6. Kết cấu của luận văn
1.3. NỘI DUNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
1.3.4. Các phƣơng pháp đào tạo
1.3.4.1. Đào tạo trong công việc
Đào tạo trong công việc là các phƣơng pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó ngƣời học sè đƣợc học những kiến thức, kỳ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc và thƣờng đƣợc sự hƣớng dẫn của những ngƣời lao động lành nghề hơn.
- Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc.
Đây là phƣơng pháp đào tạo đơn giản và phù hợp với nhiều loại lao động khác nhau, phƣơng pháp này có thể áp dụng với lao động trực tiếp sản xuất và cả với một số công việc quản lý. Với phƣơng pháp này quá trình đào tạo đƣợc thực hiện bằng cách ngƣời dạy hƣớng dẫn học viên về công việc bằng cách chỉ bảo, quan sát ngƣời học việc sau đó cho làm thử công việc cho tới khi thành thạo. Phƣơng pháp này có mặt mạnh là làm giảm thời gian cho ngƣời học việc, gắn kết ngƣời lao động với nhau đồng thời đƣa lại cho ngƣời dạy thêm một khoản thu nhập. Tuy nhiên, phƣơng pháp này cũng có những hạn chế. Nhƣ ngƣời học việc không đƣợc học lý thuyết có hệ thống, có thể học cả thao tác đóng và thao tác không cần thiết của ngƣời dạy họ, ngƣời dạy không có kỹ năng sƣ phạm, đồng thời phƣơng pháp này không giảng dạy đƣợc cho số lƣợng học sinh lớn.
- Kèm cặp và chỉ bảo.
Đây là phƣơng pháp giúp cho ngƣời lao động học đƣợc những kiến thức kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua sự chỉ bảo của những ngƣời lao động giỏi hơn. Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc áp dụng để đào tạo cho cán bộ quản lý. Có ba cách thƣờng dùng để thực hiện:
Kèm cặp bởi ngƣời lãnh đạo trực tiếp Kèm cặp bởi ngƣời cố vấn
Phƣơng pháp kèm cặp đƣợc thực hiện rất nhanh ít tốn thời gian, tiết kiệm đƣợc chi phí đào tạo. Thông qua đó có thể học tập đƣợc những kinh nghiệm của ngƣời hƣớng dẫn. Tuy nhiên, phƣơng pháp này có nhƣợc điểm là không chú trọng vào lý thuyết mà tập trung vào kinh nghiệm làm việc, do đó có thể làm cho ngƣời đƣợc đào tạo không đƣợc trang bị lý thuyết chắc chắn, đồng thời ngƣời lao động dễ bị ảnh hƣởng bởi tƣ tƣởng tiêu cực của ngƣời hƣớng dẫn.
- Đào tạo theo kiểu học nghề
Với phƣơng pháp này học viên đã đƣợc học lý thuyết trên lớp, sau đó ngƣời học sẽ đƣợc đƣa xuống cơ sở để làm việc trong một thời gian dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời lao động lành nghề hơn cho đến khi ngƣời lao động thành thạo công việc. Thời gian để thực hiện phƣơng pháp giảng dạy này thƣờng là thời gian dài. Phƣơng pháp này có ƣu điểm là cung cấp cho ngƣời học một nghề hoàn chỉnh cả lý thuyết và thực hành, tuy nhiên phƣơng pháp này đòi hỏi phải có một thời gian dài nên tốn kinh phí để đào tạo
- Luân chuyển công việc và thuyên chuyển công việc.
Với phƣơng pháp đào tạo này ngƣời đƣợc đào tạo sẽ chuyển lần lƣợt làm các công việc khác nhau trong cùng một lĩnh vực hay các lĩnh vực khác nhau. Với phƣơng pháp này ngƣời đƣợc đào tạo sẽ có thể tích lũy những kiến thức và kinh nghiệm khác nhau trong các lĩnh vực, do đó họ có thể thực hiện các công việc sau quá trình đào tạo với khả năng cao hơn. Có ba cách đào tạo là:
Chuyển đổi ngƣời lao động sang một bộ phận khác trong tổ chức nhƣng vẫn giữ chức năng và quyền hạn cũ.
