Hoàn thiện bộ máy quản lý ngân sách huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Trang 97 - 100)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

4.3.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý ngân sách huyện

Xác định rõ trách nhiệm của các thành viên trong cơ cấu bộ máy quản lý ngân sách huyện:

Trong điều kiện hiện nay nguồn thu ngân sách huyện ngày càng phong phú đa dạng nội dung chi cũng ngày càng lớn và gia tăng với tốc độ nhanh đòi hỏi cần phải có đội ngũ cán bộ đủ năng lực để nắm bắt, ghi chép hạch toán đầy đủ, chính xác nội dung thu chi ngân sách xã là điều tất yếu. Để làm đƣợc điều đó đòi hỏi bộ máy quản lý ngân sách huyện phải thƣờng xuyên củng cố theo hƣớng chuyên trách, theo biên chế phục vụ lâu dài đồng thời công tác kế toán phải đƣợc thực hiện thống nhất theo chế độ kế toán Nhà nƣớc đã ban hành. Huyện, tỉnh phải thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý ngân sách để họ hiểu đúng và thực hiện đúng pháp luật. Định kỳ hàng quý hàng năm nên tổ chức các buổi sơ kết tổng kết đánh giá tình hình quản lý ngân sách huyện. Qua đó có những giải pháp tình thế kịp thời phát huy những mặt tích cực và nghiêm khắc loại bỏ những hạn chế trong những quý, năm tiếp theo. Để làm tốt những việc trên, UBND huyện phải có kế hoạch tăng cƣờng và bố trí đủ cán bộ có năng lực cho công tác quản lý tài chính ngân sách huyện. Thƣờng xuyên bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ này kiên quyết thay thế các cán bộ không đáp ứng yêu cầu. UBND tỉnh ban hành các văn bản hƣớng dẫn cụ thể về thẩm quyền của chủ tài khoản chức năng nhiệm vụ của các cán bộ trong quản lý ngân sách huyện tạo cơ sở pháp lý cho tổ

chức thực hiện và làm căn cứ kiểm tra xử lý các trƣờng hợp vi phạm.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách huyện:

Đổi mới công tác tuyển chọn bố trí sử dụng cán bộ công chức: Đối với cán bộ công chức chuyên trách cần đổi mới quy trình lựa chọn giới thiệu nhân sự, việc tuyển chọn giới thiệu nhân sự để bầu vào các chức danh chuyên trách theo hƣớng công khai hóa dân chủ và xã hội hóa. Quy trình thực hiện phải đảm bảo tính chất cạnh tranh công bằng khách quan, tạo mọi điều kiện để những ngƣời có đủ đức đủ tài đều có cơ hội ngang nhau trong bầu cử. Công tác quy hoạch cần lựa chọn những ngƣời có đủ các tiêu chuẩn quy định và phù hợp với tình hình của địa phƣơng để đƣa vào quy hoạch. Việc lựa chọn giới thiệu ngƣời vào các chức danh quy hoạch cần đảm bảo công khai dân chủ, thực chất đảm bảo những ngƣời có đủ tiêu chuẩn trình độ năng lực và phẩm chất để đƣợc xem xét đƣa vào quy hoạch. Đảm bảo nguồn cán bộ công chức dồi dào tạo thế chủ động đón bắt những phát triển trong tƣơng lai, kịp thời thay thế những vị trí lãnh đạo chủ chốt cần thiết đảm bảo tính ổn định liên tục và phát triển của các cơ quan tổ chức trong hệ thống chính trị. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cần theo hƣớng đổi mới, công tác xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng hàng năm và 5 năm cho từng loại cán bộ chu đáo và khoa học. Đổi mới chƣơng trình nội dung và các hình thức đào tạo bồi dƣỡng hợp lý khoa học cho các chức danh theo tiêu chuẩn đã đƣợc quy định, phƣơng thức đào tạo bồi dƣỡng theo hƣớng lấy ngƣời học làm trung tâm, lấy chất lƣợng hiệu quả làm mục tiêu chính, phát huy tính chủ động, tích cực của ngƣời học nhằm phát triển trình độ năng lực và kỹ năng theo hƣớng chuyên nghiệp hóa, đảm bảo tính thực thi công việc đƣợc giao. Hình thức đào tạo bồi dƣỡng cần đa dạng hóa hơn nhằm bổ sung cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng nhƣ rèn luyện các kỹ năng diễn thuyết, giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tiễn quản lý, điều hành cơ sở, mặt khác thực hiện phƣơng châm đào tạo bồi dƣỡng với bố trí, sử dụng nhằm phát huy kiến thức đã học và tạo điều kiện động viên khuyến khích các cán bộ công chức tích cực, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn. Xây dựng và thực hiện tốt quy chế luân chuyển cán bộ công chức, có kế hoạch chu đáo, xác định rõ phạm vi địa bàn luân chuyển, hình

thức luân chuyển, kiểm tra, theo dõi, tổng kết đánh giá kịp thời công tác luân chuyển.

Nâng cao trình độ đánh giá các cán bộ công chức, xem xét cần phải làm hàng năm và đột xuất khi có nhu cầu bổ nhiệm và tái bổ nhiệm đảm bảo tính công bằng, khách quan, đáng tin cậy. Các cơ quan quản lý cần rà soát lại các chức danh, chức trách nhiệm vụ, xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng nhiệm vụ đƣợc giao của từng chức vụ làm căn cứ đánh giá cán bộ công chức khoa học. Đánh giá cán bộ công chức phải đặt trong hoàn cảnh môi trƣờng làm việc, mối quan hệ biện chứng với chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc, địa phƣơng cũng nhƣ toàn bộ quá trình phấn đấu đƣợc tiến hành dân chủ, công khai, minh bạch. Xây dựng cơ chế để nhân dân giám sát, nhằm phát hiện kịp thời những cán bộ non yếu về trình độ, sa sút về đạo đức lối sống. Đãi ngộ vật chất, tinh thần cho các cán bộ, tiến hành cải tiến chế độ tiền lƣơng, sửa đổi điều chỉnh sự bất hợp lý về tiền lƣơng.

Đổi mới cơ chế quản lý tài chính ngân sách huyện, cần mở rộng việc thực hiện cơ chế khoán thu - chi ngân sách và trao quyền tự chủ về tài chính. Nghiên cứu và hoàn thiện chức danh công chức Nhà nƣớc, tiến hành rà soát quy mô tính chất đặc điểm của các loại hình đơn vị hành chính một cách khoa học, hợp lý. Phân định rõ ràng thẩm quyền của các cấp các ngành trong việc quản lý theo nguyên tắc cấp nào, ngành nào, cơ quan nào nắm đƣợc nhiều thông tin nhất, quản lý tốt nhất thì giao cho cấp đó quản lý. Chủ động kinh phí và cơ sở vật chất cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhƣng cần huy động kinh phí từ nhiều nguồn quan trọng là vốn huy động từ ngân sách.

Tăng cƣờng hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống tài chính ở địa phƣơng nhƣ: Sở Tài chính, Phòng Tài chính, Cục thuế, Chi cục thuế, Kho bạc Nhà nƣớc, bộ phận Tài chính, ngân sách xã, trong đó cơ quan tài chính là nòng cốt, trung tâm trong công tác tham mƣu đề xuất và tổ chức thực hiện các chính sách tài chính trên địa bàn. Xây dựng quy chế phối hợp và tổ chức giao ban hàng quý để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ tham

mƣu cho cấp ủy, chính quyền địa phƣơng về thu - chi và quản lý tài chính ngân sách trên địa bàn; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ thu nộp và chi tiêu ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)