6. Kết cấu của luận văn
1.3. NỘI DUNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
1.3.5. Nguồn lực cho đào tạo
- Cơ chế chính sách : Mọi chủ thể kinh tế - xã hội đều có những chính sách của mình. Có chính sách của cá nhân, chính sách của doanh nghiệp, chính sách của Đảng, chính sách của một quốc gia, chính sách của một liên minh các nƣớc hay tổ chức quốc tế…
Chính sách là phƣơng thức hành động đƣợc một chủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại.4
Ví dụ: khi Hiệu trƣởng của một trƣờng Đại học nói : “Chính sách của chúng tôi là khuyến khích mọi sinh viên tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học.” Một cửa hàng tuyên bố “chính sách của chúng tôi là sẽ đề nghị truy tố tất cả những ngƣời có hành vi trộm cắp trong cửa hàng.”
Tuyên bố chính sách có nghĩa là một cá nhân hay tổ chức đã quyết định một cách thận trọng và có ý thức giải quyết những vấn đề quan trọng.
Chính sách xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định. Chúng vạch ra phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết định, nhắc nhở các nhà quản lý những quyết định nào có thể và những quyết định nào không thể. Bằng cách đó các chính sách hƣớng suy nghĩ và hành động của mọi thành viên trong tổ chức vào việc thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức.
- Thời gian: Thời gian cho một chƣơng trình đào tạo cần phải đƣợc xác định ngay trong giai đoạn lập kế hoạch vì việc này có thể giúp tổ chức chủ động hơn trong việc phân bố chỉ tiêu đi học, tiết kiệm kinh phí đào tạo, giúp lựa chọn giáo viên phù hợp…
Thời gian đào tạo đƣợc chia làm 2 loại: Đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Thời gian đào tạo cũng phụ thuộc vào những yếu tố khác nhƣ: Thời gian đào tạo định kỳ cho một số lĩnh vực mà cấp trên giao, thời gian không có định khi cần đào tạo gấp cho nhân viên một nghiệp vụ nào đó…
- Ngân sách:
Các doanh nghiệp thƣờng có quỹ đầu tƣ phát triển và kinh phí cho đào tạo và phát triển cán bộ quản lý đƣợc trích ra từ đây. Tuỳ thuộc vào quy mô và tình trạng hoạt động của doanh nghiệp mà quỹ này có tỷ trọng lớn hay nhỏ. Vì kinh
phí cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một loại chi phí nên phải đƣợc dự tính ở mức độ hợp lý mà doanh nghiệp có thể chấp nhận đƣợc. Kinh phí đào tạo phụ thuộc vào nhu cầu đào tạo, mục tiêu đào tạo, phƣơng pháp đào tạo và nó cũng quyết định đến phần nào đến kết quả của chƣơng trình đào tạo. Do vậy nó phải ở mức hợp lý chứ không thể quá thấp làm ảnh hƣởng đến kết quả đào tạo.
Ngân sách cho việc đào tạo hay còn gọi là kinh phí đào tạo bao gồm: + Tiền lƣơng cho ngƣời đƣợcđào tạo.
+ Thù lao cho giảng viên.
+ Chi phí giáo trình đào tạo, chi phí tài liệu phụ đạo và chi phí lắp đặt, in ấn, phôtocopy.
+ Chi phí thuê địa điểm đào tạo.
+ Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị cơ sở hạ tầng, chi phí sửa chữa và tu dƣỡng hàng ngày.
+ Chi phí giao thông phát sinh từ việc đào tạo. + Chi phí ăn ở, điện thoại phát sinh từ việc đào tạo. + Các chi phí khác.
Ngoài ra còn có chi phí cơ hội: Là chi phí cơ hội đào tạo, nghĩa là những tổn thất vô hình cho tổ chức do nguồn tài nguyên và thời gian vì dùng cho việc đào tạo nên không thể dùng cho hoạt động khác.
- Địa điểm: Là nơi việc đào tạo đƣợc diễn ra, tùy theo từng doanh nghiệp mà địa điểm đào tạo đƣợc lựa chọn một cách phù hợp nhất, có thể là tổ chức đào tạo mời giáo viên đến cơ sở của doanh nghiệp để đào tạo, hoặc đối tƣợng đào tạo đến các cơ sở đào tạo, trung tâm đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp, cũng có thể là doanh nghiệp thuê cơ sở để mời giáo viên đến dạy cho các đối tƣợng đào tạo trong doanh nghiệp.
Các giảng viên tham gia giảng dạy có thể là của doanh nghiệp hoặc đi thuê bên ngoài, việc lựa chọn giảng viên phụ thuộc vào số lƣợng các học viên, phƣơng pháp đào tạo... Việc chọn lựa giảng viên cho chƣơng trình đào tạo là một trong những việc quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của mỗi chƣơng trình đào tạo. Các giảng viên đƣợc lựa chọn dựa vào trình độ chuyên môn, khả năng sƣ phạm, kinh nghiệm, uy tín và đối với hình thức đào tạo trong công việc thì ngƣời giảng viên còn phải là ngƣời có kỹ năng tốt trong thực hiện công việc, giỏi chuyên môn.
Giảng viên là ngƣời lao động trong doanh nghiệp mặc dù họ có kỹ năng và kinh nghiệm trong thực hiện công việc nhƣng có thể họ chƣa có khả năng sƣ phạm. Do vậy họ cần đƣợc đào tạo để biết cách tổ chức các kiến thức kỹ năng sẽ truyền đạt cho học viên một cách hợp lý, nâng cao kết quả đào tạo. Khi doanh nghiệp đi thuê các giảng viên giảng dạy bên ngoài thì việc đào tạo họ cũng rất cần thiết, để họ có thể nắm bắt đƣợc các điều kiện và yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp, từ đó họ lựa chọn kiến thức và phƣơng pháp truyền đạt phù hợp.
Muốn công tác đào tạo phát triển đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi thì tổ chức cần phải hết sức quan tâm đến việc tuyển chọn cơ sở đào tạo và đội ngũ giáo viên đảm nhận công tác giảng dạy.
Việc lựa chọn cơ sở đào tạo và giáo viên đào tạo cần đƣợc xác định trên các nội dung sau:
- Dựa vào chƣơng trình đào tạo: chƣơng trình đào tạo bên trong hay bên ngoài.
- Dựa vào nội dung đào tạo.
- Kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên. - Nội dung đào tạo của cơ sở đào tạo