Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
4.3.5. Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành ngân sách huyện
Công tác kiểm tra, giám sát cần phải đƣợc tiến hành ở tất cả các khâu trong quy trình QLNS nhà nƣớc huyện. Đây là một biện pháp nhằm đảm bảo cho các quy trình về chế độ ngân sách huyện, đảm bảo quy trình về chế độ kế toán đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh, việc kiểm tra, giám sát kiểm toán phải đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên và ở tất cả các bƣớc trong quản lý ngân sách huyện. Kiểm tra, giám sát để phát hiện ra những vấn đề không đúng chế độ, không đúng pháp luật để từ đó có các biện pháp xử lý và uốn nắn kịp thời. Để hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành ngân sách huyện, chúng ta cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:
Thứ nhất: Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát tài chính và kiểm soát chi ngân sách góp phần phòng ngừa những sai phạm, những thất thoát, lãng phí trong chi tiêu, sử dụng kinh phí ngân sách, tập trung đầy đủ, kịp thời nguồn thu ngân sách về cho Nhà nƣớc tăng nguồn lực tài chính cho đầu tƣ, phát triển. Vì vậy, cần thiết phải tăng cƣờng công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra tài chính đối với việc quản lý, sử dụng NSNN, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đồng thời, cần phải đƣa Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân trong huyện thực hiện tốt vai trò giám sát, phát hiện những bất hợp lý, những sai phạm trong công tác quản lý ngân sách huyện để có ý kiến kịp thời với các cơ quan chức năng ngăn ngừa, xử lý các vi phạm.
Thứ hai: Các cơ quan Thuế, Kho bạc Nhà nƣớc tăng cƣờng theo dõi kiểm tra, kiểm soát việc khai báo tên hàng, mã hàng, thuế suất, kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân; phát hiện kịp thời các trƣờng hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh; đồng thời, tổ chức thu triệt để các khoản nợ đọng thuế có khả năng thu hồi của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh
doanh; tổng hợp báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý dứt điểm các khoản nợ đọng thuế không có khả năng thu hồi.
Các ngành trong khối tài chính phải có kế hoạch kiểm tra thƣờng xuyên việc chấp hành luật NSNN tại huyện về các lĩnh vực quản lý và đôn đốc thu nộp các khoản thu chấp hành các định mức, chế độ chi tiêu, thực hiện chế độ kế toán và báo cáo kế toán, quản lý công sản thực hiện chức năng nhiệm vụ của cán bộ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện. Đồng thời phối hợp chặt chẽ để nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra kiểm soát trƣớc trong và sau các hoạt đông thu - chi tài chính huyện. Qua đó phát hiện và uốn nắn kịp thời những vi phạm kỉ luật tài chính, từng bƣớc đƣa công tác quản lý tài chính ngân sách huyện đi vào nề nếp.
Hàng quý các xã phải lập dự toán và báo cáo tài chính gửi Sở Tài chính tỉnh để thẩm định dự toán, thẩm duyệt quyết toán. Có kế hoạch thanh tra kiểm tra đột xuất hoạt động tài chính ngân sách huyện kết luận và xử lý nghiêm minh kịp thời các trƣờng hợp vi phạm pháp luật.
Thứ ba: Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng tuy đã đƣợc nhiều kết quả, tìm ra đƣợc những sai phạm, những bất hợp lý về cơ chế, chính sách xong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát không thƣờng xuyên, nó chỉ có tính chất trọng điểm. Việc kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện còn chƣa sâu sát, mới chỉ thông qua báo cáo quý, năm. Do vậy, kiểm soát hoạt động thu - chi ngân sách cần phải thực hiện hàng ngày để kịp thời phát hiện các sai phạm, phòng ngừa các sai phạm, thất thoát, lãng phí trong chi tiêu ngân sách, sử dụng tài sản công, tăng cƣờng tình chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phƣơng, cơ sở trong việc sử dụng kinh phí ngân sách, để hiệu quả hơn trong khâu kiểm soát công tác quản lý tài chính ngân sách cần thiết phải chuyển dần từ việc quản lý kinh phí ngân sách ở đầu vào của các đối tƣợng sử dụng kinh phí ngân sách sang quản lý sản phẩm đầu ra của các đôi tƣợng đó. Với cơ chế đó, việc kiểm soát chi ngân sách cũng cần có những thay đổi phù hợp để đảm bảo tính chủ động, linh hoạt của các đơn vị mà vẫn đảm bảo đƣợc trách nhiệm của đơn vị trong sử dụng kinh phí ngân sách.
Thứ tư: Hoàn thiện kiểm toán ngân sách, chấn chỉnh kỷ luật tài chính công. Tăng cƣờng cả kiểm toán nội bộ và kiểm toán của cơ quan kiểm toán Nhà nƣớc, làm cho kiểm toán trở thành một hoạt động thƣờng xuyên đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí từ NSNN. Hoạt động kiểm toán phải góp phần đánh giá kinh tế, hiệu quả trong sử dụng các nguồn lực tài chính của Nhà nƣớc, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi lãng phí, tham nhũng, từ đó chấn chỉnh kỷ luật tài chính trong các cơ quan, đơn vị.
Thứ năm: Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản. Tăng cƣờng kiểm tra kiểm soát chi tiêu, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, kiên quyết xử lý xuất toán các khoản chi sai chế độ, vƣợt định mức tiêu chuẩn, xử phạt nghiêm những hành vi trốn thuế, cố ý làm sai chính sách chế độ Nhà nƣớc; xử phạt nghiêm minh những tập thể, cá nhân có hành vi trốn thuế, xâm tiêu tiền thuế, vi phạm Luật NSNN, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Kiểm tra việc chấp hành Luật kế toán, chế độ hóa đơn chứng từ, tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế tại các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh.
Thứ sáu: Công khai kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, chú trọng xử lý trách nhiệm đối với ngƣời đứng đầu đơn vị có vi phạm pháp luật về quản lý tài chính - ngân sách.
Xây dựng cơ chế phối hợp công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện; Chi cục thuế huyện; Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy…, khắc phục sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra theo hƣớng: Cùng nội dung trong một đơn vị mỗi năm chỉ thanh tra, kiểm tra một lần, đoàn thanh tra sau phải sử dụng kết quả của đoàn thanh tra trƣớc (trừ trƣờng hợp có đơn thƣ khiếu nại, tố cáo), không đƣợc kiểm tra, thanh tra trùng lặp nội dung đoàn kiểm tra, thanh tra trƣớc đã làm. Đối với nội dung thanh tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách nên giao cho ngành thuế chịu trách nhiệm; thanh tra tình hình quản lý, sử dụng ngân sách tại các đơn vị dự toán và công tác quản lý điều hành ngân sách tại các đơn vị dự toán và công tác quản lý điều hành ngân sách cấp huyện, xã nên giao cho thanh tra Sở Tài chính; Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện và kiểm tra
Đảng các cấp chỉ tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác quản lý điều hành ngân sách, thu nộp ngân sách khi thật sự cần thiết để giải quyết đơn thƣ khiếu nại tố cáo của công dân, đảng viên.
Xây dựng cơ chế quy định rõ chế độ trách nhiệm của cán bộ chuyên quản khi xảy ra sai phạm tại đơn vị đƣợc giao phụ trách. Tiến hành xử lý, giải quyết những tồn tại, sai phạm trong bố trí dự toán ngân sách chƣa phù hợp đã đƣợc cơ quan thanh tra, kiểm toán phát hiện, kiến nghị theo đúng quy định của pháp luật.