Điểm mạnh của thực thi chính sách đào tạo nghề cholao động nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 86 - 88)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

3.4.2. Điểm mạnh của thực thi chính sách đào tạo nghề cholao động nông

3.4.2.3. Về chuẩn bị triển khai chính sách

Ngay sau khi triển khai thực hiện Đề án 1956 của Chính phủ. UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo đề án, cũng như kiện toàn lại Ban khi có sự thay đổi cụ thể:

Ban hành Quyết định số: 819/QĐ-UBND ngày 24/5/2010 của UBND huyện Bình Liêu “Thành lập Ban chỉ đạo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bình Liêu giai đoạn 2010-2015, đến 2020” UBND huyện đã chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên trong Ban chỉ đạo, các phòng ban liên quan phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội căn cứ chức năng nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền và thực hiện.

Ngày 16/5/2011 UBND huyện ban hành Quyết định số 562/QĐ-UBND về quyết định kiện toàn lại Ban chỉ đạo thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bình Liêu giai đoạn 2010-2015, đến năm 2020.

Trên địa bàn huyện 08/08 xã, phường, thị trấn có lao động nông thôn đã thành lập Tổ công tác thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT để triển khai thực hiện.

3.4.2.4. Về chỉ đạo triển khai chính sách

Ban chỉ đạo cấp huyện hàng năm đều tổng hợp, định kỳ báo cáo UBND huyện và tham mưu cho UBND huyện báo cáo UBND tỉnh về tình hình triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT huyện Bình Liêu giai đoạn 2010-2015 đến năm 2020. Đồng thời phối hợp với cấp xã và các cơ quan liên quan trong chỉ đạo, triển khai thực hiện, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Đề án.

Ngoài việc chỉ đạo UBND các xã, thị trấn trong công tác tuyên truyền, quán triệt việc triển khai thực hiện Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện giao cho Phòng Lao động TB&XH hướng dẫn triển khai thực hiện công tác tuyên truyền.

Chất lượng giáo viên, người dạy nghề luôn được quân tâm đào tạo, bồi dưỡng. 100% giáo viên, người dạy nghề đủ điều kiện (có trình độ chuyên môn phù hợp với nghề dạy, có nghiệp vụ sư phạm nghề hoặc đã được bồi dưỡng kỹ năng dạy học) tham gia giảng dạy các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn.

Hầu hết các lớp dạy nghề cho LĐNT đã bám được mục tiêu Đề án 1956 là đào tạo nghề gắn với nhu cầu việc làm, giúp người dân có thêm kiến thức, kỹ năng đối với nghề được học nhằm nâng cao thu nhập cải thiện cuộc sống.

Học viên tham gia các lớp học nghề nhiệt tình hưởng ứng thực sự mong muốn có thêm kiến thức phát triển sản xuất kinh doanh vươn lên làm giàu, biết vận dụng kiến thức và kỹ năng được học để tự tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làm ra.

Nhiều lao động sau khi học xong đã tận dụng thời gian nhàn rỗi để làm ra sản phẩm nâng cao thêm thu nhập cho gia đình.

Công tác tuyên truyền chính sách về dạy nghề cho lao động nông thôn được thực hiện tốt, đang dạng về hình thức và nội dung tuyên truyền.

Công tác điều tra khảo sát lập kế hoạch hằng năm có sự phối hợp chặt chẽ từ cấp xã đến cấp huyện.

Hoạt động hỗ trợ lao động nông thôn học nghề được thực hiện đúng chính sách, các lớp dạy nghề cơ bản đúng đối tượng. Chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn được các cấp, các ngành và nhân dân hưởng ứng,trong tình trạng luôn hụt thu nhưng huyện cố gắng cân đối đảm bảo phần nào các nhiệm vụ đề ra.

Để xác định nhu cầu học nghề của LĐNT trên địa bàn huyện theo Quyết định 1956, hàng năm huyện đã chỉ đạo và hướng dẫn các xã, phường tiến hành khảo sát, đăng ký nhu cầu học cho lao động nông thôn trên địa bàn, đồng thời yêu cầu các đơn vị dạy nghề tiến hành rà soát các nghề có đủ điều kiện tham gia giảng dạy, báo cáo năng lực và đăng ký chi tiết nhu cầu dạy nghề của từng đơn vị.

Công tác phối hợp giữa các đơn vị có sự chuyển biến tích cực trong tham mưu và tổ chức thực hiện. Trong quá trình triển khai chính sách không phát sinh các xung đột lớn hoặc phực tạp cần phải can thiệp bởi cấp tỉnh.

3.4.2.5. Về kiểm soát thực hiện chính sách

Công tác kiểm soát thực hiện chính sách được quan tâm tổ chức thực hiện từ huyện đến xã. Thông qua chỉ đạo của UBND huyện và tham mưu của Phòng lao động, thương binh và xã hội đã xác lập được hệ thống thông tin phản hồi tương đối đầy đủ phụ vụ kịp thời cho việc điều hành và xem xét điều chỉnh chính sách.

UBND huyện thường xuyên thực hiện việc lồng ghép các hoạt động kiểm tra về công tác dạy nghề.

Việc phát hiện những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị các sáng kiến hoàn thiện, đổi mới đã góp phần cho đối tượng chính sách được mở rộng hơn, sát với tình hình thực tiễn địa phương.

Công tác giao ban, sơ kết, tổng kết được quan tâm tổ chức để kịp thời nắm bắt tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)