Phương pháp duy vật biện chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 46)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

2.1. Phƣơng pháp luận

2.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng

Phép biện chứng duy vật là phương pháp cơ bản của Chủ nghĩa Mác -Lênin được sử dụng với nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có ngành quản lý kinh tế. Phương pháp này đòi hỏi khi xem xét các hiện tượng, các quá trình nghiên cứu phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thường xuyên vận động, phát triển không ngừng chứ không bất biến. Quá trình phát triển là quá trình tích lũy về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Phép duy vật biện chứng tuân thủ nguyên tắc vật chất quyết định ý thức, vì vậy cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế gắn liền với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Từ nội dung và yêu cầu của phương pháp duy vật biện chứng, đề tài nghiên cứu vấn đề “Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bình Liêu” phải đặt trong sự phát triển KT-XH nói chung, sự vận động của nông thôn với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của giai đoạn từ 2011 - 2015, định hướng đến 2020.

Mối quan hệ mật thiết giữa cơ chế chính sách của Nhà nước tác động đến người nông dân qua đó làm thay đổi đời sống vật chất, tính thần, văn hóa của nhân dân trong việc thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nó thể hiện một chính sách đúng đắn của nhà nước huy động được sự đoàn kết, ủng hộ và tham gia củangười dân trong việc cải thiện rõ nét đời sống của người dân vùng nông thônnhằm phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trong mỗi nội dung của đề tài, luôn được nghiên cứu gắn với từng vấn đề cụ thể đặc điểm thế mạnh phát triển của địa phương là một huyện miền núi nằm trong số những huyện nghèo nhất cả nước trình độ phát triển kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế.

Đề tài “Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh” thông qua phép duy vật biện chứng trình bày một cách có hệ thống các phạm trù và những quy luật chung về sự phát triển của kinh tế xã hội của huyện gắn với quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn rút ra những giải pháp chỉ đạo hoạt động của con người về vấn đề này. Quá trình nghiên cứu này được thể hiện:

Một là, vấn đề chính sách đào tao nghề cho lao động nông thôn vừa mang tính phổ biến vì nó là vấn đề cơ bản của tất cả các địa phương nhưng nó cũng là vấn đề đặc thù của mỗi địa phương vì điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tập quán sinh hoạt của mỗi vùng miền địa phương khác nhau. Áp dụng quan điểm này cần phải xây dựng quan điểm toàn diện và phù hợp, sử dụng đồng bộ các phương pháp, biện pháp, các phương tiện để giải quyết vấn đề. Thực hiện chính sách chung toàn diện và chính sách có trọng điểm, vừa chú ý giải quyết mặt tổng thể, vừa lựa chọn những vấn đề trọng tâm liên quan đến xây dựng và phát triển nông thôn để tạo đà cho sự quản lý có hiệu quả các vấn đề khác.

Hai là, nguyên lý về tính phát triển của thế giới được thể hiện qua sự vận động, biến đổi không ngừng và đều có xu hướng phát triển, chuyển hóa. Đối với ban hành cơ chế chính sách tác động đến đời sống của người nông dân trên địa bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh cũng phải nắm được khuynh hướng vận động, biến đổi tương lai của nó, đồng thời nhận thức rõ phát triển là quá trình hoàn thiện các chính sách phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ trung ương đến địa phương theo hướng hợp lý hóa, thực tiễn hóa và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Bên cạnh đó cũng cần thấy rõ sự phát triển là quá trình đầy mâu thuẫn, sự ra đời của cái mới rất khó khăn và tất yếu phải có đấu tranh. Vì vậy, để chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đi vào đời sống của nhân dân đòi hỏi phải có sự kế thừa, phát huy cái mới, cái hợp lý để những chính sách này thực sự đi vào cuộc sống và góp phần vào việc nâng cao đời sống của người dân sự thực sự có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)