Mục tiêu đào tạo và đối tƣợngđào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý tại công ty cổ phần – tổng công ty miền trung (Trang 31 - 33)

6. Kết cấu của luận văn

1.3. NỘI DUNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

1.3.2. Mục tiêu đào tạo và đối tƣợngđào tạo

- Đối tượng đào tạo

Việc xác định đối tƣợng cho công tác đào tạo nghĩa là ta phải xác định xem ai là ngƣời đƣợc đi học, cần phải xem xét các đối tƣợng:

- Những ngƣời lao động có nhu cầu đƣợc đào tạo.

- Những ngƣời lao động đƣợc cử tham gia học tập do doanh nghiệp có nhu cầu.

- Những ngƣời lao động có khả năng tiếp thu.

Để có thể lựa chọn đúng đối tƣợng đào tạo nguồn nhân lực phải dựa vào nhu cầu đào tạo và phải đánh giá đƣợc tình trạng chất lƣợng đội ngũ lao động hiện có. Đối tƣợng đƣợc lựa chọn để tham gia đào tạo phải đảm bảo các yếu tố đó là: việc đào tạo phải đúng ngƣời, đúng việc, phải đảm bảo tính công bằng, hiệu quả, kịp thời đối với ngƣời lao động và đối với công việc. Muốn vậy, trƣớc khi lựa chọn đối tƣợng thì cần phải nghiên cứu về nhu cầu và nguyện vọng của từng ngƣời lao động, động cơ muốn học tập của họ có chính đáng hay không hay doanh nghiệp có thể đáp ứng đƣợc không hay triển vọng về nghề đó nhƣ thế nào,…

Ta có thể dựa vào các kết quả của hoạt động phân tích công việc (ba bản: bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc đối với ngƣời thực hiện và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc) để lựa chọn đối tƣợng tham gia học tập đƣợc chính xác hơn. Qua so sánh ta sẽ xác định đƣợc những đối tƣợng nào chƣa đáp ứng đƣợc với yêu cầu của công việc, những kiến thức, kỹ năng mà ngƣời lao động còn thiếu từ đó hình thành nên nhóm đối tƣợng cần phải đƣợc đào tạo và nội dung chƣơng trình phải đào tạo. Tránh tình trạng chọn nhầm đối tƣợng làm tốn chi phí và mất thời gian.

- Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu đào tạo của một chƣơng trình đào tạo là những kết quả cần phải đạt đƣợc của chƣơng trình đào tạo đó về các mặt nhƣ kiến thức, kỹ năng cần đạt tới, số lƣợng, cơ cấu học viên, khoảng thời gian nào cần phải hoàn thành... Xác định đúng đƣợc mục tiêu đào tạo sẽ nâng cao đƣợc kết quả của chƣơng trình đào tạo. Mục tiêu có thể là mục tiêu chung của toàn công tác đào tạo, phát triển của doanh nghiệp hoặc là mục tiêu của từng chƣơng trình đào tạo và phát triển cán bộ quản lý. Mục tiêu càng cụ thể, càng chính xác bao nhiêu việc định hƣớng cho công tác đánh giá kết quả càng dễ dàng bấy nhiêu. Đánh giá đƣợc kết quả cần có mục tiêu. Và các mục tiêu đều phải tập trung phục vụ cho mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Mục tiêu của chƣơng trình đào tạo phải đảm bảo tính cụ thể, có thể lƣợng hóa và đánh giá đƣợc, không xác định mục tiêu chung chung. Đào tạo ngƣời lao động là để chuẩn bị cho họ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, nâng cao sự am hiểu về công việc, phát triển thái độ làm việc hợp tác, tự nguyện giữa những ngƣời lao động và các cán bộ quản lý. Ngoài ra, hoạt động đào tạo còn góp phần phát triển những kỹ năng và những hiểu biết nhất định trong quản lý để có thể đảm bảo sự hợp tác đầy đủ từ các bộ phận khác nhau và giữa những ngƣời lao động.

Suy cho cùng, mục tiêu cuối cùng của công tác đào tạo nguồn nhân lực là nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tạo vị thế và nâng cao khả năng thích ứng của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng. Vì vậy, mục tiêu của hoạt động đào tạo nguồn nhân lực phải cho thấy đƣợc các kỹ năng và mức độ mà ngƣời lao động cần đạt đƣợc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý tại công ty cổ phần – tổng công ty miền trung (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)