Thực trạng công tác quyết toán ngân sách huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Trang 75 - 78)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.4. Tình hình quản lý ngân sách nhà nƣớc trên đi ̣a bàn huyện Bình Lục, tỉnh

3.4.3. Thực trạng công tác quyết toán ngân sách huyện

3.4.3.1. Công tác kế toán

Căn cứ vào hệ thống kế toán Nhà nƣớc: Chế độ kế toán ngân sách xã, chế độ kế toán các đơn vị hành chính sự nghiệp: Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành “Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp”, Thông tƣ số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, xã; Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán ngân sách xã và tài chính xã; các chuẩn mực kế toán công tác kế toán và quyết toán ngân sách huyện đƣợc thực hiện theo quy định của Nhà nƣớc. Hiện nay, các đơn vị thụ hƣởng ngân sách huyện, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã đƣợc trang bị phần mềm kế toán, công tác kế toán đã đƣợc rút gọn về nhân lực, số liệu kế toán chính xác hơn, chuẩn mực hơn.

Đánh giá về thực trạng công tác kế toán: Qua nghiên cứu công tác kế toán ngân sách huyện Bình Lục chúng ta có thể thấy:

- Trong những năm qua, trên cơ sở những quy định về chế độ kế toán áp dụng trong từng thời điểm, nhìn chung công tác kế toán đối với ngân sách huyện đã đƣợc thực hiện theo trình tự mà chế độ kế toán đã quy định.

- Về chứng từ: cơ bản đã thực hiện tập hợp và lập đƣợc các chứng từ theo quy định; chứng từ phản ánh đƣợc nội dung kinh tế phát sinh về nghiệp vụ thu - chi ngân sách.

- Về hệ thống sổ sách: đây là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và tỉ mỉ và cần phải có các nghiệp vụ kế toán. Tuy nhiên, đội ngũ kế toán tài chính đã cố gắng mở đƣợc hệ thống cần thiết, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung hồ sơ chứng từ. Từ hệ thống sổ có thể lập đƣợc các báo cáo cần thiết.

báo cáo trung thực, thể hiện đƣợc các nội dung kinh tế cần thiết. Việc chấp hành nộp báo cáo tháng, hàng quý và báo cáo quyết toán năm cơ bản đúng theo quy định của Nhà nƣớc.

Tuy nhiên bên cạnh những việc đã làm được vẫn còn một số tồn tại:

Chất lƣợng kế toán ở một số đơn vị còn yếu. Vẫn còn có đơn vị chƣa chấp hành nghiêm chỉnh Pháp lệnh kế toán thống kê về chế độ chứng từ, về nguyên tắc ghi sổ, về sử dụng tài khoản kế toán. Cán bộ kế toán chƣa thật sự độc lập về chuyên môn nghiệp vụ theo chế độ kế toán.

Về sổ sách kế toán còn một số đơn vị vẫn chƣa mở đầy đủ sổ sách kế toán. Việc hạch toán còn nhiều sai sót nhƣ việc chữa sổ chƣa thực hiện theo đúng quy định nhƣ dùng bút sơn để tẩy xóa, còn nhiều đơn vị không mở sổ theo dõi tài sản, không tính hao mòn tài sản cố định theo đúng quy định, còn hạch toán nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh chƣa đúng Mục lục ngân sách.

Về hệ thống báo cáo còn một số đơn vị lập nhiều bảng cân đối tài khoản kế toán, thiếu thuyết minh báo cáo tài chính, lập không đúng mẫu báo cáo đã đƣợc Nhà nƣớc quy định.

3.4.3.2. Công tác quyết toán ngân sách

Công tác quyết toán ngân sách vào cuối năm ngân sách, căn cứ vào các văn bản của Bộ Tài chính hƣớng dẫn công tác khóa sổ kế toán NSNN cuối năm và lập, báo cáo quyết toán NSNN hàng năm nhƣ các Thông tƣ: Số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn Luật NSNN; Thông tƣ: Số 59/2003/TT- BTC ngày 23/6/2003 quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phƣờng, thị trấn… Căn cứ vào hƣớng dẫn của Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện ban hành các văn bản hƣớng dẫn các đơn vị dự toán, các xã khóa sổ kế toán cuối năm và lập báo cáo quyết toán NSNN năm. Các đơn vị căn cứ vào hƣớng dẫn của cấp trên, căn cứ vào các nghiệp vụ tài chính kinh tế thực tế phát sinh tại đơn vị, các đơn vị thực hiện công tác khóa sổ kế toán cuối năm và lập báo cáo quyết toán NSNN năm theo quy định.

