CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện thực thi chính sách đào tạo nghề cholao động
4.2.3. Hoàn thiện kiểm soát sự thực hiện chính sách
4.2.3.1. Hoàn thiện hệ thống thông tin phản hồi về quá trình và kết quả thực hiện chính sách
- Để khác phục tình trang báo cáo không đúng kỳ theo quy định, UBND huyện cần chấn chỉnh công tác thông tin, báo cáo đinh kỳ và đột xuất đảm bảo việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, khách quan để kịp thời giải quyết những vướng mắc, những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai chính sách.
- Chỉ đạo Phòng lao động, thương binh và xã hội phối hợp với UBND các xã khảo sát thông tin phản hồi từ các đối tượng thụ hưởng chính sách để phát hiện và xử lý cán bộ, tổ chức có hành vi sách nhiễu, thiếu trách nhiệm trong việc tiếp xúc, tuyên truyền chủ trương chính sách pháp luật cho nhân dân và gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân khi cần giải quyết các thủ tục có liên quan đến thực hiện chính sách này.
- Đẩy mạnh việc lắng nghe tâm tư nguyện vọng của cử tri tại các cuộc tiếp xúc cử tri để kiến nghị với cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý. Kịp thời tiếp nhận, xem xét chỉ đạo xử lý dứt điểm các kiến nghị sau giám sát của các đoàn giám sát.
4.2.3.2. Đổi mới giám sát và đánh giá
- Giai đoạn 2011 – 2015, việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương về công tác đào tạo nghề cho LĐNT chủ yếu dựa trên báo cáo của các đơn vị. Vì vậy, trong giai đoạn tới cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất việc thực thi chính sách đào tạo nghề cho LĐNT, đặc biệt là giám sát, kiểm tra các hoạt động dạy nghề phải được thực hiện thường xuyên ở tất cả các “khâu”.
- Tăng cường kiểm soát các nội dung: Công tác lập kế hoạch, phân bổ chỉ tiêu và ký hợp đồng đặt hàng dạy nghề, công tác tuyến sinh và mở lớp, chương trình và thời gian địa điểm đặt lớp học, chất lượng dạy và học, quản lý sử dụng hệ thống sổ sách biểu mẫu dạy và học, việc sử dụng thanh quyết toán kinh phí, chất lượng tay nghề sau đào tạo nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về dạy nghề; đồng thời, nâng cao chất lượng đầu ra về trình độ tay nghề LĐNT.
- Để việc dạy nghề đạt hiệu quả cao cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các ngành chuyên môn, cấp huyện, xã trong quá trình thực hiện đào tạo nghề; các đơn vị dạy nghề cũng nâng cao công tác kiểm tra, giám sát, không được khoán trắng việc quản lý lớp cho giáo viên.
- Thường xuyên cập nhật những tồn tại, vướng mắc, yếu kém của cơ sở dạy nghề và bất cập, khó khăn của người học, những quy trình, chính sách không phù hợp để kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Nâng cao chất lượng đánh giá hiệu lực của chính sách: chỉ đạo việc thu thập thông tin và ban hành các tiêu chí đánh giá để xem xét sự tác động, sự ảnh hưởng, sự cần thiết của chính sách đó đã góp phần tạo nên sự chuyển biến thế nào đối với diện mạo của nông thôn, đối với chủ trương công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
- Nông cao chất lượng đánh giá hiệu lực của chính sách: Việc thực hiện chính sách nhằm đạt được các mục tiêu theo thiết kế ban đầu của đề án, tuy nhiên chính quyền huyện phải nhìn nhận quá trình tổ chức thực thi ở góc độhiệu quả kinh
tế và hiệu quả xã hội thông qua đánh giá khách quan, chính xác của những cơ quan chuyên môn độc lập như kiểm toán, tổ chức tư vấn đánh giá. . . Chính sách đào tạo nghề cho LĐNT chỉ thành công nếu nó đạt được mục tiêu đề ra về mặt kinh tế và đồng thời góp phần từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động – việc làm, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, đảm bảo an sinh – phúc lợi xã hội.
- Các chính sách đào tạo nghề cho LĐNT phải được công khai, minh bạch và phải thực hiện nhất quán cho mọi chủ thể có điều kiện tham gia vào công tác đào tạo nghề và học nghề. Xem xét chính sách này đã thực sự mở đường cho LĐNT tham gia học tập và các thành phần khác như giáo viên, cơ sở dạy nghề khi tham gia đao tạo nghề cho LĐNT được hưởng những ưu đãi nhất định từ nhà nước, các doanh nghiệp được cung ứng lực lượng lao động có tay nghề giảm bớt được chi phí đào tạo, các cơ quan quản lý thuận lợi hơn trong việc điều hành kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội, thực hiện các quy hoạch và kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới chưa để từ đó tạo ra sự đồng thuận, tin tưởng và ủng hộ chính sách này của Nhà nước.
4.2.3.3. Điều chỉnh và đưa ra sáng kiến đổi mới chính sách đào tạo nghề
- Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo cần theo dõi và đánh giá kịp thời, chính xác hơn số ngươi tìm kiếm được việc làm sau học nghề để đánh giá được một cách khách quan, thực chất tác động của dạy nghề tại các địa phương trong toàn tỉnh, từ đó nghiên cứu, điều chỉnh chính sách đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh trong giai đoạn tới.
- Ưu tiên cân đối các nguồn lực địa phương để hoàn thành dứt điểm việc đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho cơ sở dạy nghề công lập. Ban hành kế hoạch đạo tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cả giai đoạn và hàng năm và bố trí đủ kinh phí để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng giảng dạy, quản lý.