Về thực trạng triển khai chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 60 - 71)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

3.3. Thực trạng thực thi chính sách đào tạo nghề cholao động nông thôn của

3.3.1. Về thực trạng triển khai chính sách

3.3.1.1. Thực trạng bộ máy tổ chức thực thi chính sách (a) . Cơ cấu tổ chức

Trên cơ sở quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành của Trung ương và của tỉnh, huyện Bình Liêu đã xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn như sau:

(Nguồn: Tác giả căn cứ vào quyết định số 819/QĐ-UBND ngày 24/5/2010

của UBND huyện Bình Liêu)

Sơ đồ 2.1: Bộ máy thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2015

Như vậy, cơ cấu tổ chức bộ máy thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2015 so với 2010 đã có sự thay đổi rõ rệt. Trước đây (năm 2010), Giám đốc trung tâm dạy nghề huyện không có trong thành phần bộ máy ban chỉ đạo nhưng do tình hình và điều kiện thực tế chính quyền huyện Bình Liêu đã điều chỉnh và bổ sung để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

Năm 2010 chính quyền huyện Bình Liêu cũng đã thành lập tổ thường trực giúp việc cho ban chỉ đạo như sơ đồ 2.2.

HĐND huyện Bình Liêu

UBND huyện Bình Liêu

Trƣởng Ban chỉ đạo huyện

(Phó chủ tịch UBND huyện) Phó trƣởng Ban chỉ đạo huyện(Trưởng phòng LĐTB&XH huyện) Thành viênTrưởng phòng, phó Trưởng phòng các phòng chuyên môn trực thuộc

UIBND huyện

Phó trƣởng Ban chỉ đạo huyện(GĐ Trung tâm dạy nghề

huyện)

Thành viênGiám đốc

ngân hàng CSXH huyện Bình Liêu

Thành viênChủ tịch

Hội nông dân huyện, Chủ tịch Hội liên hiệp

phụ nữ huyện, Bí thư huyện đoàn

(Nguồn: Tác giả dựa vào Quyết định số 819/QĐ-UBND ngày 24/5/2010 của UBND huyện Bình Liêu)

Sơ đồ 2.2: Tổ thƣờng trực giúp việc cho ban chỉ đạo huyện Bình Liêu giai đoạn 2011-2015

- Hội đồng nhân dân huyện Bình Liêu: trên cơ sở chỉ đạo của tỉnh, HĐND

huyện Bình Liêu cũng đã ban hành các Nghị quyết về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng qua năm 2013, 2014, 2015, trong đó chỉ tiêu về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thường trực HĐND, các ban HĐND và các đại biểu tổ chức kiểm tra, giám sát UBND cùng cấp và các cơ quan liên quan thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tổ chức tiếp xúc cử tri, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri về vấn đề này.

- Ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu: Ban hành Kế hoạch triển khai Nghị

quyết của HĐND tỉnh về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn; xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm; chỉ đạo các cơ quan tuyên truyền phát chuyên mục về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đôn đốc, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình thực hiện chính sách gửi Sở LĐ – TBXH để tổng hợp , báo cáo UBND tỉnh.

Tổ trƣởngTrưởng phòng

LĐTB&XH

Tổ phóPhó Trưởng phòng

LĐTB&XH

Tổ phó (GĐ Trung tâm dạy

nghề huyện) Tổ Viên Phó trưởng phòng Nội vụ Tổ Viên Phó trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch Tổ ViênPhó trưởng phòng Nông nghiệp vàPTNT

- Ban chỉ đạo thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bình Liêu: Do UBND huyện Bình Liêu thành lập, là cơ quan giúp việc cho

UBND huyện điều hành thực thi chính sách. Trưởng ban chỉ đạo là phó Chủ tịch UBND huyện, phó ban thường trực là Trưởng phòng LĐ – TBXH và Giám đốc trung tâm dạy nghề, thành viên là các phòng, đơn vị: nội vụ, văn hóa – thông tin, giáo dục, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương, tài chính – kế hoạch, Hội nông dân, Hội phụ nữ huyện, Ngân hàng Chính sách huyện. Ban chỉ đạo đã thực hiện việc tham mưu, đề xuất với Chủ tịch UBND huyện về phương hướng, cơ chế, chính sách và các giải pháp thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Giúp Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các phòng, ban, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch và các hoạt động của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Giúp Chủ tịch UBND huyện tổ chức triển khai, giám sát và đánh giá việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn cụ thể: (i) Tổ chức quán triệt nắm vững chỉ đạo, mục tiêu, phạm vi, đối tượng, các giải pháp thực hiện chính sách đến các cấp, các ngành và người lao động; (ii) Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn; (iii) Đảm bảo thực hiện đúng chế độ chính sách, đối tượng và mục tiêu của địa phương trên cơ sở tổ chức tốt các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn; (iv) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, phản ánh kịp thời những thuận lợi khó khăn trong quá trình triển khai chính sách để có biện pháp khắc phục.