- Ngƣời lao động đƣợc chuyển đến làm công việc ở bộ phận, lĩnh vực mới ngoài chuyên môn của họ.
- Ngƣời lao động đƣợc luân chuyển trong phạm vi nội bộ công việc chuyên môn của mình.
Phƣơng pháp luân chuyển và thuyên chuyển công việc giúp cho ngƣời lao động hiểu và biết đƣợc nhiều nghề khác nhau, đồng thời kinh nghiệm và khả năng của ngƣời lao động đƣợc tăng lên đáng kể khi ngƣời lao động đƣợc tiếp xúc ngay với công việc và họ chịu áp lực khá lớn nên phải cố gắng rất nhiều. Tuy nhiên phƣơng pháp này cũng có những hạn chế đó là ngƣời lao động nếu không có khả năng thì rất khó thực hiện đƣợc phuơng pháp này vì áp lực và đòi hỏi là khá cao, đồng thời ngƣời đƣợc đào tạo không đƣợc học tập một cách có hệ thống.
1.3.4.2. Đào tạo ngoài công việc
Đào tạo ngoài công việc là hình thức đào tạo mà ngƣời học tách rời với công việc thực tế và gửi tới một môi trƣờng học tập tách khỏi đối tƣợng lao động.
- Gửi đến các lớp chính quy.
Doanh nghiệp cử những ngƣời đƣợc đào tạo đi học tại những trƣờng chính quy nhƣ các trƣờng dạy nghề, trƣờng cao đẳng, đại học… Với phƣơng pháp này ngƣời lao động đƣợc đào tạo bài bản hơn, có sự kết hợp giữa lý thuyết và cả thực hành. Tuy nhiên, hạn chế của phƣơng pháp này chính là kinh phí đào tạo cao, có thể mất nhiều thời gian, ngoài ra phƣơng pháp này đòi hỏi ngƣời đƣợc cử đi học phải là ngƣời có đủ năng lực để có thể tiếp thu kiến thức trong quá trình học tập. Do đó, phƣơng pháp này thƣờng đƣơc áp dụng để đào tạo những ngƣời lao động trẻ, có trình độ.
- Các bài giảng, thảo luận, hội nghị ngắn ngày.
Thông thƣờng các buổi thoả luận, hội nghị, đều có các chủ đề dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời lãnh đạo nhóm. Phƣơng pháp này phù hợp với lao động quản lý, nó cung cấp cho học viên những kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp hoặc kỹ năng quản lý nhƣ phân phối công việc, đặt khả năng đặt mục tiêu ...
- Đào tạo chương trình hoá với sự trợ giúp của máy tính.
Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện nhờ sự trợ giúp của máy tính, ngƣời ta sử dụng các trƣơng trình phần mềm đào tạo đƣợc cài đặt sẵn để đào tạo nâng cao năng lực quản lý của học viên. Các học viên đóng vai ban quản lý của doanh nghiệp và phải dựa trên tình huống để ra các quyết định hợp lý.
- Đào tạo với sự trợ giúp của các phương tiện nghe nhìn.
Phƣơng pháp đào tạo mà giữa ngƣời dạy và ngƣời học không trực tiếp gặp nhau tại một địa điểm và cùng một thời gian mà thông qua phƣơng tiện nghe nhìn trung gian nhƣ băng hình, băng tiếng, tài liệu ...
- Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm
Đây là phƣơng pháp đào tạo thích hợp cho lao động quản lý, thông qua các bài tập tình huống là các câu chuyện mô phỏng, các trò chơi quản lý, phân vai theo kịch bản. Phƣơng pháp này giúp rèn luyện các kỹ năng quản lý, mở rộng hiểu biết cho các học viên.
- Đào tạo kỹ năng xử lý công văn giấy tờ.
Đây là phƣơng pháp đào tạo giúp lao động quản lý biết cách sắp xếp, phân phối công việc một cách hợp lý, theo trình tự thích hợp lúc đầu giờ khi có quá nhiều công việc, ngƣời học viên nhận đƣợc nhiều loại công văn, giấy tờ và có trách nhiệm xử lý các văn bản đó thông qua việc phân tích một cách nhanh chóng để đƣa ra trình tự các công việc sao cho kết quả.