và các hộ cá thể, HTX đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).

+ Các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện cơ bản không tập trung, phần lớn là các doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp cổ phần, cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động nhƣng số doanh nghiệp ít, ngân sách huyện hàng năm đều phải trợ cấp cân đối từ ngân sách cấp trên, tuy nhiên nhiều nguồn thu trên địa bàn huyện vẫn chƣa đƣợc phân cấp về ngân sách huyện nhƣ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT của doanh nghiệp, thuế tiêu thu đặc biệt, lệ phí trƣớc bạ ô tô, xe máy, thu tiền thuê đất điều tiết về ngân sách tỉnh 100%.

+ Việc phân bổ tỷ lệ điều tiết theo từng sắc thuế giữa Trung ƣơng, tỉnh và huyện, xã làm cho việc tính toán trở nên khá phức tạp và không khuyến khích địa phƣơng thu các sắc thuế do Trung ƣơng, tỉnh đƣợc hƣởng hoặc có tỷ lệ phân bổ cho huyện, xã thấp.

- Quản lý chi ngân sách

+ Về chi thƣờng xuyên: Định mức phân bổ ngân sách dựa trên phƣơng pháp phân bổ dựa vào nguồn lực đầu vào, chúng không tạo ra cầu nối ràng buộc giữa việc sử dụng ngân sách và hiệu quả chi tiêu, không có yêu cầu cụ thể giữa số kinh phí đƣợc phân bổ với kết quả đạt đƣợc do sử dụng ngân sách. Định mức căn cứ vào tiêu chí dân số một cách cứng nhắc gây khó khăn cho các xã có dân số thấp, dẫn đến nguồn kinh phí phục vụ cho các sự nghiệp thấp hơn các xã khác, trong khi đó đầu công việc cơ bản là nhƣ nhau.

+ Về chi đầu tƣ xây dựng cơ bản: Mức chi cho đầu tƣ phát triển còn thấp. Chi đầu tƣ xây dựng còn dàn trải, tồn tại nhiều công trình xây dựng còn dở dang. Việc chấp

hành quy chế quản lý đầu tƣ xây dựng của một số chủ đầu tƣ ở một số khâu chƣa nghiêm, nhƣ khâu: Thanh toán, quyết toán vốn, bàn giao, bảo hành, công trình, đánh giá, giám sát đầu tƣ.

(3). Công tác quyết toán ngân sách huyện

- Công tác kế toán: Một số đơn vị chƣa coi trọng khâu lập hồ sơ chứng từ. Trong quá trình thu không thực hiện lập phiếu thu hoặc sử dụng biên lai thu tiền, thực hiện thu bằng cách ký sổ tay, không vào sổ thu ngân sách, không lập giấy nộp tiền kịp thời để nộp vào ngân sách tại Kho bạc Nhà nƣớc. Việc tổ chức chi đôi khi còn tùy tiện, chi sai nguyên tắc, sai nội dung kinh tế, chi sai so với dự toán đƣợc duyệt; vẫn còn tình trạng tự thu, tự chi không thực hiện qua ngân sách tại Kho bạc Nhà nƣớc.

- Quyết toán ngân sách:

Việc đối chiếu số liệu còn chậm, đến cuối ngày 31/12 năm ngân sách (hết giờ làm việc hành chính) một số đơn vị vẫn còn giao dịch với Kho bạc Nhà nƣớc.

Theo quy định, cuối ngày 31/12 năm ngân sách, các đơn vị phải thực hiện đối chiếu công nợ, kiểm kê quỹ tiền mặt, vật tƣ, hàng hóa, tài sản… nhƣng trên thực tế khi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tiến hành thẩm tra quyết toán năm đối với các đơn vị thì hầu nhƣ công việc này chỉ có một số đơn vị tiến hành hoặc khi tiến hành thƣờng là sau ngày 31/12 của năm trƣớc.

Qua thực tế cho thấy việc thực hiện chế độ công khai tài chính một số đơn vị thực hiện chƣa đúng theo quy định, chƣa niêm yết số liệu quyết toán ngân sách huyện tại nơi công cộng, mà chỉ thực hiện công khai trƣớc các kỳ họp của HĐND cùng cấp.

(4). Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành ngân sách huyện:

Công tác công khai tài chính ở các cơ quan, đơn vị đã thực hiện nhƣng chƣa đúng theo quy định của Nhà nƣớc hoặc chƣa cụ thể hóa bằng văn bản, công tác công khai còn mang nặng tính hình thức, công khai chủ yếu trong nội bộ cơ quan, đơn vị và báo cáo cấp trên.

Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý tài chính ngân sách vẫn còn hình thức, khi phát hiện những sai phạm chƣa xử lý kịp thời, chủ yếu dừng ở mức

nhắc nhở, rút kinh nghiệm.

Nguyên nhân của những điểm yếu

Thứ nhất, chính sách của Nhà nƣớc trong quản lý tài chính, ngân sách thƣờng xuyên thay đổi. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy QLNS với các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)