- Các phòng, ban, đơn vị có liên quan:

Phòng lao động, thương binh và xã hội: Là cơ quan thường trực, dự toán

nhu cầu kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn hàng năm, 5 năm; tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi phòng tài chính – kế hoạch trình UBND huyện đưa vào dự toán ngân sách Nhà nước; hỗ trợ, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND cấp xã dự kiến nhu cầu học nghề và kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn hàng năm, trình UBND huyện duyệt; thay mặt UBND huyện quản lý nhà nước về hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn; kiểm tra , giám sát tình hình

thực hiện chính sách; địnhkỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Trưởng ban chỉ đạo; UBND huyện và Sở Lao dộng, TB&XH.

Phòng nội vụ: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế

hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí hàng năm, 5 năm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, gửi Phòng lao động, thương binh và xã hội để tổng hợp trình UBND huyện; Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trên địa bàn huyện; Phối hợp với Phòng lao động, thương binh và xã hội và các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện.

Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với Phòng

lao động, thương binh và xã hội lập kế hoạch về nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề, xây dựng danh mục các nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên cần đào tạo, phù hợp với lao động nông thôn trên địa bàn huyện; Chủ trì phối hợp với các phòng, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện thí điểm triển khai thí điểm hình thức học nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; Phối hợp với Phòng lao động, thương binh và xã hội kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề nông nghiệp cho LĐNT cho địa bàn huyện.

Phòng công thương: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên

quan khảo sát nhu cầu sử dụng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn huyện, gửi Phòng lao động, thương binh và xã hội để tổng hợp, trình UBND huyện; hướng dẫn các xã khai thác thông tin thị trường hàng hóa của lao động nông thôn trên các kênh thông tin về tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa; hỗ trợ việc thiêu thụ sản phẩm nông nghiệp v.v...

Phòng tài chính – kế hoạch: Cân đối ngân sách, tham mưu cho UBND huyện ban hành cơ chế thực hiện chính sách; hướng dẫn quản lý tài chính; kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách trên địa bàn.

Phòng giáo dục – đào tạo: Phối hợp với Phòng lao động, thương binh và

xã hội tổ chức triển khai việc nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có thái độ đúng

đắn về việc học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề sau phổ thông. Có kế hoạch tư vấn việc phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông tham gia học nghề để lập thân, lập nghiệp; chỉ đạo các trường học thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về dạy nghề cho học sinh.

Phòng văn hóa – thông tin: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường hoạt động thông tin tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa kinh tế - xã hội, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, của cán bộ công chức và người lao động về vai trò của đào tạo nghề đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn.

Ngân hàng chính sách huyện: chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tạo điều kiện

thuận lợi cho học sinh, sinh viên học nghề và lao động nông thôn nói chung, lao động nông thôn sau khi học nghề nói riêng được vay vốn theo quy định.

Ủy ban nhân dân cấp xã: Phối hợp với Phòng lao động, thương binh và xã

hội và các đơn vị liên quan thực hiện kế hoạch dạy nghề của huyện phù hợp với chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; Trực tiếp điều tra, khảo sát thống kê nhu cầu học nghề của LĐNT trên địa bàn quản lý; Tạo điều kiện cho các đơn vị triển khai các lớp dạy nghề theo hướng linh hoạt về thời gian, địa điểm; đa dạng về phương thức tổ chức và thuận lợi về trình độ học vấn, điều kiện kinh tế cho lao động nông thôn (học nghề theo hình thức kèm cặp trong các hộ gia đình, làng nghề tại địa phương); Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách dạy nghề cho các đối tượng được hưởng chính sách ở địa phương, đảm bảo chính sách được thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng; Xây dựng và phát triển các mô hình dạy nghề có chất lượng, hiệu quả; Gắn với việc làm hoặc nâng cao năng suất lao động cho người học.

Các tố chức chính trị - xã hội của huyện ( Hội nông dân, Hội liêp hiệp

phụ nữ huyện, Huyện đoàn): Chủ trì tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động thanh niên tham gia học nghề; tư vấn về dạy nghề, việc làm cho thanh niên; tham gia dạy nghề và giám sát tình hình thực hiện chính sách ở các xã, thị trấn.

Trung tâm dạy nghề huyện: tham gia tuyên truyền, thống kê, cập nhật thông tin, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện Đề án; Tổ chức triển khai các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện theo Quyết định 1956.

Tổ thường trực giúp việc ban chỉ đạo huyện Bình Liêu: tham mưu, đề

xuất với Ban chỉ đạo về phương hướng, cơ chế, chính sách và các giải pháp thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tham mưu Ban chỉ đạo huyện chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các phòng, ban, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch và các hoạt động của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tham mưu Ban chỉ đạo huyện tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.

(b) . Về tình hình nhân lực trong bộ máy triển khai chính sách

Mặc dù UBND huyện đã thành lập và kiện toàn lại Ban chỉ đạo, tuy nhiên do thành viên ban chỉ đạo chủ yếu kiêm nhiệm nên hoạt động của Ban chỉ đạo còn mang tính hình thức, việc phối hợp giữa các thành viên còn chưa chủ động nên chất lượng hoạt động còn nhiều hạn chế bất cập.