Công tác quyết toán và báo cáo quyết toán NSNN: Phòng Tài chính - Kế hoạch; Chi cục thuế huyện; Kho bạc Nhà nƣớc huyện đôn đốc các cơ quan liên quan xử lý theo thẩm quyền số tạm thu, tạm giữ để nộp vào NSNN theo chế độ quy định; thực hiện đối chiếu số thu NSNN phát sinh trên địa bàn và số thu - chi ngân sách các cấp thuộc phạm vi quản lý đảm bảo khớp đúng về cả tổng số và chi tiết theo chƣơng, loại, khoản, mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách.

Báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm của các đơn vị dự toán, các xã, thị trấn và báo cáo tổng hợp của huyện phải có thuyết minh quyết toán giải trình rõ, chi tiết nguyên nhân tăng giảm thu - chi đối với những nhiệm vụ, từng lĩnh vực so với dự toán, tình hình tiết kiệm chi và sử dụng nguồn tiết kiệm đó.

Thuyết minh chi tiết thu khác ngân sách, chi khác ngân sách, sử dụng dự phòng, sử dụng số tăng thu của ngân sách địa phƣơng, sử dụng nguồn thƣởng vƣợt thu từ ngân sách cấp trên, tình hình thực hiện các nhiệm vụ quan trọng theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ.

UBND các xã lập báo cáo quyết toán thu - chi ngân sách cấp xã gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, đồng thời trình HĐND xã phê chuẩn; các đơn vị dự toán tổng hợp báo cáo quyết toán gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tổng hợp quyết toán toàn huyện báo cáo UBND huyện, Sở Tài chính tỉnh và trình HĐND huyện phê chuẩn.

Mẫu biểu quyết toán: Thực hiện theo quy định tại Thông tƣ số 59/2003/TT- BTC ngày 23/6/2003, Thông tƣ số 53/2005/TT-BTC ngày 23/6/2005, Thông tƣ số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 của Bộ Tài chính, Quyết định số 24/2006/QĐ- BTC ngày 06/4/2006, Quyết định số 14/2007/QĐ-BTC ngày 15/3/2007 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính và hƣớng dẫn tại Thông tƣ này.

Phƣơng thức, thời gian tổng hợp và gửi báo cáo quyết toán: Các đơn vị sử dụng kinh phí từ ngân sách tự lựa chọn hình thức kế toán khi thực hiện công tác quyết toán tuân theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp đƣợc ban hành tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính và các văn bản bổ sung. Đối với ngân sách cấp xã: Nộp báo cáo quyết toán về phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chậm

nhất và ngày 10/2 năm sau; Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tổng hợp quyết toán ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã gửi về phòng Kế hoạch ngân sách - Sở Tài chính trƣớc ngày 15/3 năm sau.

Đánh giá thực trạng công tác quyết toán ngân sách huyện:

Để thực hiện công việc khóa sổ, theo nguyên tắc đặt ra đối với ngân sách huyện, phải thực hiện hoàn tất các nhiệm vụ thu - chi đã đƣợc giao trong năm ngân sách theo dự toán đã đƣợc phê duyệt. Đối với bộ phận kế toán phải thực hiện tập hợp đầy đủ các hồ sơ chứng từ, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế vào sổ kế toán có liên quan. Trên thực tế trên địa bàn huyện Bình Lục thực hiện nhƣ sau:

- Việc quyết toán ngân sách huyện đƣợc thực hiện theo quy trình về quyết toán NSNN. Các đơn vị đã thực hiện khóa sổ kế toán sau khi đã xác định rà soát tất cả các khoản thu - chi và thực hiện xong các nhiệm vụ thu - chi ngân sách huyện trong năm. Đồng thời, thực hiện việc so sánh, đối chiếu số liệu với Kho bạc Nhà nƣớc.

- Trong công tác quyết toán ngân sách huyện, đã thực hiện việc đảm bảo cân đối thu - chi ngân sách, tiến hành lập các loại biểu mẫu báo cáo quyết toán theo quy định trình HĐND huyện phê chuẩn quyết toán và thực hiện nộp, gửi báo cáo theo quy định.

- Trƣớc ngày 31/12 năm tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch và các đơn vị dự toán ngân sách thực hiện việc rà soát các khoản thu - chi đƣợc giao trong dự toán ngân sách, thực hiện so sách dự toán và thực hiện dự toán để tiếp tục chi các nhiệm vụ còn tồn động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)