6. Kết cấu của luận văn
1.4.1. Các nhân tố khách quan
Tùy theo từng môi trƣờng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mà công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có những đặc trƣng khác nhau.
Với một môi trƣờng kinh doanh năng động, linh hoạt và sức cạnh tranh lớn thì lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực có một ý nghĩa to lớn và rất thiết thực. Do đó việc đầu tƣ cho lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là rất cần thiết. Đối với các doanh nghiệp trong môi trƣờng sản xuất kinh doanh đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao, thì với sự phát triển ngày càng cao của khoa học - công nghệ dẫn đến vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn nên mỗi doanh nghiệp phải thƣờng xuyên đổi mới để theo kịp thị trƣờng. Vì vậy vấn đề đổi mới con ngƣời là tất yếu khách quan, để đổi mới con ngƣời thì công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là hiệu quả và tối ƣu nhất.
Đối với các doanh nghiệp mang tính chất ngoại giao, giao tiếp, cần nhiều yếu tố về kỹ năng mềm nhƣ bán hàng, marketing…. thì khi đó các chƣơng trình đào tạo đa số là kỹ năng mềm.
- Nhân tố về chính trị :
Bất kỳ một doanh nghiệp, tổ chức nào hoạt động trong nền kinh tế quốc dân đều phải tuân theo các luật lệ của Nhà nƣớc đó nhƣ Luật doanh nghiệp, Bộ Luật lao động, Luật đầu tƣ ... Do đó đào tạọ và phát triển nguồn nhân lực nói chung và cán bộ quản lý nói riêng cũng phải tuân thủ các quy định này. Đồng thời thể chế chính trị quốc gia cũng ảnh hƣởng tới đào tạo và phát triển nhân lực.
- Chất lượng giáo dục và đào tạo
Chất lƣợng giáo dục ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Tại Việt Nam, chất lƣợng giáo dục còn thấp, đào tạo ồ ạt, nặng lý thuyết, ít thực hành nên đa số các sinh viên ra trƣờng muốn làm đƣợc việc đều phải đƣợc đào tạo, tập huấn lại. Nhƣ vậy, mặc dù lực lƣợng lao động đã qua đào tạo rồi nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của
thị trƣờng lao động đặc biệt là khu đô thị, các vùng kinh tế trọng điểm.
Với các lý do nêu trên, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp nói riêng, toàn xã hội nói chung là làm thế nào để đảm bảo nguồn nhân lực trong hiện tại và trong tƣơng lai. Chính vì thế mà các doanh nghiệp phải chú trọng đầu tƣ cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mình, đồng thời hết sức chú ý đến chất lƣợng đào tạo để đáp ứng nhu cầu công việc đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực cho mình.
- Yếu tố về khoa học kỹ thuật:
Trƣớc sự thay đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật thì công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực càng đƣợc chú trọng vì ngƣời lao động cần cung cấp những kiến thức, kỹ năng mới để có thể sử dụng đƣợc những thiết bị mới đƣợc đƣa vào sản xuất. Để có thể quản lý và điều hành đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, dây chuyền sản xuất hiện đại thì ngƣời quản lý cần đƣợc đào tạo và phát triển để có đủ năng lực của nhà quản lý trong thời kỳ mới.
Ngoài ra còn nhiều nhân tố khác nhƣ đối thủ cạnh tranh, khách hàng hay văn hoá xã hội … cũng ảnh hƣởng lớn đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói chung và cán bộ quản lý nói riêng.
- Nhân tố phát triển kinh tế :
Chu kỳ kinh tế, chu kỳ kinh doanh có ảnh hƣởng lớn đến công tác đào tạo và phát triển cán bộ quản lý. Khi kinh tế suy thoái, có nhiều hƣớng đi xuống thì Công ty phải tìm cách giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí lao động nhƣ giảm giờ lao động trong tuần, trong tháng, cho các tổ chức khác thuê nhân lực hoặc có thể khuyến khích lao động về hƣu sớm và không thay thế vị trí còn trống ...Khi đó nhu cầu đào tạo của công ty là không cao. Ngƣợc lại, khi kinh tế phát triển ổn định thì công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực đƣợc chú trọng để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ mới ...
Nhân tố trình độ phát triển kinh tế ở các quốc gia cũng ảnh hƣởng lớn đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển thì sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ, sự cạnh tranh trong việc thu hút các lao động giỏi, tạo ra nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cao, còn tại các nƣớc kém phát triển hơn thì nhu cầu này thƣờng là thấp.
- Thị trường lao động:
Thị trƣờng lao động cũng là một nhân tố tác động tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp. Với một thị trƣờng lao động có số lƣợng nhiều, chất lƣợng lao động cao thì doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để tuyển đƣợc những ngƣời lao động đáp ứng yêu cầu công việc của mình. Đồng thời khi đó công tác đào tạo của doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả cao.
Ngƣợc lại, khi thị trƣờng lao động có số lƣợng lao động ít, chất lƣợng lao động thấp thì việc tuyển dụng của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn và công tác đào tạo của doanh nghiệp sẽ tốn kém hơn, hiệu quả cũng sẽ thấp hơn và thời gian dành cho việc đào tạo cũng dài hơn.
Thực tế ở thị trƣờng lao động nƣớc ta hiện nay tuy rất dồi dào song chất lƣợng lao động còn thấp và còn có hiện tƣợng chảy máu chất xám nhiều. Dù số lao động đã qua đào tạo thì khả năng tác nghiệp và kỹ năng thực hành còn kém. Chính vì vậy, để công tác đào tạo hiệu quả thì ngay khâu tuyển dụng nhân viên, các doanh nghiệp cần thực hiện tổ chức đánh giá một cách nghiêm túc, hiệu quả để chọn ra đƣợc những nhân viên thực sự có năng lực làm việc