Biên chế của Trung tâm dạy nghề huyện Bình Liêu còn thiếu, chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên của Trung tâm còn chưa đầy đủ.

3.3.1.2. Thực trạng lập kế hoạch triển khai chính sách

- Lập kế hoạch đào tạo nghề trên địa bàn huyện Bình Liêu cả giai đoạn, 5 năm và hàng năm:

Năm 2011, UBND huyện Bình Liêu đã giao Phòng lao động, thương binh và xã hội chủ trì, phối hợp với các phòng, ban chức năng và các đơn vị liên quan tiến hành điều tra, khảo sát tại tất cả các xã và thị trấn để qua đó nắm bắt tình hình và nhu cầu thực tế tại địa phương để trên cơ sở đó dự báo nhu cầu học nghề trên địa bàn huyện như sau:

Bảng 2.1: Kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 2011 – 2020 cho lao động nông thôn của huyện Bình Liêu phân theo nghề đào tạo

ĐVT: người

STT Nội dung

Các năm cụ thể Giai đoạn 2011 - 2015 Giai đoạn 2016- 2020 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng cộng 230 230 230 230 230 1150 1323 I Dạy nghề nông nghiệp 132 122 128 126 121 629 609 1 Nuôi trồng thủy sản nước ngọt 42 34 45 42 41 204 180

2 Chăn nuôi gia

súc gia cầm 45 48 50 52 45 240 220 3 Khuyến nông- lâm 45 40 33 32 35 185 209 II Dạy nghề phi nông nghiệp 98 108 102 104 109 521 714 1 Khai thác mỏ 30 20 22 14 10 96 70 2 Y Học 20 20 20 20 30 110 180 3 Điện tử 22 30 20 20 20 112 120 4 Kinh doanh – dịch vụ 20 28 20 25 24 117 160 5 Xây dựng dân dụng 6 10 10 10 10 46 74 6 Lái xe B2 0 0 10 15 15 40 110

Bảng 2.2: Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Bình Liêu giai đoạn 2011 – 2020 phân theo thời gian và trình độ đào tạo

ĐVT: người

STT Nội dung

Các năm cụ thể Giai đoạn 2011- 2015 Giai đoạn 2016- 2020 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng cộng 230 230 230 230 230 1150 1323 I Dạy nghề nông nghiệp 132 122 128 126 121 629 609 1 Dưới 3 tháng 90 80 85 85 75 415 255 2 Sơ cấp 42 42 43 41 38 206 354 II Dạy nghề phi nông nghiệp 98 108 102 104 109 521 714 1 Dưới 3 tháng 26 38 33 33 45 175 231 2 Sơ cấp 72 70 69 71 64 346 483

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo của huyện qua các năm)

- Kế hoạch xây dựng mô hình việc làm sau đào tạo: dự kiến giai đoạn 2011 – 2015 xây dựng được 25 mô hình việc làm sau đào tạo.

- Kế hoạch hỗ trợ tạo việc làm sau đào tạo của chính quyền huyện Bình Liêu giai đoạn 2011 – 2015: hỗ trợ tạo việc làm cho600lao động nông thôn sau đào tạo.

- Kế hoạch đào tạo và tuyển dụng giáo viên của chính quyền huyện Bình Liêu giai đoạn 2011 – 2015 cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn: dự kiến bổ sung 03 cán bộ cơ hữu và 05 giáo viên, người có tay nghề tại trung tâm.

- Kế hoạch phát triển chương trình, giáo dục học liệu dạy nghề của chính quyền huyện Bình Liêu giai đoạn 2011 – 2015: xây dựng và ban hành 12 bộ chương trình, giáo trình học liệu nhằm đáp ứng nhu cầu dạy nghề nông thôn, trong đó: lĩnh vực trồng trọt 03 bộ, lĩnh vực chăn nuôi 03 bộ và lĩnh vực phi nông nghiệp 6 bộ.

- Kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nghề: bố trí tối thiểu một cán bộ chuyên trách theo dõi về dạy nghề thuộc Phòng lao động, thương binh và xã hội. Bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm việc làm cho lao động nông thôn.

- Kế hoạch tập huấn cho cán bộ chính quyền huyện Bình Liêu giai đoạn 2011 – 2015: tổ chức 10 lớp tập huấn cho 50 lượt cán bộ tham gia.

- Kế hoạch phát triển các cơ sở dạy nghề của chính quyền huyện Bình Liêu giai đoạn 2011 – 2015: đặt hàng 200 lao động đến các cơ sở dạy nghề/cơ sở sản xuất kính doanh uy tín để học nghề. Đầu tư, hỗ trợ trang thiết bị trang thiết bị cho các cơ sở nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

- Về công tác tuyển sinh: cơ sở dạy nghề thực hiện việc phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, tư vấn học nghề, tổng hợp danh sách học viên học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)