Điểm yếu tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cholao động nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 88 - 90)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

3.4.3. Điểm yếu tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cholao động nông

nông thôn của chính quyền huyện Bình Liêu

3.4.3.1. Về chuẩn bị triển khai chính sách

- Về bộ máy triển khai chính sách:

 Quy chế hoạt động và chức năng của Ban chỉ đạo cấp huyện và cấp xã chỉ mang tính hình thức, dù nhiệm vụ đã được phân công cụ thể nhưng trách nhiệm chưa cao, chưa sát với chức năng nhiệm vụ của từng thành viên. Từ đó vai trò của từng thành viên Ban chỉ đạo các cấp chưa được rõ nét, thụ động, chủ yếu là do cơ quan được giao chủ trì tham mưu, giúp việc thực hiện.

 Cán bộ quản lý ĐTN tại địa phương chưa đủ về số lượng, còn yếu về năng lực quản lý nhất là am hiểu chính sách ĐTN và những quy định thực thi chính sách.

 Việc lập kế hoạch ĐNT cho LĐNT vẫn chưa sát với điều kiện của huyện và nhu cầu học nghề của người lao động. Không dư báo được tình trạng lao động tham gia học nghề, không theo hết khóa học vẫn còn diễn ra; việc phân bổ kinh phí thực hiện ĐTN cho LĐNT đôi lúc còn muộn, nên việc tổ chức đào tạo vào thời điểm không thuận lợi cho lao động tham gia học nghề( vào thời điểm mùa vụ)...

 Có quá nhiều chính sách, chương trình trùng mục tiêu cùng thực hiện trên một địa bàn; cơ chế lồng ghép các nguồn vốn còn nhiều bất cập, đặc biệt là các xã chưa chủ động thực hiện lồng ghép dẫn tới đầu tư dàn trải, phân tán, hkos điều hành tập trung thông nhất. Công tác chỉ đạo điều hành, phối hợp thực hiện đối với một số chính sách, dự án chương trình mục tiêu quốc gia còn hạn chế.

 Việc hướng dẫn triển khai các chính sách của Trung ương và của tỉnh trên địa bàn huyên chưa kịp thời, chưa đảm bảo đầy đủ nội dung hướng dẫn.

 Chất lượng và nội dung tập huấn có lúc, có nơi còn sơ sài, chưa kịp thời và hiệu quả như mong muốn.

 Việc xây dựng cac chỉ tiêu và tổ chức đào tạo nghề còn chạy theo số lượng, chưa thực sự chú trọng đến chất lượng và giải quyết việc làm sau đào tạo.

3.4.3.2. Về chỉ đạo triển khai chính sách

- Truyền thông cơ sở: mặc dù chính quyền huyện đã đa dạng hóa các hình thức truyền thông nhưng nội dung truyền thông còn sơ sài, thông tin hạn chế và lặp đi lặp lại và chưa phù hợp với đặc điểm từng đơn vị.

- Trong tổ chức thực thi kế hoạch, một số bộ phận cán bộ và giáo viên chưa đủ trình độ tay nghề khi giảng dạy và truyền đạt kinh nghiệm, dẫn đến một số nghề chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, chất lượng đào tạo điều kiện gắn kết giữa doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề hạn chế.

- Việc vận hành các quỹ còn cứng nhắc, rập khuôn nên chưa thu hút được các nghệ nhân, chuyên gia giỏi tham gia dạy nghề; chưa thu hút người học.

- Kinh phí bố trí cho điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, cũng như kinh phí để tư vấn học nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế

- Công tác phối hợp giữa các ngành, đơn vị, đoàn thể chưa chủ động, còn phụ thuộc nhiều vào sự chỉ đạo của tỉnh và huyện.

3.4.3.3. Về kiểm soát thực hiện chính sách

- Quản lý và theo dõi chất lượng dạy nghề tại cơ sở đào tạo có lúc, có nơi còn bị buông lỏng.

- Kiểm soát sự thực hiện các hoạt động chính sách đào tạo nghề chưa được thực hiện thường xuyên (Hoạt động tuyên truyền, hoạt động tư vấn...).

- Các công cụ kiểm soát thực hiện chính sách còn nhiều hạn chế, chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm soát việc thực hiện các chỉ tiêu, kinh phí, đầu vào, đầu ra của người học nghề; đặc biệt là theo dõi, quan lý được số người tìm kiếm được việc làm sau học nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)